"Cây" quan hệ Nga-Trung: Đã đến lúc hái quả?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng quan hệ hợp tác Nga - Trung "đóng vai trò rất quan trọng trong việc giữ cho thế giới vận hành trong khuôn khổ của luật pháp quốc tế, làm thế giới trở nên ổn định hơn" trong khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho rằng đây là "là thời điểm thu hoạch, là lúc hái quả" của mối quan hệ nước lớn này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Trung Quốc và Nga cùng chia sẻ nhiều lợi ích và mối lo ngại chung về sức ảnh hưởng của Mỹ.

Xích lại gần nhau

Ngày 9/11 vừa qua, Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Vladimir Putin đã có cuộc gặp song phương trong khuôn khổ các hội nghị của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2014 tại Bắc Kinh. Đây là cuộc gặp lần thứ mười trong vòng chưa đầy hai năm giữa hai nhà lãnh đạo và con số ấn tượng này là dấu hiệu cho thấy mối quan hệ Nga-Trung đang được thắt chặt.

Hồi tháng 5 trước đó, Nga và Trung Quốc cũng đã ký kết một thỏa thuận lớn về khí đốt có thời hạn 30 năm để xây dựng tuyến đường ống vận chuyển khí đốt "phía Đông" với số vốn đầu tư khổng lồ 400 tỷ USD. Trong cuộc gặp gỡ này, hai nhà lãnh đạo đã ký 17 thoả thuận, đặc biệt là bản ghi nhớ về việc phát triển tuyến đường ống thứ hai để vận chuyển khí đốt từ Nga sang Trung Quốc, được biết đến như tuyến đường ống "phía Tây". Theo đó, Trung Quốc có khả năng sẽ trở thành quốc gia tiêu thụ khí đốt của Nga nhiều nhất thế giới, vượt cả châu Âu. Bên cạnh năng lượng, hai nước cũng quan tâm thảo luận nhiều lĩnh vực khác bao gồm đầu tư, thương mại và thậm chí cả các lĩnh vực nhạy cảm như hợp tác kỹ thuật và quân sự.

Xét trong bối cảnh hiện nay, Trung Quốc và Nga có nhiều lý do để thúc đẩy hợp tác. Trước hết, hai cường quốc này cùng chia sẻ nhiều lợi ích và mối lo ngại chung về sức ảnh hưởng của Mỹ. Hơn nữa, Nga đang gánh chịu những chỉ trích nặng nề cũng như các lệnh trừng phạt nghiêm khắc từ phía Mỹ và phương Tây xung quanh cuộc khủng hoảng tại Ukraine. Sự cô lập tại châu Âu đã khiến cho Nga tìm đến hậu thuẫn của Trung Quốc. Trong khi đó, Trung Quốc cũng phải chịu nhiều sức ép từ dư luận quốc tế xung quanh các tranh chấp lãnh thổ với nhiều quốc gia láng giềng và những lục đục nội bộ đang bùng phát tại Hong Kong, Tân Cương,... Thắt chặt quan hệ với Nga giúp Trung Quốc vừa đáp ứng được phần nào "cơn khát" năng lượng của mình vừa đạt được những mục đích chiến lược. Có thể nói, hoàn cảnh hiện nay dường như đã góp phần đẩy hai người khổng lồ này xích lại gần nhau hơn.

Vẫn còn khoảng cách

Nhìn lại lịch sử mối quan hệ nước lớn này, những năm 1950, Trung Quốc và Liên Xô (cũ) đã từng liên minh chống lại Mỹ. Cho đến khi Tổng thống Nixon mở cửa với Trung Quốc năm 1972, sau hơn 20 năm, tam giác Mỹ - Xô - Trung mới có sự thay đổi, Mỹ hợp tác với Trung Quốc để hạn chế quyền lực của Liên Xô. Sự hợp tác tạm thời của Mỹ và Trung Quốc chấm dứt với sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991. Năm 1992, Nga và Trung Quốc tuyên bố mối quan hệ hai bên là quan hệ "đối tác có tính xây dựng". Năm 1996, mối quan hệ này trở thành Đối tác chiến lược và vào tháng 7/2001, hai bên ký hiệp ước "Hữu nghị và hợp tác". Nền tảng của mối quan hệ đối tác này là mối quan ngại chung đối với trật tự thế giới mà Mỹ đang "cầm cân nảy mực".

Tuy vậy, dù cùng chung ý thức hệ như trong thời Chiến tranh Lạnh hay cùng chia sẻ mối lo ngại với Mỹ như hiện nay, thì mối quan hệ Nga - Trung khó có thể nâng tầm trở thành một liên minh giống như mối quan hệ Mỹ - Nhật bởi những khác biệt trong quan điểm, cách tiếp cận về chính sách đối ngoại và đôi khi xung đột lợi ích. Sự đề phòng lẫn nhau vẫn luôn là một vấn đề truyền thống tồn tại giữa hai quốc gia này. Vẫn được đánh giá là nước không có đồng minh và với chính sách hết sức "linh hoạt" và "khó lường", Trung Quốc khó có thể đem lại cảm giác an tâm cho đối tác của mình. Nỗi lo ngại về sự trở lại của Nga - một cường quốc quân sự mà sức ảnh hưởng của nó vẫn còn mạnh mẽ ở châu Âu, vẫn hiện hữu tại Trung Quốc. Còn Nga thì không thể yên tâm trước một Trung Quốc đang lớn mạnh và đầy tham vọng. Mặt khác, nền tảng của quan hệ Nga - Trung khác với quan hệ Mỹ - Nhật ở chỗ có ít sự ràng buộc về lợi ích và còn mang tính thời điểm - chưa phải là một nền tảng vững chắc cho mối quan hệ đối tác lâu dài.

Hai cường quốc này đang vượt qua những rạn nứt, sự ngờ vực và dung hoà những khác biệt mới để đưa mối quan hệ đi vào thực chất và sâu sắc hơn. Việc tăng cường hợp tác toàn diện giữa hai nước thực sự là "mối đe doạ" đối với vị thế siêu cường của Mỹ có lẽ cũng sẽ khiến cho Mỹ và phương Tây cân nhắc điều chỉnh chính sách sao cho phù hợp.

Vũ Vân Anh



 

Đọc thêm

Giá cà phê hôm nay 1/5/2024: Giá cà phê thế giới 'mất phanh', trong nước tăng sốc trong tháng 4, nguồn cung tiếp tục eo hẹp

Giá cà phê hôm nay 1/5/2024: Giá cà phê thế giới 'mất phanh', trong nước tăng sốc trong tháng 4, nguồn cung tiếp tục eo hẹp

Giá cà phê hôm nay 1/5/2024: Giá cà phê thế giới 'mất phanh', trong nước tăng sốc trong tháng 4, nguồn cung tiếp tục eo hẹp...
Bộ Xây dựng: Quý I/2024, có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Bộ Xây dựng: Quý I/2024, có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Quý I/2024, số lượng dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai bằng 80,85% với quý IV/2023 và bằng 73,08% so với cùng kỳ năm ...
Bài tarot hôm nay 2/5: Trong mùa hè này, ai sẽ giúp bạn cải thiện tình hình tài chính?

Bài tarot hôm nay 2/5: Trong mùa hè này, ai sẽ giúp bạn cải thiện tình hình tài chính?

Hãy thử chọn một lá bài tarot dưới đây để khám phá xem ai sẽ là người giúp bạn cải thiện tình hình tài chính trong mùa hè này nhé!
Cập nhật bảng giá xe hãng Subaru mới nhất tháng 5/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng Subaru mới nhất tháng 5/2024

Bảng giá xe hãng Subaru của các dòng Outback 2021, Outback 2023, Forester 2023, Forester 2021, WRX 2022 và BR-Z 2022 sẽ được cập nhật chi tiết nhất trong bài ...
Lãnh đạo Singapore, Indonesia cùng những người kế nhiệm 'nhìn về quá khứ, hướng tới tương lai' trong quan hệ song phương

Lãnh đạo Singapore, Indonesia cùng những người kế nhiệm 'nhìn về quá khứ, hướng tới tương lai' trong quan hệ song phương

Tổng thống Indonesia và Thủ tướng Singapore đã có cuộc gặp nhằm tổng kết những thành tựu trong quan hệ song phương trong thập niên qua.
Sập cao tốc ở Trung Quốc, hàng chục người nhập viện

Sập cao tốc ở Trung Quốc, hàng chục người nhập viện

Ít nhất 31 người đã được đưa đến bệnh viện sau khi một phần đường cao tốc ở miền Nam Trung Quốc bị sập sáng sớm ngày 1/5.
Lãnh đạo Singapore, Indonesia cùng những người kế nhiệm 'nhìn về quá khứ, hướng tới tương lai' trong quan hệ song phương

Lãnh đạo Singapore, Indonesia cùng những người kế nhiệm 'nhìn về quá khứ, hướng tới tương lai' trong quan hệ song phương

Tổng thống Indonesia và Thủ tướng Singapore đã có cuộc gặp nhằm tổng kết những thành tựu trong quan hệ song phương trong thập niên qua.
Sập cao tốc ở Trung Quốc, hàng chục người nhập viện

Sập cao tốc ở Trung Quốc, hàng chục người nhập viện

Ít nhất 31 người đã được đưa đến bệnh viện sau khi một phần đường cao tốc ở miền Nam Trung Quốc bị sập sáng sớm ngày 1/5.
Nhà vua Thái Lan phê chuẩn Ngoại trưởng mới

Nhà vua Thái Lan phê chuẩn Ngoại trưởng mới

Ông Maris Sangiampongsa chính thức được Nhà vua nước này phê chuẩn làm Ngoại trưởng mới của xứ sở chùa vàng.
‘Tinh thần Trung-Pháp’ thúc đẩy quan hệ ổn định và lành mạnh

‘Tinh thần Trung-Pháp’ thúc đẩy quan hệ ổn định và lành mạnh

Đại sứ Trung Quốc tại Pháp Lu Shaye nhấn mạnh trong trả lời phỏng vấn Tân Hoa xã, trước thềm chuyến thăm Paris của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Hàn Quốc-Australia tìm cách tăng cường hợp tác an ninh và công nghiệp quốc phòng

Hàn Quốc-Australia tìm cách tăng cường hợp tác an ninh và công nghiệp quốc phòng

Hàn Quốc và Australia đánh giá cao mối quan hệ sâu sắc trên lĩnh vực công nghiệp quốc phòng.
Ukraine được hứa hẹn gói hỗ trợ 'đính kèm' chất lượng với F-16, Mỹ hối thúc phương Tây gửi thứ vũ khí này

Ukraine được hứa hẹn gói hỗ trợ 'đính kèm' chất lượng với F-16, Mỹ hối thúc phương Tây gửi thứ vũ khí này

Các quốc gia phương Tây sẽ cung cấp cho Ukraine không chỉ những chiếc tiêm kích F-16, mà còn cả các loại vũ khí dành cho mẫu chiến đấu cơ này.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Phiên bản di động