Đây là vụ việc mới nhất trong chuỗi các hành động pháp lý của EU về chất lượng không khí kém ở các nước bao gồm Pháp, Italy và Romania, khi Brussels tìm cách ngăn chặn các vi phạm đe dọa sức khỏe con người và các mục tiêu chống ô nhiễm của khối.
Bulgaria là một trong những vi phạm nặng nhất trong EU về vượt quá giới hạn hạt ô nhiễm. Ảnh chụp Nhà thờ Alexander Nevski chìm trong sương mù ở thủ đô Sofia, Bulgarina. (Nguồn: AFP) |
EC cho biết họ sẽ kiện Bulgaria lên tòa án cao nhất của EU vì đã vượt quá giới hạn pháp lý đối với các chất dạng hạt (hay còn gọi là hạt ô nhiễm) từ năm 2015-2019, trong khi tòa án châu Âu đã yêu cầu chính phủ nước này giải quyết vấn đề trên vào năm 2017.
Bulgaria có thể phải đối mặt với các hình phạt tài chính vì bỏ qua phán quyết trước đó.
Theo EC, Bulgaria là một trong những nước vi phạm nặng nhất trong EU về việc vượt quá giới hạn hầng năm và hằng ngày đối với các chất dạng hạt.
Với Hy Lạp, Ủy ban châu Âu cho rằng nước này đã để vượt quá giới hạn hạt ô nhiễm ở thành phố Thessaloniki hầu như từ năm 2005 đến nay. "Các nỗ lực của các nhà chức trách Hy Lạp cho đến nay vẫn chưa đạt yêu cầu và không đủ", EU nêu rõ.
Luật của EU đã yêu cầu các quốc gia hạn chế ô nhiễm các chất dạng hạt từ năm 2005. Tuy nhiên, hầu hết 27 thành viên của khối đều không đạt mục tiêu trong năm nay để giải quyết vấn đề không khí bẩn.
Ô nhiễm không khí được cho là nguy cơ môi trưởng ảnh hưởng đến sức khỏe lớn nhất ở châu Âu. Trong một báo cáo gần đây, Cơ quan Môi trường châu Âu cho biết các hạt ô nhiễm đã góp phần gây ra khoảng 379.000 ca tử vong sớm trong năm 2018 ở EU.