|
Ông Polad Bulbuloglu. (Nguồn: Jamnews) |
Ông Polad Bulbuloglu, sinh năm 1945 ở Baku (Azerbaijan), là một chính khách có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý văn hóa và ngoại giao, đặc biệt là trong việc giải quyết các vấn đề nhân đạo. Sau khi đảm đương nhiều vị trí quan trọng của Azerbaijan, từ năm 2009, ông Bulbuloglu giữ cương vị Chủ tịch Ủy ban liên chính phủ về Giáo dục, Khoa học và Hợp tác Văn hóa (IFESCCO) của Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS). Ông có 3 ưu tiên gồm: hạn chế sự ảnh hưởng của chính trị, tối đa hóa hiệu quả và tính kết nối của UNESCO, tập trung vào khía cạnh con người.
|
Bà Moushira Khattab. (Nguồn: Nile TV International) |
Bà Moushira Khattab, sinh năm 1944, nguyên là Bộ trưởng Gia đình và Dân số Ai Cập, đồng thời là một nhà ngoại giao chuyên nghiệp. Bà Khattab nổi tiếng với khả năng tạo đồng thuận đối với các vấn đề nhạy cảm, thường là liên quan đến văn hóa, cũng như kinh nghiệm ngoại giao phong phú, tài đàm phán, khả năng gây quỹ… Bà luôn tin tưởng rằng việc quan tâm đến phụ nữ, thanh niên và trẻ em - với vai trò là chất xúc tác cho sự thay đổi – là chìa khóa cho thành công của UNESCO.
|
Ông Phạm Sanh Châu. (Ảnh: Tuấn Anh) |
Ông Phạm Sanh Châu, sinh năm 1961, là một nhà ngoại giao Việt Nam nhiều kinh nghiệm trên lĩnh vực quan hệ đa phương, ngoại giao văn hóa, di sản thế giới… Năm 2016, ông được bổ nhiệm làm Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, Đặc phái viên của Thủ tướng Chính phủ về các vấn đề UNESCO. Năm 1999-2003, ông là người trẻ nhất được bổ nhiệm làm Đại sứ, Trưởng phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh UNESCO, đồng thời được cử làm đại diện của Chủ tịch nước tại Cộng đồng Pháp ngữ (2000-2003). Do đó, ông hiểu rõ về UNESCO và có những đóng góp cụ thể vào hoạt động của tổ chức, đặc biệt là các đóng góp mang ý nghĩa lâu dài cho vai trò, vị thế và sự phát triển của UNESCO như soạn thảo Công ước 2003 về di sản văn hóa phi vật thể, Chủ tịch nhóm soạn thảo Công ước 2005 về đa dạng biểu đạt văn hóa.
|
Ông Hamad Bin Abdulaziz Al-Kawari. (Nguồn: GDNonline) |
Ông Hamad Bin Abdulaziz Al-Kawari, sinh năm 1948, là một nhà ngoại giao, chính khách và học giả người Qatar. Ông là Bộ trưởng Văn hóa, Nghệ thuật và Di sản Qatar từ tháng 7/2008 đến tháng 1/2016. Trước đó, ông đảm nhiệm chức vụ Đại sứ Qatar tại Pháp, Mỹ, UNESCO và Liên hợp quốc. Ông Al-Kawari cho rằng, mặc dù UNESCO đã đạt được nhiều thành tựu trong hơn 70 năm qua, nhưng thế giới hiện nay vẫn đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng như làn sóng người tị nạn, chủ nghĩa cực đoan, khủng bố… Vì vậy, theo ông, UNESCO cần một đòn bẩy mới cho sự phát triển của tổ chức trong tương lai.
|
Ông Qian Tang. (Nguồn: UNESCO) |
Ông Qian Tang, sinh năm 1950 ở Bắc Kinh (Trung Quốc), là Phó Tổng Giám đốc phụ trách Giáo dục của UNESCO từ tháng 4/2010. Là người đứng đầu bộ phận Giáo dục của UNESCO, ông Tang quản lý khoảng 400 nhân viên tại trụ sở tổ chức, các nhân viên thực địa và 7 viện nghiên cứu giáo dục. Trước khi gia nhập UNESCO năm 1993, ông Tang đảm nhiệm nhiều vị trí về giáo dục ở cấp tỉnh và cấp quốc gia ở Trung Quốc. Đối với sự phát triển của UNESCO, ông ưu tiên đến sự minh bạch và trách nhiệm giải trình. Để đạt được mục tiêu này, cách tiếp cận của ông Tang tập trung vào sự tham vấn, xây dựng đồng thuận và hợp tác đa phương.
|
Ông Juan Alfonso Fuentes Soria. (Nguồn: Uniradio) |
Ông Juan Alfonso Fuentes Soria, sinh năm 1947, nguyên là Phó Tổng thống Guatemala từ 16/9/2015 đến 14/1/2016. Bên cạnh đó, ông là Tổng Thư ký Hội đồng Giáo dục đại học Trung Mỹ (CSUCA) từ năm 2010 đến nay. Trước đó, ông Soria từng giữ nhiều trọng trách trong ngành giáo dục của Guatemala. Về tầm nhìn phát triển UNESCO, ông Soria tập trung vào các vấn đề như văn hóa phục vụ phát triển bền vững, sự phối hợp giữa các cơ quan thuộc Liên hợp quốc, hợp tác khu vực…
|
Ông Saleh Mahdi Al-Hasnawi. (Nguồn: UNESCO) |
Ông Saleh Mahdi Al-Hasnawi, sinh năm 1960, là một giáo sư đại học, chuyên gia về y tế công cộng và một chính khách người Iraq. Ông là Bộ trưởng Y tế Iraq từ 2007-2010, sau đó ông trở thành một thành viên Quốc hội Iraq. Ông Al-Hasnawi cho rằng, trong thời gian tới, UNESCO cần tập trung vào các nhu cầu thiết thực và những ưu tiên của các quốc gia thành viên; triển khai các chính sách tài chính minh bạch, gây quỹ thông qua quan hệ hợp tác với các ngân hàng quốc tế, NGO; tuyển dụng các chuyên gia tầm cỡ thế giới…
|
Bà Vera El Khoury Lacoeuilhe. (Nguồn: Veraforunesco) |
Bà Vera El Khoury Lacoeuilhe, sinh năm 1959, hiện là Cố vấn của Bộ Văn hóa Lebanon, đồng thời là thành viên tích cực của Nhóm cố vấn độc lập - Ủy ban Kinh tế - Xã hội (ECOSOC) Liên hợp quốc. Bà Lacoeuilhe có hơn 20 năm kinh nghiệm về ngoại giao đa phương và quan hệ quốc tế. Trải qua nhiều vị trí, bà cho thấy khả năng tuyệt vời về xây dựng đồng thuận cũng như tài lãnh đạo mang tính truyền cảm hứng cho những người khác. Trong tầm nhìn tranh cử vị trí Tổng Giám đốc UNESCO, bà Lacoeuilhe nhấn mạnh đến trách nhiệm của cộng đồng thế giới đối với trẻ em.
|
Bà Audrey Azoulay. (Nguồn: The Art newspaper) |
Bà Audrey Azoulay, sinh năm 1972, là một chính khách Pháp, hiện giữ chức Bộ trưởng Văn hóa Pháp. Bà Azoulay học Kinh tế tại Đại học Paris Dauphine, tiếp đó học MBA tại Đại học Lancaster (Anh quốc). Theo quan điểm của bà Azoulay, giáo dục là chất xúc tác cho sự phát triển và sự bình đẳng giới tính. Đặc biệt, bà cho rằng UNESCO phải đóng vai trò chủ chốt trong phát triển bền vững.
| Vinh danh sáng kiến xóa mù chữ của Việt Nam được giải thưởng của UNESCO Vừa qua, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ vinh danh Chương trình “Sách hóa nông thôn Việt Nam”, đã được UNESCO công bố tại ... |
| Việt Nam được bầu vào Ban Tư vấn Di sản Văn hoá Phi Vật thể của UNESCO Với số phiếu 21/24 đại diện của Việt Nam, Phó Giáo Sư, Tiến sĩ, Phó Viện Trưởng Viện Nghiên cứu Văn hoá Nghệ thuật Việt ... |
| Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại Ngày 1/12, với sự thống nhất của toàn thể Hội nghị lần thứ 11 UNESCO, Ủy ban đã chính thức ra nghị quyết công nhận ... |