Chặng đường chông gai phía trước của phụ nữ Afghanistan

Tường Vy
Kể từ khi Taliban lên nắm quyền, có nhiều ý kiến lo ngại về những tiến bộ đạt được trong việc trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái ở Afghanistan bị kéo lùi.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tấm rèm ngăn cách sinh viên nam và nữ trong một giảng đường đại học ở Kabul. (Nguồn: DW)
Tấm rèm ngăn cách sinh viên nam và nữ trong một giảng đường đại học ở Kabul, Afghanistan.

Thực tế là Taliban đã có ngay những động thái đưa phụ nữ Afghanistan vào khuôn khổ.

Sắc lệnh chính thức đầu tiên do Bộ Nội vụ Afghanistan ban hành dưới chế độ Taliban là cấm các cuộc biểu tình không xin phép.

Theo sắc lệnh trên, không ai được xuống đường biểu tình mà không được phép của Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ do Taliban lập nên. Những người tham gia hoạt động biểu tình không phép bị cảnh báo sẽ phải "gánh chịu hậu quả".

Cơ quan chức trách cũng yêu cầu những đơn xin phép biểu tình cần đề cập rõ tất cả các chi tiết liên quan như địa điểm, loại khẩu hiệu sẽ được sử dụng.

Lệnh cấm biểu tình không xin phép dường như chủ yếu nhắm vào các nhà hoạt động nữ, những người đi đầu trong các phong trào xuống đường phản đối Taliban kể từ khi nhóm Hồi giáo lên nắm chính quyền ở nước này vào tháng trước.

Mahbobe Nasrin Dockt, một nhà hoạt động vì quyền phụ nữ ở Kabul nói: “Chúng tôi sẽ tiếp tục lên tiếng đòi quyền lợi, ngay cả khi không có sự cho phép chính thức.

Bộ Nội vụ do Taliban lãnh đạo thậm chí còn chưa bắt đầu công việc của mình. Chúng tôi nên xin phép ai? Rõ ràng là họ sẽ không cho phép chúng tôi một khi họ biết lý do tại sao chúng tôi xuống đường".

Nasrin Dockt đã tổ chức các cuộc tuần hành ở thủ đô Kabul của Afghanistan nhằm chống lại các nhà cầm quyền mới của quốc gia kể từ đầu tháng 9. Taliban đã lưu các dữ liệu về Nasrin Dockt vào hệ thống theo dõi và cảnh báo cô không nên tổ chức thêm bất kỳ cuộc biểu tình nào nữa.

Khoảng cách giữa cam kết và hành động

Phụ nữ Afghanistan đã sợ hãi Taliban có các hành động trả thù và hạn chế các quyền họ đạt được trong thời gian qua.

Trong thời gian nhóm Hồi giáo cầm quyền giai đoạn từ 1996-2001, trẻ em gái và phụ nữ không được đến trường và không được tham gia các hoạt động cộng đồng.

Sau khi nắm quyền trở lại, Taliban cam kết tôn trọng những tiến bộ đạt được về quyền của phụ nữ, nhưng dựa theo cách giải thích nghiêm ngặt của họ về luật Hồi giáo Shariah.

Ngày 13/9, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres kêu gọi các quốc gia cung cấp viện trợ cần thiết cho Afghanistan, hỗ trợ phụ nữ và những đối tượng bị đe dọa bởi Taliban. Phát biểu tại hội nghị các nhà tài trợ cho Afghanistan ở Geneva, ông Guterres cho biết: “Sau nhiều thập kỷ chiến tranh, đau khổ và bất an, họ có lẽ đang phải đối mặt với những giờ phút nguy ngập nhất”.

Bộ Phụ nữ bị loại bỏ, cho thấy con đường đấu tranh cho sự tiến bộ của phụ nữ sẽ có nhiều chông gai.

Chính phủ mới do Taliban thành lập đều là nam giới. Ngay cả trong Bộ Giáo dục, các chuyên gia nữ cũng vắng bóng.

Một nữ giảng viên từng làm việc tại một trường đại học ở Kabul nói với hãng tin AFP vào cuối tháng 8: "Bộ Giáo dục của Taliban chỉ hỏi ý kiến các giáo viên và sinh viên nam về việc khôi phục lại chức năng của các trường đại học".

Bà nói rằng điều đó cho thấy "sự ngăn cản có hệ thống đối với sự tham gia của phụ nữ trong quá trình ra quyết định" và "khoảng cách giữa các cam kết và hành động của Taliban".

Ông Abdul Baqi Haqqani, quyền Bộ trưởng Giáo dục đại học của Taliban, cho biết gần đây rằng phụ nữ sẽ được phép học đại học nhưng không được học chung cùng nam giới.

Ông tuyên bố Taliban sẽ phát triển "một chương trình giảng dạy Hồi giáo hợp lý, phù hợp với các giá trị Hồi giáo, quốc gia và lịch sử”.

Ngoài ra, phụ nữ và trẻ em gái bị cấm chơi thể thao.

Một nhà hàng ở tỉnh Herat, khách hàng hoàn toàn là nam giới. Phụ nữ ít khi được xuất hiện ở các nơi công cộng. (Nguồn: DW)
Một nhà hàng ở tỉnh Herat, khách hàng hoàn toàn là nam giới. Phụ nữ ít khi được xuất hiện ở nơi công cộng.

Trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình SBS của Australia, Phó Trưởng Ủy ban văn hóa của Taliban Ahmadullah Wasiq cho biết, phụ nữ không thích hợp và không cần thiết chơi thể thao.

Ông Wasiq nói: “Tôi không nghĩ phụ nữ được phép chơi cricket. Trong môn cricket, họ có thể phải đối mặt với tình huống không được che mặt và cơ thể. Hồi giáo không cho phép nhìn thấy phụ nữ như thế".

Reuters ngày 14/9 dẫn lời ông Waheedullah Hashimi, nhân vật cấp cao trong Taliban, cho biết sẽ áp dụng toàn bộ luật Hồi giáo Sharia tại Afghanistan bất chấp áp lực từ cộng đồng quốc tế. Theo đó, phụ nữ nước này sẽ không thể làm việc trong cơ quan chính phủ, ngân hàng, công ty truyền thông...

Tuy nhiên, nhà hoạt động Basira Taheri từ thành phố Herat phát biểu: "Giá trị của họ không phải là giá trị của chúng tôi.

Các chiến binh Taliban đã sống cả đời ở một số nơi xa xôi, cách xa nền văn minh và chỉ học cách chiến đấu. Họ hầu như không thể đọc hoặc viết. Nhiều người trong số họ không biết về cuộc sống thành phố.

Hai mươi năm qua, xã hội Afghanistan đã thay đổi. Chúng tôi sẽ không cho phép Taliban tước đoạt quyền của chúng tôi”.

Ở Herat, Taheri thường xuyên tổ chức các chiến dịch đòi quyền lợi của phụ nữ, mặc dù thường xuyên bị phía Taliban tìm cách đàn áp và gây khó dễ.

Cần sự chung tay của cộng đồng quốc tế

Các phong trào phản đối và sự chỉ trích từ các nhà hoạt động vì quyền phụ nữ dường như khiến Taliban lo lắng.

Nhiều thông tin cho thấy các nhà báo đưa tin về các vấn đề phụ nữ đang bị Taliban cản trở. Gần đây, hai nhân viên của tờ báo nổi tiếng Etilatrus đã bị các chiến binh Taliban bắt giữ và đánh đập.

"Đây chỉ là một phần nhỏ trong những gì Taliban đã làm với các nhà báo", biên tập viên Saki Darjabai nói.

Một người hoạt động vì quyền phụ nữ ở Kabul (đề nghị giấu tên) nói: "Chúng tôi cần sự ủng hộ và đoàn kết của cộng đồng quốc tế".

Cô tin rằng, nếu không có sự hỗ trợ của quốc tế, phụ nữ Afghanistan không thể tổ chức các phong trào chống lại Taliban một cách hiệu quả.

Nhà hoạt động nhấn mạnh: "Taliban muốn được thế giới công nhận. Vì vậy, cộng đồng quốc tế phải đứng lên bảo vệ chúng tôi và quyền lợi của chúng tôi. Trước sức ép từ bên ngoài, họ sẽ nhượng bộ".

Liên hợp quốc 'phiền muộn' về cam kết của Taliban với phụ nữ

Liên hợp quốc 'phiền muộn' về cam kết của Taliban với phụ nữ

Theo Reuters, Cao ủy nhân quyền Liên hợp quốc Michelle Bachelet đã lên án các hành động của Taliban khi nắm quyền kiểm soát Afghanistan ...

Taliban: Phụ nữ được phép vào giảng đường đại học, kèm theo điều kiện...

Taliban: Phụ nữ được phép vào giảng đường đại học, kèm theo điều kiện...

Theo chính quyền Taliban, phụ nữ Afghanistan sẽ được phép học đại học nhưng phải học tách biệt với nam giới.

(theo DW)

Bài viết cùng chủ đề

Tình hình Afghanistan

Đọc thêm

Hungary có chính sách trung lập về kinh tế, tuyên bố không từ chối quan hệ với Nga

Hungary có chính sách trung lập về kinh tế, tuyên bố không từ chối quan hệ với Nga

Thủ tướng Hungary Viktor Orban bày tỏ, nước này muốn duy trì mối quan hệ làm ăn cùng có lợi với Nga theo chính sách trung lập về kinh tế.
Sáu việc nên làm khi đi bộ để cải thiện sức khỏe tim mạch

Sáu việc nên làm khi đi bộ để cải thiện sức khỏe tim mạch

Đặt mục tiêu, thêm biến tốc hay chuyển động cánh tay, bài tập thở... là những cách để cải thiện sức khỏe tim mạch khi đi bộ.
Nga sẵn sàng bán khí đốt cho phương Tây và một nước châu Âu

Nga sẵn sàng bán khí đốt cho phương Tây và một nước châu Âu

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã xác nhận, nước này sẵn sàng tiếp tục cung cấp khí đốt cho phương Tây và Slovakia.
Quy định mới về thu hồi giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025

Quy định mới về thu hồi giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025

Bài viết sau có nội dung về công tác thu hồi giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025 được quy định trong Thông tư 35/2024/TT-BGTVT.
MU rơi vào tình thế 'tệ' nhất lịch sử Ngoại hạng Anh

MU rơi vào tình thế 'tệ' nhất lịch sử Ngoại hạng Anh

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Ngoại hạng Anh, MU bước vào lễ Giáng sinh với vị trí ở nửa sau bảng xếp hạng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/12: USD được 'bơm nhiên liệu'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/12: USD được 'bơm nhiên liệu'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/12 ghi nhận động lực tăng giá cho đồng USD từ dự báo cắt giảm lãi suất chậm hơn.
UNHCR huy động kinh phí hỗ trợ người tị nạn tại Nam Sudan

UNHCR huy động kinh phí hỗ trợ người tị nạn tại Nam Sudan

Theo Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR), tình trạng thiếu kinh phí đang ảnh hưởng đến các nỗ lực ứng phó khẩn cấp người tị nạn ở Nam Sudan.
Quảng Ninh đẩy mạnh nâng cao chất lượng công tác nhân quyền trên địa bàn tỉnh

Quảng Ninh đẩy mạnh nâng cao chất lượng công tác nhân quyền trên địa bàn tỉnh

Ngày 20/12, Văn phòng Thường trực nhân quyền Chính phủ và Ban chỉ đạo nhân quyền tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền 2024
Ngày quốc tế Người di cư: Lan tỏa những câu chuyện truyền cảm hứng

Ngày quốc tế Người di cư: Lan tỏa những câu chuyện truyền cảm hứng

Ngày 19/12, tại Hà Nội, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức tọa đàm 'Hành trình di cư: Những bước chân cảm hứng' nhân Ngày quốc tế Người di cư 2024
Tết hy vọng của các cựu quân nhân và gia đình nạn nhân chất độc da cam

Tết hy vọng của các cựu quân nhân và gia đình nạn nhân chất độc da cam

Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam sẽ gửi trao những món quà như là những niềm hy vọng tới cho gia đình các nạn nhân nhiễm chất độc da cam.
Trao giải cho 24 tác phẩm báo chí xuất sắc về bình đẳng giới

Trao giải cho 24 tác phẩm báo chí xuất sắc về bình đẳng giới

Các tác phẩm báo chí xoay quanh chủ đề: thúc đẩy phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, thúc đẩy bình đẳng giới trong chuyển đổi số và phát triển kinh tế.
Rà soát tình hình, nâng cao hiệu quả triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự

Rà soát tình hình, nâng cao hiệu quả triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự

Ngày 18/12, Bộ Ngoại giao và IOM tổ chức Hội nghị rà soát tình hình triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự.
Trưởng Phái đoàn IOM ấn tượng trước nỗ lực triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Việt Nam

Trưởng Phái đoàn IOM ấn tượng trước nỗ lực triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Việt Nam

Theo Trưởng Phái đoàn IOM, Việt Nam nằm trong số ít các nước có Kế hoạch triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự.
Thông tin đối ngoại về quyền con người: Cần đổi mới thực sự từ tư tưởng, nhận thức đến cách làm

Thông tin đối ngoại về quyền con người: Cần đổi mới thực sự từ tư tưởng, nhận thức đến cách làm

Trong thời kỳ hội nhập quốc tế và kỷ nguyên kỹ thuật số, thông tin đối ngoại về quyền con người cần được đổi mới và sáng tạo như thế nào?
Đại biểu đoàn mục sư Tin lành quốc tế: Thế giới cần thấy được sự cởi mở, tự do ở Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực tôn giáo

Đại biểu đoàn mục sư Tin lành quốc tế: Thế giới cần thấy được sự cởi mở, tự do ở Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực tôn giáo

Theo ông Jossy Chacko, đoàn mục sư Tin lành quốc tế, Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể về chính sách để bảo đảm tự do tôn giáo cho người dân.
Quyền chuyển đổi giới tính trong pháp luật một số quốc gia - Một số gợi mở cho Việt Nam

Quyền chuyển đổi giới tính trong pháp luật một số quốc gia - Một số gợi mở cho Việt Nam

Trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển, hợp pháp hóa quyền chuyển đổi giới tính đã trở thành một vấn đề trọng tâm được đưa ra bàn luận sôi nổi...
Kết quả thúc đẩy và bảo vệ quyền con người ở Việt Nam sau hơn 35 năm đổi mới

Kết quả thúc đẩy và bảo vệ quyền con người ở Việt Nam sau hơn 35 năm đổi mới

Sau hơn 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong lĩnh vực thúc đẩy, bảo vệ quyền con người.
Lợi dụng vấn đề trái phiếu doanh nghiệp để chống phá, nhận diện để kịp thời đấu tranh

Lợi dụng vấn đề trái phiếu doanh nghiệp để chống phá, nhận diện để kịp thời đấu tranh

Bên cạnh những hiệu quả mang lại, việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp tiềm ẩn nhiều nguy cơ, thách thức trong quản lý.
Vạch trần thủ đoạn tội phạm, Anh đẩy mạnh chiến dịch bảo vệ người di cư

Vạch trần thủ đoạn tội phạm, Anh đẩy mạnh chiến dịch bảo vệ người di cư

Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông toàn cầu trên mạng xã hội với chủ đề 'Vạch trần thủ đoạn của những đối tượng đưa người di cư trái phép'.
Nga: Trẻ em nhập cư không biết tiếng Nga thì đừng đến trường!

Nga: Trẻ em nhập cư không biết tiếng Nga thì đừng đến trường!

Theo luật mới có hiệu lực từ ngày 1/4/2025, trẻ em nhập cư muốn nhập học các chương trình giáo dục phổ thông các cấp phải vượt qua kỳ thi năng lực tiếng Nga.
Quốc gia Đông Nam Á đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới

Quốc gia Đông Nam Á đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới

Ngày 4/12, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Thái Lan cho biết các văn phòng đăng ký kết hôn trên cả nước sẽ chính thức làm thủ tục đăng ký kết hôn đồng giới.
Cứ 10 phút lại có một phụ nữ bị giết hại - Thực trạng toàn cầu đau lòng

Cứ 10 phút lại có một phụ nữ bị giết hại - Thực trạng toàn cầu đau lòng

Mỗi ngày có 140 phụ nữ và trẻ em gái tử vong do bạn trai hoặc người thân trong gia đình gây ra, tức là cứ 10 phút có một phụ nữ hoặc trẻ em ...
Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

75 năm trước, lịch sử ngoại giao Mỹ đã ghi danh nữ Đại sứ đầu tiên…
Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Trung tâm Đông-Tây (Mỹ) vinh danh Tổng thống quần đảo Marshall Hilda Heine với Giải thưởng Phụ nữ có tầm ảnh hưởng (Women of Impact Award) năm 2024.
Phiên bản di động