TIN LIÊN QUAN | |
Triển khai có hiệu quả công tác hội nhập quốc tế về chính trị - quốc phòng - an ninh | |
Khai giảng lớp cập nhật kiến thức hội nhập quốc tế cho cán bộ ngoại vụ địa phương |
Trong nửa ngày làm việc, các phóng viên đã được giới thiệu và cập nhật nhiều kiến thức mới nhất về vấn đề hội nhập và UNESCO. Phát biểu khai mạc Hội nghị, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế, Bộ Thông tin và Truyền thông Phan Thảo Nguyên nhấn mạnh, mục đích của Hội nghị là tạo diễn đàn để các phóng viên cơ hội gặp gỡ các cơ quan Bộ, ngành chuyên gia trong nước và quốc tế, qua đó có những bài viết, thông tin mang tính hiệu quả và thuyết phục hơn đối với xã hội và công chúng.
Tạo đồng thuận về chủ trương hội nhập
Bộ Thông tin và Truyền thông được Chính phủ giao nhiệm vụ chủ trì cung cấp thông tin cho báo chí nhằm giúp các cơ quan truyền thông tuyên truyền sâu rộng và lan tỏa đến cộng đồng, đến mọi tầng lớp trong xã hội, để có được sự đồng thuận của toàn xã hội về chủ trương hội nhập quốc tế.
Tại đây, Phó Vụ trưởng Vụ Thông tin báo chí Bộ Ngoại giao Ngô Toàn Thắng đã cung cấp cho các phóng viên về tình hình thế giới, khu vực và công tác đối ngoại của Đảng và nhà nước từ đầu năm 2018 đến nay. Ông Ngô Toàn Thắng cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2018, công tác triển khai chính sách đối ngoại của Việt Nam tiếp tục chủ trương đa dạng hóa và đã tận dụng mọi cơ hội để nâng cao, thúc đẩy đưa các quan hệ song phương đi vào chiều sâu, tận dụng các diễn đàn đa phương để nâng cao vị thế của Việt Nam.
Phó Vụ trưởng Vụ Thông tin báo chí Bộ Ngoại giao Ngô Toàn Thắng thuyết trình tại Hội nghị. (Ảnh: T.P) |
Theo ông Ngô Toàn Thắng, hiện nay báo điện tử và mạng xã hội ở Việt Nam rất phong phú và có khả năng tiếp cận rộng rãi đến đông đảo người đọc. Nhấn mạnh đến vài trò của các phóng viên, ông Ngô Toàn Thắng cho rằng, việc kiểm chứng thông tin và đưa thông tin chính xác trong tình hình thế giới hiện nay rất quan trọng.
Thông tin cho báo chí về chủ đề hội nhập, bà Lâm Thị Quỳnh Anh – Trưởng phòng Hội nhập kinh tế quốc tế trong nước, Ban Chỉ đạo Liên ngành Hội nhập quốc tế và Kinh tế, Bộ Công thương cho biết, chủ trương hội nhập của Việt Nam hiện nay là hội nhập toàn diện, với 3 trụ cột gồm: hội nhập quốc tế về kinh tế; hội nhập quốc tế về chính trị, an ninh, quốc phòng; hội nhập quốc tế về văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ và giáo dục, đào tạo.
Bà Lâm Thị Quỳnh Anh khẳng định, hội nhập kinh tế là trọng tâm và hội nhập trong các lĩnh vực khác phải tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế và góp phần tích cực vào phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng, bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, thúc đẩy phát triển văn hóa, xã hội. Tuy nhiên, hội nhập trong các lĩnh vực phải được thực hiện đồng bộ trong một chiến lược hội hập quốc tế tổng thể với lộ trình, bước đi phù hợp với điều kiện thực tế và năng lực của đất nước.
Cho rằng, hội nhập là sự nghiệp toàn dân, bà Quỳnh Anh cũng nhấn mạnh, hội nhập gắn kết chặt chẽ với việc tăng cường mức độ liên kết giữa các vùng miền, khu vực trong nước; tạo cơ chế chính sách để các địa phương phát huy các thế mạnh tương đối của mình trong tương quan đối với các địa phương khác. Bên cạnh đó, việc khuyến khích và tạo điều kiện cho các địa phương chủ động tích cực tham gia hội nhập quốc tế cũng sẽ giúp thực hiện các mục tiêu phát triển của địa phương và thúc đẩy hội nhập xuyên biên với các nước láng giềng.
Thúc đẩy du lịch và khẳng định giá trị di sản UNESCO
Với chủ đề này, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Tổng cục Du lịch Việt Nam, Bộ Văn hóa – Thể thao & Du lịch Trần Phú Cường giới thiệu tới các phóng viên về kế hoạch Việt Nam đăng cai tổ chức Diễn đàn Du lịch ASEAN (ATF), dự kiến diễn ra tại Quảng Ninh vào tháng 1/2019. Đây là sự kiện thường niên quan trọng nhất của hợp tác ASEAN về Du lịch.
Toàn cảnh Hội nghị. (Ảnh: T.P) |
Theo đó, trong khuôn khổ ATF sẽ diễn ra các Hội nghị Bộ trưởng Du lịch, Hội chợ Du lịch TRAVEX cùng nhiều sự kiện bên lề khác. Đây là các hoạt động quan trọng, nhằm trao đổi thông tin, phương hướng hợp tác, tăng cường hiệu quả hợp tác du lịch trong khu vực đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành du lịch ASEAN, hướng tới mục tiêu phát triển ASEAN thành một điểm đến chung, hấp dẫn đối với du khách quốc tế, đồng thời góp phần thúc đẩy trao đổi khách du lịch nội khối.
Ông Trần Phú Cường cho rằng, ATF 2019 là cơ hội để nước chủ nhà Việt Nam khẳng định và nâng cao vai trò, vị thế trong hợp tác du lịch khu vực, đồng thời giới thiệu hình ảnh, đất nước, con người và du lịch Việt Nam tới bạn bè quốc tế, tạo ấn tượng tốt đẹp cho các đại biểu tham dự.
Ngoài ra, Hội chợ du lịch TRAVEX sẽ tạo cơ hội gặp gỡ giao thương cho các doanh nghiệp làm du lịch trong nước, với các đối tác từ thị trường khách du lịch trọng điểm, tăng cường hội nhập du lịch và đầu tư, thương mại.
Tại Hội nghị, các phóng viên cũng đã được Trưởng phòng Khoa học, Đào tạo và Hợp tác quốc tế, Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản Nguyễn Đại Trung cập nhật thêm thông tin về Công viên địa chất non nước Cao Bằng – Công viên địa chất toàn cầu UNESCO thứ 5 của Đông Nam Á và thứ 2 của Việt Nam, vừa được UNESCO công nhận.
Giới thiệu về Nghệ thuật Bài chòi - Di sản văn hóa phi vật thể mới được UNESCO công nhận, Nhà nghiên cứu âm nhạc Đặng Hoành Loan - Trưởng ban biên tập tạp chí Âm nhạc, Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam cũng khẳng định những giá trị to của những di sản quý giá này nếu được gìn giữ và quảng bá tích cực ra thế giới.
Dấu son mới trên hành trình hội nhập văn hóa Cùng với các di sản khác đã được UNESCO công nhận, Nghệ thuật Bài Chòi là dấu son mới trên hành trình hội nhập với ... |
Nghệ thuật Bài Chòi đón bằng Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại Hôm nay (ngày 5/5), tại TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định đã diễn ra Lễ đón bằng UNESCO ghi danh “Nghệ thuật bài chòi Trung ... |
Hội nhập - nếu làm nửa vời chúng ta sẽ thất bại Sáng 20/12, Diễn đàn Hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam 2017 với chủ đề “Tăng cường động lực cho giai đoạn phát triển ... |