‘Cây cầu’ Caucasus và tính toán của Tổng thống Putin trong quan hệ với Trung Đông

TGVN. Trang mạng Geopoliticalfutures vừa đăng tải bài viết "Vai trò của khu vực Caucasus trong chiến lược Trung Đông của Nga", với nội dung xoay quanh việc giữa lúc căng thẳng leo thang tại vùng Vịnh Persian và cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ vào miền Bắc Syria, Tổng thống Nga Vladimir Putin đang cố gắng hết sức để không đốt cháy bất kỳ cây cầu nối nào tại Trung Đông.     
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
cay cau caucasus va tinh toan cua tong thong putin trong quan he voi trung dong Nga với Trung Đông: Thay thời, đổi thế
cay cau caucasus va tinh toan cua tong thong putin trong quan he voi trung dong Tổng thống Putin: Nga có thứ vũ khí còn vượt trội hơn vũ khí siêu âm
cay cau caucasus va tinh toan cua tong thong putin trong quan he voi trung dong
Tổng thống Nga Vladimir Putin với Quốc vương Saudi Arabia Salman tại Riyadh. (Nguồn: Reuter)

Tuần trước, ông Putin đã đến thăm Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và tuần này ông đã gặp Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tại Sochi.

Đến nay, Điện Kremlin đã nỗ lực để duy trì mối quan hệ tốt với tất cả các bên liên quan đến bất ổn, nhưng để tiếp tục thực hiện chính sách đó, Nga cần sự giúp đỡ của các đồng minh thân cận nhất tại Bắc Caucasus.

Tuy nhiên, chính sách này sẽ đặt nước Nga vào một tình thế thận trọng. Nga đang cố gắng chơi với tất cả các bên, muốn khẳng định là đối tác với nhiều nước, kể cả những nước có lợi ích xung đột với nhau. Nga có nhiều lợi ích tại Trung Đông, nhưng quan trọng nhất là duy trì ổn định tại khu vực này, chủ yếu vì không muốn bất ổn tại Trung Đông lây lan đến Trung Á và Caucasus - khu vực mà Nga hết sức quan ngại đối với an ninh quốc gia.

Sự nhạy cảm của Caucasus

Bắc Caucasus là một trong những khu vực bất ổn nhất tại Nga. Dân số tại khu vực này đa dạng, nhiều tộc người và phụ thuộc lớn vào hỗ trợ tài chính từ Moscow. Không có sự hỗ trợ đó, Điện Kremlin sẽ khó khăn hơn trong việc kiểm soát khu vực này của đất nước.

Việc khoảng cách địa lý và tôn giáo tương đối gần của Caucasus với Trung Đông làm gia tăng nguy cơ chủ nghĩa bạo lực cực đoan sẽ lan tới lãnh thổ Nga. Nhiều tay súng tham gia tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng có nguồn gốc từ Bắc Caucasus và các nước Trung Á, những nước có biên giới với Nga.

Nga muốn có tiếng nói trong tình hình tại Bắc Syria và Vịnh Persian sẽ diễn biến như thế nào. Nga không muốn bị lôi kéo vào một cuộc xung đột quân sự khác, cuộc xung đột vừa đắt đỏ, vừa không được dân chúng ủng hộ và còn có thể phá hủy mối quan hệ với một số đối tác của Nga tại khu vực.

Thay vào đó, Nga muốn đóng vai trò trung gian - vấn đề đòi hỏi hành động cân bằng thận trọng. Tại vùng Vịnh Persian, Nga tăng cường quan hệ với Saudi Arabia và Iran, mặc dù hai nước này đối địch nhau trong nhiều năm và Saudi cáo buộc Iran đứng sau cuộc tấn công vào các cơ sở dầu mỏ của nước này trong tháng trước.

Điện Kremlin đã thành công trong việc quản lý mối quan hệ với tất cả các bên bằng việc sử dụng các lãnh đạo từ Bắc Caucasus, bao gồm lãnh đạo người Chechnya Ramzan Kadyrov để xây dựng quan hệ trên khắp Trung Đông.

Ông Kadyrov, người tháp tùng Tổng thống Putin đến Saudi Arabia và UAE vào tuần trước, là một đồng minh quan trọng của Tổng thống Nga. Ông duy trì kiểm soát Chechnya và giữ cho nước cộng hòa này ổn định. Đổi lại, ông Kadyrov bảo đảm sự trợ cấp quan trọng cho Chechnya từ Điện Kremlin (Chechnya nằm trong 5 khu vực được Nga trợ cấp nhiều nhất).

Những năm gần đây, Chechnya đã thu hút đầu tư từ các nhà tài phiệt Arab. UAE đã đầu tư 350 triệu USD vào khu vực này, các quỹ hỗ trợ các dự án như khách sạn 5 sao tại Grozny được gọi là The Local - một trung tâm mua sắm lớn và tổ hợp cao tầng Akhmat Tower.

Saudi Arabia cũng đã đầu tư vào các dự án tại đây, trong đó có chương trình nuôi cừu tại các dãy núi Chechnya. Trên thực tế, Chechnya là khu vực duy nhất tại Bắc Caucasus đã thành công trong thu hút đầu tư nước ngoài, chủ yếu bởi vì mối quan hệ của ông Kadyrov đối với các nhà đầu tư tại Trung Đông.

cay cau caucasus va tinh toan cua tong thong putin trong quan he voi trung dong
Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. (Nguồn: Getty Images)

Ông này còn đến thăm UAE, Saudi Arabia và Bahrain nhiều lần trong suốt khoảng thời gian đứng đầu Chechnya, thậm chí gặp Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman trong chuyến thăm của Tổng thống Putin tới vương quốc này vào tuần trước.

Những mối quan hệ cá nhân này là một phần trong chiến lược của Điện Kremlin nhằm giành lấy các đồng minh tại Trung Đông. Vì vậy, trong khi Moscow tiếp tục ủng hộ Iran công khai, ông Kadyrov vẫn hợp tác thuận lợi với Saudi, cho phép Điện Kremlin có nhiều không gian để hành động tại khu vực.

Nga là quốc gia đáng tin cậy

Nga đã nỗ lực để can dự vào nhiều cuộc xung đột tại khu vực mà không phá hủy quan hệ với các đối tác chủ chốt. Moscow làm việc này bằng cách dựa vào sự hợp tác của các nước cộng hòa tại Bắc Caucasus và định hình Nga như một quốc gia trung gian hòa giải trong cuộc chiến tranh Syria và cuộc khủng hoảng tại Vịnh Persian và sẽ tiếp tục hành động nhiều như có thể giữa các bên đối nghịch trong các cuộc xung đột này.

Theo Wu Yihong, thành viên của Trung tâm phân tích Taihe ngày 24/10 chia sẻ với đài Sputnik, chính vì những chiến lược trên, vai trò của Nga trong vấn đề đảm bảo an ninh và ổn định ở Trung Đông đang không ngừng tăng lên.

Nằm trong nỗ lực giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ trong giải quyết tình hình ở Syria, ngày 15/10, hai Tổng thống Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã ký một bản ghi nhớ quy định về việc đưa quân cảnh Nga và lực lượng biên phòng Syria tới vùng biên giới Syria - Thổ Nhĩ Kỳ, bên ngoài khu vực chiến dịch của Thổ Nhĩ Kỳ.

Hồi đầu tháng 10, Tổng thống Putin đã đến thăm Saudi Arabia, mang về hơn 20 thỏa thuận hợp tác song phương và bản ghi nhớ trong các lĩnh vực như năng lượng, truyền thông, đầu tư, hàng không dân dụng, truyền thông và nghiên cứu không gian. Sau đó, nhà lãnh đạo Nga đã thăm UAE, thảo luận về hợp tác trong ngành vũ trụ, năng lượng và du lịch, đồng thời ký kết các thỏa thuận trị giá 1,4 tỷ USD.

Theo ông Wu Yihong, Tổng thống Putin đã tận dụng sự nghi ngại ngày càng tăng giữa Mỹ và các đồng minh ở Trung Đông để chứng minh rằng, Nga là một quốc gia đáng tin cậy, có khả năng thực hiện những hành động cụ thể để hỗ trợ các đồng minh của mình.

“Tổng thống Trump tuyên bố rút quân đội Mỹ khỏi Syria, trong khi đó, ngược lại, Nga đang tích cực vào Trung Đông, điều này sẽ thúc đẩy Saudi Arabia, Ai Cập, UAE, Qatar và các nước Arab khác giữ vị thế độc lập và cân bằng hơn đối với các cường quốc”, ông Wu nói.

cay cau caucasus va tinh toan cua tong thong putin trong quan he voi trung dong

Củng cố vai trò ở Trung Đông, Nga cho thấy có thể tạo ra hòa bình hoặc chiến tranh

TGVN. Theo những nguồn tin thân cận với Điện Kremlin, cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ vào lãnh thổ Syria là cơ hội để ...

cay cau caucasus va tinh toan cua tong thong putin trong quan he voi trung dong

Cơ hội và rủi ro đối với Tổng thống Nga khi muốn gia tăng vai trò tại Trung Đông

TGVN. Các nguồn thân cận với Điện Kremlin nhận định, chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria là một cơ hội cho Tổng ...

cay cau caucasus va tinh toan cua tong thong putin trong quan he voi trung dong

Chuyên gia phân tích lý do Mỹ điều quân tới Trung Đông

TGVN. Chuyên gia Vladimir Bruter thuộc Viện Nghiên cứu chính trị- Nhân văn quốc tế (Nga) đã bình luận về tuyên bố của người đứng ...

(theo Sputnik)

Bài viết cùng chủ đề

Chảo lửa Trung Đông

Đọc thêm

Diệp Thị Hương xuất sắc giành huy chương vàng giải Canoe vô địch châu Á 2024

Diệp Thị Hương xuất sắc giành huy chương vàng giải Canoe vô địch châu Á 2024

Sáng 19/4, tay chèo Diệp Thị Hương xuất sắc giành HCV nội dung C1 nữ 500m tại Giải canoe vô địch châu Á năm 2024, đang diễn ra tại Nhật ...
Dầu Nga bán ra ào ạt; Thụy Điển 'tố' Moscow sử dụng tàu cũ, vi phạm quy tắc hàng hải

Dầu Nga bán ra ào ạt; Thụy Điển 'tố' Moscow sử dụng tàu cũ, vi phạm quy tắc hàng hải

Hãng Bloomberg đưa tin, xuất khẩu dầu từ các cảng lớn của Nga đã tăng lên 3,95 triệu thùng/ngày trong tuần tính đến ngày 14/4.
EU cảnh báo Trung Đông đang 'bên miệng hố chiến tranh', quyết đạt mục tiêu quan trọng ở Dải Gaza

EU cảnh báo Trung Đông đang 'bên miệng hố chiến tranh', quyết đạt mục tiêu quan trọng ở Dải Gaza

Thảm họa nhân đạo vẫn tiếp diễn ở Trung Đông, vì vậy, EU cho rằng, cần phải yêu cầu Israel có phản ứng kiềm chế trước cuộc tấn công của ...
Lưu Diệc Phi nhan sắc quyến rũ sau khi giảm cân bằng phương pháp nhịn ăn gián đoạn

Lưu Diệc Phi nhan sắc quyến rũ sau khi giảm cân bằng phương pháp nhịn ăn gián đoạn

Kết hợp nhịn ăn gián đoạn với tập yoga và các bài tập giảm mỡ bụng, nữ diễn viên Lưu Diệc Phi giảm 6 kg, khoe vóc dáng thon gọn, ...
Camera trên iPhone 16 Pro sẽ có nâng cấp mang tính đột phá

Camera trên iPhone 16 Pro sẽ có nâng cấp mang tính đột phá

Mặc dù iPhone 16 Pro chưa ra mắt, nhưng đã có hàng loạt tin tức rò rỉ về mẫu iPhone mới xuất hiện trên các trang mạng xã hội.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 20/4 và sáng 21/4: Lịch thi đấu VCK U23 châu Á 2024 - U23 Malaysia vs U23 Việt Nam; Cup FA - Man City vs Chelsea

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 20/4 và sáng 21/4: Lịch thi đấu VCK U23 châu Á 2024 - U23 Malaysia vs U23 Việt Nam; Cup FA - Man City vs Chelsea

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 20/4 và sáng 21/4: Lịch thi đấu VCK U23 châu Á 2024 - U23 Malaysia vs U23 Việt Nam; Serie A - Empoli ...
EU cảnh báo Trung Đông đang 'bên miệng hố chiến tranh', quyết đạt mục tiêu quan trọng ở Dải Gaza

EU cảnh báo Trung Đông đang 'bên miệng hố chiến tranh', quyết đạt mục tiêu quan trọng ở Dải Gaza

Thảm họa nhân đạo vẫn tiếp diễn ở Trung Đông, vì vậy, EU cho rằng, cần phải yêu cầu Israel có phản ứng kiềm chế trước cuộc tấn công của Iran.
Truyền thông Mỹ: Israel tấn công tên lửa vào Iran

Truyền thông Mỹ: Israel tấn công tên lửa vào Iran

Tối 18/4 theo giờ địa phương (tức sáng 19/4 theo giờ Hà Nội), tên lửa của Israel đã tấn công một địa điểm tại Iran.
Hamas sẵn sàng từ bỏ một thứ quan trọng và chấp nhận Nhà nước Palestine độc lập theo điều kiện này

Hamas sẵn sàng từ bỏ một thứ quan trọng và chấp nhận Nhà nước Palestine độc lập theo điều kiện này

Hamas sẵn sàng giải tán cánh vũ trang, tiếp tục là đảng chính trị sau khi công nhận Nhà nước Palestine độc lập dựa trên đường biên giới năm 1967.
Một quốc gia lo thế giới phân tâm với Ukraine; CIA cảnh báo Kiev sẽ thua; G7-NATO gấp rút hành động

Một quốc gia lo thế giới phân tâm với Ukraine; CIA cảnh báo Kiev sẽ thua; G7-NATO gấp rút hành động

Lithuania lo ngại rằng, căng thẳng Trung Đông sẽ khiến quốc tế bị phân tán sự chú ý vào Ukraine, trong khi Kiev đang lâm vào cảnh thiếu vũ khí.
Iran tố G7 'mâu thuẫn', cảnh báo Israel sẽ 'hối tiếc' nếu phiêu lưu quân sự

Iran tố G7 'mâu thuẫn', cảnh báo Israel sẽ 'hối tiếc' nếu phiêu lưu quân sự

Iran khẳng định sẽ không ngần ngại đưa ra phản ứng 'quyết đoán, gây hối tiếc và răn đe' để bảo vệ an ninh và lợi ích quốc gia nếu Israel trả đũa.
Mỹ lại chặn HĐBA thông qua việc Palestine làm thành viên LHQ

Mỹ lại chặn HĐBA thông qua việc Palestine làm thành viên LHQ

Mỹ phủ quyết bản dự thảo nghị quyết của Liên hợp quốc với nội dung mở đường cho Palestine trở thành thành viên đầy đủ của cơ quan này.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Phiên bản di động