Câu chuyện văn hoá và vấn đề bản quyền nhìn từ huyền thoại Doraemon

Phương Lan
Sáng nay, 22/9, Tọa đàm "Từ Đôrêmon tới Doraemon: Bản quyền truyện tranh ở Việt Nam qua ba thập kỷ" đã diễn ra tại Viện Văn hoá Nghệ thuật quốc gia Việt Nam (VICAS).
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Tọa đàm thu hút sự tham gia của nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu về công nghiệp văn hóa, đại diện các đơn vị xuất bản ở Việt Nam, đại diện các không gian sáng tạo, người thực hành văn hoá và sáng tạo ở Việt Nam, cùng đông đảo khán giả yêu thích bộ truyện tranh nổi tiếng Doraemon.

Câu chuyện văn hoá và vấn đề bản quyền nhìn từ huyền thoại Doraemon
Toàn cảnh Tọa đàm. (Ảnh: Phương Lan)
Tin liên quan
Hành trình 30 năm mèo máy Doraemon ở Việt Nam Hành trình 30 năm mèo máy Doraemon ở Việt Nam

Tọa đàm là chương trình hợp tác giữa VICAS và các đối tác là Nhà xuất bản Kim Đồng, Lân Tinh Foundation nhằm kỷ niệm hơn 30 năm bộ truyện Doraemon hiện diện ở Việt Nam.

Tham dự tọa đàm có PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương – Viện trưởng VICAS; TS Nguyễn Thị Thu Hà – Giám đốc Trung tâm Phát triển công nghiệp văn hóa và Nghệ thuật đương đại, cùng các diễn giả uy tín như: TS Alisa Freedman, GS Văn hóa đại chúng và Văn học Nhật Bản tại Đại học Oregon, Hoa Kỳ; nhà nghiên cứu truyện tranh Nguyễn Anh Tuấn (bút danh ChuKim); biên tập viên Lê Phương Liên – người biên tập bộ Đôrêmon phiên bản đời đầu; biên tập viên Đặng Cao Cường, Trưởng Ban biên tập truyện tranh, Nhà xuất bản Kim Đồng.

Phát biểu khai mạc tọa đàm, PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương chia sẻ: “Trong nhiều năm qua, VICAS luôn theo đuổi mục tiêu hỗ trợ tối đa cho sự phát triển văn hoá, nghệ thuật và sáng tạo Việt Nam.

Từ năm 2010 tới nay, Viện chúng tôi cũng là một đơn vị nghiên cứu và tư vấn chính sách và chiến lược của Việt Nam đối với các ngành công nghiệp văn hóa và sáng tạo, trong đó, ngành xuất bản là một trong 12 ngành công nghiệp văn hóa đã được xác định trong phạm vi của Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 theo Quyết định số 1755/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành vào ngày 8/9/2016".

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương, trong suốt quá trình hoạt động nghiên cứu và tư vấn chính sách của Viện về văn hóa - nghệ thuật nói chung và các ngành công nghiệp văn hóa nói riêng, VICAS luôn cố gắng tham gia vào các chương trình, hoạt động gắn với thực tiễn phát triển của ngành để có được những đánh giá sát với thực tiễn, từ đó các đề xuất chính sách có cơ sở khoa học và thực tiễn hơn.

Tọa đàm này là một hoạt động ý nghĩa trong nỗ lực chung đó nhằm thúc đẩy sự hiểu biết và chia sẻ kiến thức về bảo vệ và khai thác sở hữu trí tuệ, quyền tác giả và quyền liên quan trong lĩnh vực xuất bản.

Câu chuyện văn hoá và vấn đề bản quyền nhìn từ huyền thoại Doraemon
PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương - Viện trưởng VICAS phát biểu tại tọa đàm. (Ảnh: Phương Lan)

Các trao đổi của các diễn giả tại tọa đàm đã mang đến cho khán giả cái nhìn tổng quan về quá trình xuất bản truyện tranh Đôrêmon hay Doraemon ở Việt Nam; việc biên tập và xuất bản bộ truyện tại Việt Nam trong thời kỳ đầu và hiện nay; những thành công của bộ truyện nổi tiếng này sau hơn 30 năm có mặt ở Việt Nam.

Biên tập viên Lê Phương Liên - người biên tập bộ Đôrêmon phiên bản đời đầu, cho biết: “Khi chúng tôi thực hiện biên tập những tập đầu tiên của Đôrêmon chưa có bản quyền, chúng tôi như trong một hòn đảo cô đơn. Khi ấy, mục đích xuất bản duy nhất là thu hút sự yêu thích của trẻ em Việt Nam và làm thế nào để lời tranh tuyệt vời nhất, sáng tạo, hấp dẫn nhất".

Chia sẻ kinh nghiệm cá nhân trong việc biên tập và xuất bản Đôrêmon, bà Lê Phương Liên cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của sự sáng tạo trong quá trình chuyển thể nội dung từ nguyên tác.

Theo biên tập viên Đặng Cao Cường, Trưởng Ban biên tập truyện tranh, Nhà xuất bản Kim Đồng, năm 1992 là một dấu mốc quan trọng đối với thế giới truyện tranh ở Việt Nam khi Nhà xuất bản Kim Đồng đưa Doraemon về Việt Nam.

Một làn sóng truyện tranh giải trí hấp dẫn đã cuốn hút cả phía các nhà xuất bản và phía độc giả. Tuy nhiên, truyện tranh và phim hoạt hình khi đó ở Việt Nam còn phát triển tự phát, vì thế vấn đề bản quyền còn lơi lỏng. Việc Nhà xuất bản Kim Đồng mua bản quyền cho bộ truyện tranh Doraemon đã tạo ra những đột phá cho vấn đề bản quyền xuất bản.

Theo GS Alisa Freedman - chuyên gia nghiên cứu văn học và văn hóa Nhật Bản từ Đại học Oregon, thái độ của cộng đồng thường rất quyết liệt trước những hiện tượng xuất bản không bản quyền. Chính phủ Nhật đã có những cơ chế chính sách chuyên biệt để phát triển văn hóa đại chúng trở thành những sản phẩm văn hóa và lan tỏa toàn cầu.

Chính vì thế, Manga (truyện tranh) và Anime (phim hoạt hình được chuyển thể từ Manga) tại Nhật Bản có cơ hội phát triển và có sức ảnh hưởng mạnh mẽ, lan tỏa đến nhiều lĩnh vực văn hóa khác.

Doraemon là một trong những bộ truyện tranh được đông đảo cộng đồng yêu thích, nhân vật Doraemon nổi tiếng hơn ở Việt Nam so với bất kỳ quốc gia nào ngoài Nhật Bản. Cũng nhờ đó mà văn hóa Nhật Bản được biết đến trên khắp thế giới, như một hình thức “quyền lực mềm” giúp xứ sở hoa anh đào cải thiện hình ảnh trên trường quốc tế.

Cũng tại tọa đàm, nhà nghiên cứu truyện tranh Nguyễn Anh Tuấn đã chia sẻ các khía cạnh pháp lý liên quan đến bản quyền truyện tranh, góp phần làm rõ những thách thức mà ngành công nghiệp truyện tranh Việt Nam đang phải đối mặt.

Để xây dựng một nền tảng công nghiệp văn hóa từ phim hoạt hình và truyện tranh, trước hết phải thay đổi tư duy đó là thể loại dành cho trẻ con. Nếu cứ định vị như thế, loại hình này sẽ gặp rất nhiều rào cản.

Câu chuyện văn hoá và vấn đề bản quyền nhìn từ huyền thoại Doraemon
Tọa đàm thu hút sự tham gia của nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu về công nghiệp văn hóa, đại diện các đơn vị xuất bản ở Việt Nam... (Ảnh: Phương Lan)

Tại tọa đàm, khán giả tích cực tham gia vào phần hỏi đáp, bày tỏ sự quan tâm về việc bảo vệ bản quyền tác phẩm sáng tạo. Nhiều ý kiến cho rằng cần có những chính sách rõ ràng và hiệu quả hơn để hỗ trợ các tác giả và nhà xuất bản.

Sự kiện khép lại với những suy nghĩ sâu sắc về tương lai của ngành công nghiệp truyện tranh Việt Nam nói riêng và công nghiệp văn hóa nói chung, khuyến khích sự phát triển bền vững thông qua việc tôn trọng và bảo vệ bản quyền.

Có thể nói, Đôrêmon hay Doraemon không chỉ là câu chuyện giải trí, mà phía sau nó còn là câu chuyện của văn hóa đại chúng, của cách làm công nghiệp văn hóa và tư duy quản lý của những người làm công tác quản lý Nhà nước về văn hóa.

Mở ra nhiều cơ hội hợp tác du lịch-điện ảnh giữa Việt Nam và Mỹ

Mở ra nhiều cơ hội hợp tác du lịch-điện ảnh giữa Việt Nam và Mỹ

Chương trình xúc tiến du lịch-điện ảnh Việt Nam tại Mỹ sẽ được tổ chức từ ngày 23-25/9, tại thành phố San Francisco và thành ...

Thúc đẩy hợp tác văn hóa Việt-Nga tại diễn đàn quốc tế ở St. Petersburg

Thúc đẩy hợp tác văn hóa Việt-Nga tại diễn đàn quốc tế ở St. Petersburg

Nhận lời mời của Bộ trưởng Bộ Văn hóa Liên bang Nga O.B. Liubimova, đoàn Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam ...

Hành trình 30 năm mèo máy Doraemon ở Việt Nam

Hành trình 30 năm mèo máy Doraemon ở Việt Nam

Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam (VICAS) phối hợp cùng Nhà xuất bản Kim Đồng và Lân Tinh Foundation giới thiệu triển ...

Nghệ sĩ không nhận thù lao trong các chương trình nghệ thuật ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng do bão lũ

Nghệ sĩ không nhận thù lao trong các chương trình nghệ thuật ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng do bão lũ

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã ban hành Kế hoạch tổ chức các chương trình nghệ thuật quyên góp, ủng hộ đồng ...

Đọc sách khiến xa rời thực tế?

Đọc sách khiến xa rời thực tế?

Xã hội không khỏi hốt hoảng khi một người nổi tiếng phát ngôn trong cuộc thi nhan sắc cho rằng bản thân là người thực ...

Bài viết cùng chủ đề

Ngoại giao văn hóa

Xem nhiều

Đọc thêm

Tin bão gần Biển Đông: Bão Usagi trên vùng biển phía Bắc đảo Luzon, Philippines; sẽ đi vào phía Đông Bắc Biển Đông

Tin bão gần Biển Đông: Bão Usagi trên vùng biển phía Bắc đảo Luzon, Philippines; sẽ đi vào phía Đông Bắc Biển Đông

Hồi 19h ngày 14/11, vị trí tâm bão Usagi ở vào khoảng 18,5 độ vĩ Bắc; 121,6 độ kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc đảo Luzon (Philippines).
Tin thế giới 14/11:  Malaysia phản đối luật biển mới của Philippines, Quân đội Israel tổn thất lớn ở Lebanon, ông Trump ‘chốt’ vị trí Ngoại trưởng

Tin thế giới 14/11: Malaysia phản đối luật biển mới của Philippines, Quân đội Israel tổn thất lớn ở Lebanon, ông Trump ‘chốt’ vị trí Ngoại trưởng

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Việt Nam - Brazil: Bện chặt thêm sợi dây liên kết từ rất sớm giữa hai dân tộc

Việt Nam - Brazil: Bện chặt thêm sợi dây liên kết từ rất sớm giữa hai dân tộc

'Sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh đến Brazil 112 năm trước chính là biểu tượng cho sợi dây liên kết từ rất sớm giữa hai dân tộc. Dù cách ...
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Đại sứ Brazil Marco Farani: Ngạc nhiên thấy một Việt Nam hoàn toàn mới

Đại sứ Brazil Marco Farani: Ngạc nhiên thấy một Việt Nam hoàn toàn mới

Đại sứ Brazil chia sẻ với Thế giới và Việt Nam trước chuyến tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 của Thủ tướng Phạm Minh Chính theo lời mời của ...
Nghệ sĩ Trấn Thành trải lòng về dự án phim 'Bộ tứ báo thủ'

Nghệ sĩ Trấn Thành trải lòng về dự án phim 'Bộ tứ báo thủ'

Trở lại với vai diễn hài trong phim 'Bộ tứ báo thủ', Trấn Thành nhuộm da đen, đội mũ, mặc áo họa tiết hoa lá, màu sặc sỡ.
Trải nghiệm suối nước nóng - điểm đến lý tưởng mùa Thu Đông tại xứ Đài

Trải nghiệm suối nước nóng - điểm đến lý tưởng mùa Thu Đông tại xứ Đài

Đảo Đài Loan (Trung Quốc) gây ấn tượng bởi văn hóa đặc sắc, thiên nhiên phong phú và là 'thiên đường suối nước nóng' nhờ vào địa hình đặc biệt.
Du lịch Hoà Bình: Tận hưởng cảnh sắc yên bình ở bản Ngòi Hoa

Du lịch Hoà Bình: Tận hưởng cảnh sắc yên bình ở bản Ngòi Hoa

Nằm bên vịnh Ngòi Hoa và những tán rừng nguyên sinh thăm thẳm, thiên nhiên còn 'trao tặng' bản Ngòi Hoa (Hoà Bình) bầu không khí mát dịu, trong lành.
Sắp diễn ra Festival Gạch gốm đỏ - Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long lần I năm 2024

Sắp diễn ra Festival Gạch gốm đỏ - Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long lần I năm 2024

Trong 1 tuần, Festival Gạch gốm đỏ - Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long lần I năm 2024 sẽ diễn ra nhiều hoạt động đa dạng và đặc sắc.
Check-in ‘mỏ vàng đen’ ở đảo ngọc Phú Quốc

Check-in ‘mỏ vàng đen’ ở đảo ngọc Phú Quốc

Sở dĩ Phú Quốc mang danh 'thiên đương hồ tiêu' bởi đây là vựa tiêu lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long. Tiêu được ví như 'vàng đen' của huyện đảo...
Khách quốc tế đến Việt Nam tăng 41,3% so cùng kỳ năm trước

Khách quốc tế đến Việt Nam tăng 41,3% so cùng kỳ năm trước

Tính riêng tháng 10, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt 1,42 triệu lượt khách, tăng gần 28% so với cùng kỳ năm 2023.
Dịch vụ du lịch xa xỉ ở Nam Cực

Dịch vụ du lịch xa xỉ ở Nam Cực

Du khách đến Nam Cực được ở trong các phòng hạng sang trên các con tàu lớn, dịch vụ ăn uống cao cấp, có cả spa.
Nghiên cứu xây dựng Bảo tàng Quốc gia 'Ký ức chiến tranh và khát vọng hòa bình'

Nghiên cứu xây dựng Bảo tàng Quốc gia 'Ký ức chiến tranh và khát vọng hòa bình'

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã có Công văn gửi UBND tỉnh Quảng Trị về việc xây dựng Bảo tàng Quốc gia 'Ký ức chiến tranh và khát vọng hòa bình'.
Theo dấu chân Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Trung Quốc

Theo dấu chân Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Trung Quốc

Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức trưng bày chuyên đề 'Dấu chân Hồ Chí Minh ở Trung Quốc'.
Sôi nổi hoạt động kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh

Sôi nổi hoạt động kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh

Từ 11-30/11, nhiều hoạt động được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của ...
Kết nối di sản và thể thao Golf tại Ninh Bình

Kết nối di sản và thể thao Golf tại Ninh Bình

Giải Golf di sản lần thứ nhất - Ninh Bình năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 31/11-1/12.
Quảng bá di sản văn hóa Việt Nam tại Liên hoan phim quốc tế Hà Nội

Quảng bá di sản văn hóa Việt Nam tại Liên hoan phim quốc tế Hà Nội

Viện Phim Việt Nam tổ chức triển lãm 'Các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận – Trải nghiệm qua các thước phim điện ảnh' từ ngày 7-11/11.
Bảo tồn, phát huy di sản văn hoá gắn với phát triển du lịch: Bài học kinh nghiệm từ Hàn Quốc

Bảo tồn, phát huy di sản văn hoá gắn với phát triển du lịch: Bài học kinh nghiệm từ Hàn Quốc

Với bề dày lịch sử khoảng 5.000 năm, Hàn Quốc hiện là một trong những quốc gia đi đầu trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Phiên bản di động