ChatGPT đứng trước nhiều thách thức

Nhật Lệ
Liệu ChatGPT có thể giữ được đà tăng trưởng thần tốc của mình trước sự nỗ lực của hàng loạt đối thủ mới cùng nhiều rào cản lớn?
Theo dõi Baoquocte.vn trên
(02.28) Sau giai đoạn phát triển thần tốc, ChatGPT đang phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày một khốc liệt từ các đối thủ, cùng sự hoài nghi, phản đối của các chính phủ và không ít người dùng. (Nguồn: Reuters)
Sau giai đoạn phát triển thần tốc, ChatGPT phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày một khốc liệt từ các đối thủ, cùng sự hoài nghi, phản đối của các chính phủ và không ít người dùng. (Nguồn: Reuters)

Chỉ sau vài tháng ra mắt, ChatGPT (Chat Generative Pre-trained Transformer)-ứng dụng chat sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) phát triển bởi OpenAI, đã trở thành hiện tượng toàn cầu khi chạm mốc 100 triệu người dùng và xấp xỉ 13 triệu người truy cập hàng ngày, bỏ xa TikTok, Instagram hay Google Translate trước đó.

Tuy nhiên, tốc độ phát triển kỷ lục này đặt ra nhiều thách thức cho nhà phát triển của ứng dụng khi vừa phải đáp ứng sự kỳ vọng ngày càng lớn của người dùng, vừa chịu sự cạnh tranh với các đối thủ đang tăng tốc, lại phải cố gắng vượt qua những phản đối từ các cộng đồng bị AI đe dọa và rào cản pháp lý từ chính phủ.

“Khơi mào” cuộc đua

Không chỉ trong giới công nghệ, hàng triệu người vẫn đang trong cơn hào hứng với công cụ AI thông minh nhất hiện nay, sử dụng công cụ này để trò chuyện, làm thơ, viết code, viết báo, thậm chí là tư vấn tâm lý. Các tòa soạn, công ty truyền thông và tất nhiên, nhiều doanh nghiệp không bỏ qua xu hướng này, bởi ứng dụng AI có thể giúp họ cắt giảm chi phí nhân sự trong tương lai.

Tuy nhiên, sự chú ý đặc biệt ChatGPT nhận được chắc chắn làm cho nhiều đối thủ không vui. Không sai nếu nói rằng ứng dụng này đã “khơi mào” cuộc chạy đua lớn, với thêm nhiều nhà đầu tư muốn bắt đợt sóng bùng nổ tiếp theo của AI.

Ông lớn Google đã phát đi “báo động đỏ” với toàn thể nhân viên trước kỳ nghỉ lễ Giáng sinh, đồng thời rà soát lại hàng tá các sản phẩm AI đang được phát triển. Alphabet, công ty mẹ của Google, đang thực hiện dự án có tên là “Atlas” và cho nhân viên thử nghiệm chatbot mới mang tên “Apprentice Bard” được CEO Sundar Pichai tự tin khẳng định về khả năng “tương tác trực tiếp” đầy triển vọng.

Về phần mình, Meta cũng đang tích cực đầu tư vào nghiên cứu AI. Gần đây, công ty mẹ của Facebook, Instagram và Snapchat đã cho ra mắt hai chatbot AI là BlenderBot 3 và dự án Galactica. Tuy chưa đạt được nhiều thành công tức thì, song các dự án này cũng cho thấy tham vọng của họ trong lĩnh vực AI.

Sự chú ý đặc biệt mà ChatGPT nhận được chắc chắn làm cho nhiều đối thủ không vui. Không sai nếu nói rằng ứng dụng này đã “khơi mào” cuộc chạy đua lớn, với thêm nhiều nhà đầu tư muốn bắt đợt sóng bùng nổ tiếp theo của AI.

Trong khi đó, nhiều chuyên gia công nghệ, bao gồm ông Yann LeCun, đồng sáng lập phòng thí nghiệm AI và giám đốc nghiên cứu AI của Meta, chỉ ra rằng công nghệ của ChatGPT không mang đến đột phá, đặc biệt là với “người trong nghề”. Dù ChatGPT được Microsoft “chống lưng” với bản hợp đồng 10 tỷ USD, song với nền tảng công nghệ, tiềm lực tài chính không hề kém cạnh và lượng dữ liệu hành vi người dùng khổng lồ, Google và Meta hoàn toàn có thể mang lại bất ngờ.

Bên cạnh đó, Anthropic, một công ty AI được thành lập bởi các cựu nhân viên OpenAI, được cho là đang đàm phán để huy động 300 triệu USD tài trợ mới. Ở bên kia bán cầu, cuộc đua cũng đang nóng lên khi Baidu, gã khổng lồ công nghệ của Trung Quốc, đang chuẩn bị giới thiệu chatbot tương tự ChatGPT vào tháng Ba.

Từ bất ngờ tới lo sợ

Khó khăn chưa dừng lại ở đó. Thời gian đầu, ChatGPT từng được nhiều người tung hô khi có thể viết một bài báo hoàn chỉnh trong vài giây, vượt qua bài thi Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh (MBA) của trường Wharton thuộc Đại học Pennsylvania (Mỹ) danh tiếng hay đỗ phỏng vấn kỹ sư phần mềm của Google.

Tuy nhiên, ngay lập tức công cụ này đã vấp phải sự phản đối từ nhiều cộng đồng, bao gồm giới học thuật và cả những người có thể bị mất việc vì AI. Giống như DALL·E 2 trước đó bị giới nghệ thuật phê phán và phản đối, ChatGPT trở thành nỗi lo ngại của giới học giả. Tạp chí khoa học nổi tiếng Nature (Đức) và Science (Mỹ) đã cập nhật chính sách, cấm các tác giả sử dụng đoạn văn, biểu đồ, hình ảnh là sản phẩm của AI nói chung và ChatGPT nói riêng.

Nhiều trường học tại Mỹ đã cấm sử dụng chatbot này do lo ngại về gian lận và ảnh hưởng tiêu cực tới “các kỹ năng tư duy phản biện và giải quyết vấn đề”. Thêm vào đó, các câu trả lời do ChatGPT đưa ra, dù được ứng dụng này coi là phù hợp nhất, song không phải lúc nào cũng chính xác do thiếu nguồn tin kiểm chứng.

(02.28) Nhiều trường học tại Mỹ đã cấm học sinh sử dụng ChatGPT trong quá trình học tập. (Nguồn: AP)
Nhiều trường học tại Mỹ đã cấm học sinh sử dụng ChatGPT trong quá trình học tập. (Nguồn: AP)

Cuối cùng, cũng như bất kỳ sản phẩm công nghệ mới nổi nào, ChatGPT đối mặt nhiều rào cản từ các chính phủ liên quan tới nội dung công cụ này cung cấp.

Ngoài vấn đề an toàn và quyền riêng tư của người dùng, nguy cơ phụ thuộc thông tin vào tập đoàn lớn, việc ChatGPT bị sử dụng sai mục đích làm dấy lên lo ngại về các vấn đề như xây dựng phần mềm độc hại để lừa đảo, gian lận trong thi cử, hay thông tin sai lệch về chủ đề nhạy cảm như chính trị, tôn giáo hay tình dục.

Liên minh châu Âu (EU) đã có “phát súng mở đầu” khi thông báo sẽ áp đặt các quy định mới liên quan đến AI nhằm giải quyết lo ngại và rủi ro của ChatGPT và bảo đảm người dùng ở châu Âu có thể tin tưởng vào công nghệ AI. Mới đây, chính phủ Trung Quốc đã quyết định cấm tất cả các công ty công nghệ trong nước cung cấp công nghệ của chatbot này hoặc dịch vụ liên quan tới người dân.

Gặp khó khăn tại châu Âu và đánh mất thị trường tỷ dân chắc chắn không phải là điều OpenAI muốn thấy. Tuy nhiên, bên cạnh sự cạnh tranh khốc liệt của các đối thủ, thái độ phản đối từ một bộ phận người dùng, đây là thực tế mà các nhà phát triển ChatGPT cần chấp nhận, thích ứng để tiếp tục phát triển, giữ vững vị thế đầu tàu trong làn sóng AI với tiềm năng mở ra kỷ nguyên mới cho công nghệ.

'Cơn sốt' ChatGPT: Cần trang bị cho người dùng cách thức sử dụng công cụ AI có trách nhiệm

'Cơn sốt' ChatGPT: Cần trang bị cho người dùng cách thức sử dụng công cụ AI có trách nhiệm

Thay vì tranh luận với sinh viên có sử dụng ChatGPT hay không, giảng viên có thể thảo luận để cùng đồng hành hỗ trợ ...

ChatGPT ra đời, phải 'gieo' cho học sinh động lực học tập để cạnh tranh được với máy móc trong tương lai

ChatGPT ra đời, phải 'gieo' cho học sinh động lực học tập để cạnh tranh được với máy móc trong tương lai

ChatGPT ra đời, điều quan trọng là phải làm sao để nền giáo dục thực sự “gieo” cho học sinh động lực học tập. Các ...

Sợ công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI)?

Sợ công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI)?

Bài học đầu tiên từ lịch sử là ngay cả công nghệ mới mạnh mẽ nhất cũng cần có thời gian để thay đổi nền ...

Xu hướng của công nghệ trí tuệ nhân tạo trong năm 2023

Xu hướng của công nghệ trí tuệ nhân tạo trong năm 2023

Cạnh tranh giữa các công cụ trò chuyện ‘chatbot’, ứng dụng AI trong mọi lĩnh vực đời sống, khoa học… được xem là những xu ...

Giáo dục cần chuyển mình trước 'cơn bão' ChatGPT

Giáo dục cần chuyển mình trước 'cơn bão' ChatGPT

Chuyên gia giáo dục Nguyễn Thúy Uyên Phương-nhà sáng lập Trường Tomato Children's Home và đưa mô hình “trường học kiến tạo” về Việt Nam ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 22/11.
Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024 tại thị trường trong nước quay đầu giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.500 đồng/kg.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân kết thúc chuyến thăm chính thức Cộng hoà Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân kết thúc chuyến thăm chính thức Cộng hoà Dominica

Tối ngày 21/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân đã rời Santo Domingo, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hoà Dominica.
Chuyến công tác Mỹ Latinh của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Truyền động lực vì tương lai

Chuyến công tác Mỹ Latinh của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Truyền động lực vì tương lai

Chuyến công tác Mỹ Latinh của Thủ tướng khẳng định vị thế Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế, mở ra động lực hợp tác vì tương lai phát ...
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành tôn tạo Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành tôn tạo Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Dominica

Ngày 21/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân dự Lễ khánh thành công trình tôn tạo tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam-Dominica

Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam-Dominica

Nhân chuyến thăm chính thức Cộng hoà Dominica của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân, hai bên đã ra tuyên bố chung.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên bất ngờ trở nên nóng bỏng nhất trong 70 năm qua, đến mức nhiều chuyên gia nhận định tình thế bên miệng hố chiến tranh...
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động