TIN LIÊN QUAN | |
Vụ án “Cách mạng Pháp” | |
Gặp nhà văn hóa tuổi bách niên |
Có lần đoàn Quỹ Văn hóa Thụy Điển – Việt Nam mang một chiếc trống đồng tái tạo về cung tiến cho đền thờ Thần Đồng Cổ ở Đan Nê, Thanh Hóa. Đền ở nơi bán sơn địa, có đồi cây vách đá, cảnh thật đẹp. Tiếc thay, đường vào trồng một loại cây xén tỉa hình tháp hiện đại như cây trồng trong vườn Le Nôtre ở Cung điện Versailles bên Pháp, phá mất tính Việt Nam ở những nơi linh thiêng. Cứ như ăn cơm nắm chấm bơ Tây! Tại sao không để nguyên những cây trồng ở đình chùa, lăng tẩm như đa, đề, thông và nhất là đại.
Đại là cây cảnh đẹp, ở miền Bắc trước đây chỉ trồng ở đình chùa... |
Tôi giữ mãi trong ký ức xa xưa, thời thanh niên đi thăm lăng Gia Long ở Huế. Một buổi chiều tà, trên sân rêu phủ, mấy gốc đại tàn lá giơ lên trời những cành cây khô như những búp tay cầu nguyện trong không gian tĩnh mịch. Cây không lá cũng gợi hình ảnh cây nến nhiều ngọn.
Cây đại ở miền Nam và miền Trung còn gọi là cây sứ. Vì hay trồng ở đền chùa nên tiếng Anh, ngoài từ Frangipani còn gọi là cây đền miếu (temple tree). Tiếng Pháp là Frangi panier. Hoa đại tiếng Chăm là Champaka có nghĩa là “hoa người Champa”. Từ cuối thế kỷ thứ IX, vương quốc Chiêm Thành (trước đó có tên là Lâm Ấp, Hoàn Vương) mới lấy tên là Champa cũng là tên của một miền ở Ấn Độ.
Cây đại thuộc họ trúc đào (apocynaceae), lá dài, to và dày, mọc so le, thường tụ ở đầu cành, hình mác đầu nhọn, xanh sẫm mặt trên, xanh nhạt mặt dưới, gân hình lông chim. Đông y dùng nước ép lá đại tươi làm chất kháng khuẩn. Cây đại cao từ ba đến bảy mét. Thân đứng, phân thành hai hoặc ba cành to. Cành mập, dễ gãy, màu nâu xám, mang nhiều vết sẹo lá nên sần sùi như da người hủi. Phải chăng vì thế mà cây đại còn có tên là sứ cùi (bệnh cùi là bệnh hủi) và có câu chuyện mà tôi nghe được không rõ nguồn gốc: Có người bị hủi, cầu Phật, chữa khỏi thành cây đại, da sần sùi nhưng hoa tinh khiết.
Vỏ và rễ ngâm rượu chữa được chân răng sưng đau. Vỏ đại có tác dụng kích thích nhuận tràng, tẩy xổ, hạ sốt và hạ đường huyết. Vỏ sắc hoặc hãm uống cũng có tác dụng chữa phù thận. Rễ đại có tác dụng tẩy mạnh và độc đối với loài vật. Vỏ rễ sao vàng hay phơi nắng để dành được.
Cây đại gốc ở Mexico là cây nhiệt đới nên ở ta không trồng được ở các vùng núi cao lạnh như Sapa chẳng hạn. Cây ưa ánh sáng, chịu được khô hạn, ít phải chăm sóc, không có sâu bệnh. Cây trồng bằng cành, ở phía Bắc, rụng lá vào mùa Đông, quả thường không đậu. Ở miền Nam, những cây lớn đôi khi có quả. Quả khi chín màu đen nâu, hạt thuôn có cánh mỏng.
Toàn cây có mủ trắng. Nhựa mủ có tác dụng gây sung huyết da, nếu dùng liều lớn có thể gây ngộ độc. Nhựa mủ bôi ngoài chữa sưng tấy, mụn nhọt, chai chân. Hoa đại nở mùa hè, cây trồng một năm đã có hoa. Cây càng lớn càng có nhiều hoa. Cụm hoa mọc ở đầu cành, trên một cành mập, phân nhánh từ hai đến ba lần. Hoa có năm cánh, màu trắng ở phía ngoài, phần trong vàng nhạt, mùi thơm thanh tịnh. Hoa rụng sớm, có khi hàng loạt, phủ đầy sân. Có loại hoa đỏ nữa. Dưới ánh nắng Hè, hoa đại nở trắng xóa trông rất nghiêm, lạnh. Hoa đẹp và thơm nên trước đây các cô gái Huế thường cài lên mái tóc thề. Ở miền Bắc không có thói quen ấy vì hoa đại của cây thiêng, chỉ dùng làm hoa cúng. Ở cửa các chùa miền Nam thường bán những tràng hoa đại để dâng cúng.
Đại là cây cảnh đẹp, ở miền Bắc trước đây chỉ trồng ở đình chùa hoặc công sở Pháp, nhà riêng ít dám trồng vì sợ cây thiêng. Trong Nam thì có tục trồng cây sứ hoa đỏ làm cảnh trong chậu. Từ khi thống nhất đất nước, miền Bắc cũng bắt chước trồng, chơi chậu hoa đại.
Hoa dùng trong Đông y, nói chung hoa có vị ngọt, có tác dụng tiêu đờm, trừ ho, thanh nhiệt, trừ thấp… Dịch chiết hoa đại tiêm tĩnh mạch trên chuột bạch, chó và thỏ đều có tác dụng hạ huyết. Nó còn làm giảm sức co bóp ở tim ếch. Tinh dầu hoa có tác dụng chống nấm. Ở Ấn Độ, người ta nhai hoa đại với trầu không để hạ sốt. Ở Lào, bác sĩ Vison đã dùng nước sắc hoa đại chữa một số trường hợp viêm tắc động mạch. Người dân Campuchia thì dùng hoa đại chữa hắc lào. Những tác dụng của cây đại trên đây là dựa theo tài liệu của Nhà xuất bản Y học.
Hội ngộ văn hóa trong “ngôi nhà đối ngoại” ngày Xuân Ngày 15/1, tại Hà Nội, Quỹ Từ thiện Văn hóa Hà Nội, NXB Thế giới và Hội những người bạn di sản Việt Nam (FVH) ... |
Không khí thiền môn Cách trung tâm Hà Nội chục cây số, có chùa Bảo Tháp bên dòng sông Nhuệ, nằm trên đất hoa sen (Liên Hoa) trải dài ... |
Lên Đồng Văn Mèo Vạc Sau hai mươi sáu năm bôn ba hải ngoại, anh Nguyễn Khắc Viện về nước đã đi khắp mọi nơi từ Bắc chí Nam để ... |