Châu Âu: Để Đông về bớt lạnh

Đoàn Vũ
Trước viễn cảnh nguồn cung khí đốt bị gián đoạn, giữa mùa Hè nắng nóng, Liên minh châu Âu (EU) đang gấp rút triển khai kế hoạch ứng phó với mùa Đông.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Ngay cả khi đường ống Nordstream I tiếp tục hoạt động, châu Âu vẫn đang tích cực chuẩn bị cho viễn cảnh vắng bóng khí đốt Nga vào mùa Đông. (Nguồn: Energy Intelligence)
Ngay cả khi đường ống Nordstream I tiếp tục hoạt động, châu Âu vẫn đang tích cực chuẩn bị cho viễn cảnh vắng bóng khí đốt Nga vào mùa Đông. (Nguồn: Energy Intelligence)

Tích cực ứng phó

Ngày 26/7, các bộ trưởng năng lượng của 27 nước thành viên EU đã thông qua thỏa thuận cắt giảm tiêu thụ khí đốt, theo tinh thần của kế hoạch khẩn cấp về năng lượng của Ủy ban châu Âu.

Theo kế hoạch này, từ ngày 1/8, các nước thuộc EU sẽ cắt giảm 15% mức tiêu thụ khí đốt trung bình trong mùa Đông năm năm qua. Mục tiêu của việc tiết kiệm là đảm bảo nguồn khí đốt dự trữ cho mùa Đông sắp tới. EU cũng đặt ra mục tiêu đến ngày 1/11, các quốc gia thành viên sẽ đạt 80% năng lực dự trữ khí đốt.

Trước khi xung đột tại Ukraine bùng nổ, EU phụ thuộc 40% nguồn cung từ Nga. Sau năm tháng xung đột, lượng cung ứng khí đốt từ Nga cho EU đã giảm 30% so với trung bình giai đoạn 2016-2021. Tuy nhiên, với việc EU liên tiếp đưa ra các gói trừng phạt nhắm vào Nga, gần đây nhất là gói thứ 7 vào ngày 21/7, người dân châu Âu có lý do để lo ngại mùa Đông sắp tới sẽ khó khăn khi liên tiếp kể từ trung tuần tháng Sáu, nguồn cung từ Nga bị cắt giảm.

Người tiêu dùng, các hộ gia đình châu Âu là những người đầu tiên bị ảnh hưởng bởi họ sử dụng trực tiếp khí đốt để sưởi ấm vào mùa Đông hoặc điện được sản xuất từ nhiên liệu nhập khẩu. Cho đến thời điểm này, các hộ tiêu dùng vẫn nhận được bảo hộ của các chính phủ. Tuy nhiên, sự chuyển đổi sang cơ chế phân bổ chắc chắn sẽ làm giá nhiên liệu bùng nổ khi thống kê cho thấy vào lúc cao điểm, mức tiêu thụ điện và khí đốt của châu Âu mùa Đông có thể gấp năm lần mùa Hè.

Không chờ đợi kế hoạch của cả khối, từng quốc gia riêng lẻ trong EU cũng đã chạy đua lấp đầy các kho dự trữ khí đốt hóa lỏng từ nhiều nguồn khác nhau.

Đức, nền kinh tế lớn nhất EU, tiêu thụ khoảng 90 tỷ mét khối khí đốt hàng năm trong đó có tới 55% là nhập khẩu từ Nga. Sau khi xung đột tại Ukraine bùng nổ, tỷ lệ này giảm xuống còn 26%. Nước này hiện cũng đã dự trữ được 58% khả năng, cao hơn cùng kỳ năm ngoái. Pháp, nền kinh tế lớn thứ hai của EU cũng đã đạt mức dự trữ 77% năng lực và dự kiến sẽ đạt 85% vào ngày 1/11.

Đa dạng giải pháp

Chính phủ các nước EU cũng ban hành hàng loạt các biện pháp nhằm giảm tiêu thụ năng lượng ngay trong mùa hè.

Từ đầu tháng Bảy, Italy, nền kinh tế lớn thứ ba của EU cũng ban hành kế hoạch khẩn cấp theo đó đèn chiếu sáng xung quanh các tượng đài phải tắt, các cơ sở kinh doanh phải đóng cửa sớm vào lúc 19h. Italy nhập khẩu đến 95% tổng lượng khí đốt mà nước này sử dụng, 40% trong số đó đến từ Nga.

Tại Pháp, chính phủ mới đây ban hành hai sắc lệnh áp dụng mức phạt cao đối với các cơ sở mở cửa trong khi bật điều hòa vào mùa Hè và máy sưởi vào mùa Đông nhằm tiết kiệm nhiên liệu.

Còn tại Tây Ban Nha, nước không phụ thuộc nhiều vào nguồn cung khí đốt từ Nga, chính phủ cũng đề ra mục tiêu cắt giảm 7-8% lượng tiêu thụ năng lượng để hỗ trợ các nỗ lực chung của cả khối.

Để đảm bảo cung ứng điện cho người dân và sản xuất, một vài chính phủ cũng xem xét việc gia hạn các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than (Đức, Áo, Hà Lan).

Tại Pháp, TotaleEnergies sẽ sớm cho hồi hương trạm khí hóa ga Cape-Ann đang ở Trung Quốc để có thể cung ứng 10% tiêu thụ khí đốt của Pháp. EU và các nước thành viên đang đầu tư nhiều tỷ USD vào việc xây dựng các chuỗi kho, trạm và đường ống để nhập khẩu khí hóa lỏng (LNG).

Theo Independent Commodity Intelligence Services, chỉ tính riêng thời gian từ tháng 2-4/2022, các nước EU và Anh nhập khẩu 28,2 triệu tấn LNG tăng 29% so với cùng kỳ năm ngoái. EU cũng dự kiến tuyên bố tăng nhập khẩu LNG thêm 50 tỷ mét khối so với năm 2021. Để đảm bảo nguồn cung, trong Hè này, các quan chức cấp cao, thậm chí cả các nguyên thủ quốc gia thành viên EU liên tục tới Qatar, Azerbaijan, Na Uy và Algeria để ký kết các thỏa thuận.

Các nước thành viên EU cũng kích hoạt “cơ chế đoàn kết năng lượng EU” vốn được hình thành từ năm 2017. Cho đến nay, đã có sáu thỏa thuận song phương theo cơ chế này được ký kết gồm thỏa thuận Đức-Đan Mạch, Đức-Áo, Estonia-Latvia, Lithuania-Latvia, Italy-Slovenia và Phần Lan-Estonia. Croatia và Slovenia cũng chuẩn bị ký kết một thỏa thuận tương tự. Chính phủ Pháp lần đầu cho biết sẵn sàng kích hoạt cơ chế này để hỗ trợ Đức trong trường hợp khẩn cấp.

Với hàng loạt sự chuẩn bị này, tưởng chừng như EU đã sẵn sàng cho một mùa Đông lạnh giá khi vắng khí đốt Nga. Song đó chưa phải là tất cả. Theo dự báo của Moody’s, năm 2023, tăng trưởng của Eurozone chỉ đạt 0,9% GDP. Nếu Nga cắt hoàn toàn nguồn cung khí đốt mùa Đông tới, GDP của khu vực có thể giảm 3% năm 2023. Một “mùa Đông kinh tế” ảm đạm vẫn còn ở phía trước châu Âu.

Châu Âu có khả năng tự bảo vệ mình

Châu Âu có khả năng tự bảo vệ mình

... Và Mỹ có cần mãi mãi là nhà cung cấp an ninh chính ở châu Âu không?

Mùa Đông thêm bất định ở châu Âu

Mùa Đông thêm bất định ở châu Âu

Giá khí đốt tự nhiên tăng vọt sau khi các công nhân dầu khí của Na Uy đình công từ ngày 5/7 vì tranh chấp ...

Bài viết cùng chủ đề

Khủng hoảng năng lượng

Xem nhiều

Đọc thêm

Việt Nam cần làm gì để sử dụng nguồn lực tự nhiên hiệu quả

Việt Nam cần làm gì để sử dụng nguồn lực tự nhiên hiệu quả

Chiếm 20 - 55% tổng tài sản của các quốc gia, nguồn lực tự nhiên là nhân tố đóng góp chính cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
OpenAI ra mắt công cụ tìm kiếm SearchGPT, thách thức vị thế của Google

OpenAI ra mắt công cụ tìm kiếm SearchGPT, thách thức vị thế của Google

OpenAI vừa ra mắt công cụ tìm kiếm SearchGPT sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI), hứa hẹn sẽ mang đến cho người dùng câu trả lời nhanh chóng, chính ...
Truyền thông Cuba tri ân và tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Truyền thông Cuba tri ân và tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Những ngày này, các phương tiện truyền thông Cuba liên tục có nhiều bài viết tri ân và tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Man City 'vung tiền' chiêu mộ cầu thủ tỏa sáng tại EURO 2024 Dani Olmo

Man City 'vung tiền' chiêu mộ cầu thủ tỏa sáng tại EURO 2024 Dani Olmo

Nguồn tin từ Foot Mercato cho hay, Dani Olmo đã lọt vào tầm ngắm Man City - đội bóng hoạt động chậm chạp trên thị trường chuyển nhượng gần đây.
Đại sứ quán Việt Nam tại Hy Lạp tổ chức Lễ viếng và ghi sổ tang đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đại sứ quán Việt Nam tại Hy Lạp tổ chức Lễ viếng và ghi sổ tang đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đại sứ quán Việt Nam tại Hy Lạp tổ chức lễ viếng và mở sổ tang đồng chí Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương ĐCS Việt Nam Nguyễn ...
Quan hệ Việt Nam-Thụy Sỹ đang bước sang một giai đoạn hợp tác mới

Quan hệ Việt Nam-Thụy Sỹ đang bước sang một giai đoạn hợp tác mới

Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Thụy Sỹ Alexandre Fasel nhấn mạnh trong cuộc làm việc với Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ.
Tin thế giới 26/7: Ông Trump từ chối tranh luận với bà Harris, EU chuyển 1,5 tỷ euro từ tài sản của Nga cho Ukraine, Nga-ASEAN tăng cường hợp tác

Tin thế giới 26/7: Ông Trump từ chối tranh luận với bà Harris, EU chuyển 1,5 tỷ euro từ tài sản của Nga cho Ukraine, Nga-ASEAN tăng cường hợp tác

Ukraine tấn công sân bay quân sự Nga ở Crimea, Nga cấm một tổ chức do Mỹ thành lập hoạt động, Trung Quốc ca ngợi thành tựu hợp tác với ASEAN, tàu chiến Trung Quốc ...
Các tổng thống vừa hội đàm, Nga chuẩn bị điều khinh hạm trang bị tên lửa 'khủng' đến Syria?

Các tổng thống vừa hội đàm, Nga chuẩn bị điều khinh hạm trang bị tên lửa 'khủng' đến Syria?

Một nguồn tin cho hay, khinh hạm đa năng Đô đốc Gorshkov của Hạm đội phương Bắc Nga sẽ cập cảng Tartus của Syria.
Tình hình Ukraine: Mỹ cự tuyệt yêu cầu 'đánh đổi' của Nga, Trung Quốc nỗ lực tháo 'ngòi nổ' xung đột

Tình hình Ukraine: Mỹ cự tuyệt yêu cầu 'đánh đổi' của Nga, Trung Quốc nỗ lực tháo 'ngòi nổ' xung đột

Mỹ tiết lộ về điều kiện Nga đặt ra để nối lại đối thoại kiểm soát vũ khí, trong khi Trung Quốc tiếp tục nỗ lực giải quyết xung đột ở Ukraine.
Xung đột ở Gaza: Australia-New Zealand-Canada ra tuyên bố chung kêu gọi ngừng bắn lập tức, Israel ra điều kiện mới, một lãnh đạo Hamas tử vong

Xung đột ở Gaza: Australia-New Zealand-Canada ra tuyên bố chung kêu gọi ngừng bắn lập tức, Israel ra điều kiện mới, một lãnh đạo Hamas tử vong

Trong một tuyên bố chung, các nhà lãnh đạo của Australia, New Zealand và Canada kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức ở Dải Gaza.
Rúng động nạn bắt cóc tống tiền ở Mozambique

Rúng động nạn bắt cóc tống tiền ở Mozambique

Tính từ năm 2014 đến nay, các băng nhóm tội phạm đã thu 33 triệu USD từ các vụ bắt cóc tống tiền ở nhiều thành phố của Mozambique.
Indonesia muốn phát huy Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (AOIP)

Indonesia muốn phát huy Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (AOIP)

Trong phiên họp kín của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN, Ngoại trưởng Indonesia nhấn mạnh việc ASEAN không đại diện cho bất kỳ thế lực nào.
Hiệp định Geneva: Đường đến bàn đàm phán

Hiệp định Geneva: Đường đến bàn đàm phán

Chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Geneva về Đông Dương năm 1954 là điển hình cho sự phối hợp giữa mặt trận ngoại giao với các mặt trận khác...
Xuồng tự sát: Có thực sự nguy hiểm?

Xuồng tự sát: Có thực sự nguy hiểm?

Xuồng không người lái dùng trong các vụ 'tấn công tự sát' không chỉ được sử dụng trong tấn công mà còn có thể được sử dụng trong các biến thể trinh sát.
Liên minh Việt - Miên - Lào và Hội nghị Geneva 1954

Liên minh Việt - Miên - Lào và Hội nghị Geneva 1954

Hiệp định Geneva được ký kết mở ra trang sử mới không chỉ cho Việt Nam mà còn cả Lào và Campuchia.
Cuộc cạnh tranh nguồn năng lượng xanh trên toàn cầu

Cuộc cạnh tranh nguồn năng lượng xanh trên toàn cầu

Điện gió hiện trở thành nguồn cung cấp nhiên liệu thiết yếu cho cuộc sống, bởi thế, cuộc cạnh tranh trong lĩnh vực điện gió đang là một xu thế tất yếu.
Tên lửa tầm trung quay trở lại?

Tên lửa tầm trung quay trở lại?

Bi kịch tên lửa tầm ngắn và tầm trung của Liên Xô đã trở thành một phần của thảm họa địa chính trị chính của thế kỷ 20, sự sụp đổ của Liên Xô.
Khoa học công nghệ: Cuộc đua chưa hồi kết

Khoa học công nghệ: Cuộc đua chưa hồi kết

Trong tương lai, công nghệ và an ninh quốc gia sẽ không tách rời trong một thế giới chia rẽ.
Truyền thông quốc tế ca ngợi ngoại giao mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam" dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Truyền thông quốc tế ca ngợi ngoại giao mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam" dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đường lối đối ngoại mang đậm bản sắc 'cây tre Việt Nam' dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giúp tăng cường vị thế Việt Nam.
Trung Quốc sẽ thích ai hơn, ông Donald Trump hay bà Kamala Harris?

Trung Quốc sẽ thích ai hơn, ông Donald Trump hay bà Kamala Harris?

Chuyên gia dự báo, cả Mỹ và Trung Quốc khó có thể xảy ra xung đột trực tiếp bất kể ứng cử viên nào giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống tới đây.
Báo Mỹ giải mã Tổng thống Biden, từ người 'không bao giờ bỏ cuộc' nhưng cuối cùng lại lựa chọn ra đi

Báo Mỹ giải mã Tổng thống Biden, từ người 'không bao giờ bỏ cuộc' nhưng cuối cùng lại lựa chọn ra đi

Nếu ông Donald Trump không được đảng Cộng hòa đề cử là ứng cử viên Tổng thống lần này, có thể ông Joe Biden đã lùi bước từ nhiều tháng trước.
Báo chí quốc tế khẳng định công lao vĩ đại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Báo chí quốc tế khẳng định công lao vĩ đại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Truyền thông quốc tế ca ngợi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua những đóng góp lớn lao của ông với đất nước.
Vụ ám sát hụt cựu Tổng thống Donald Trump: Châu Âu từ xa cũng thấy 'lạnh'

Vụ ám sát hụt cựu Tổng thống Donald Trump: Châu Âu từ xa cũng thấy 'lạnh'

Vụ ám sát ông Donald Trump cho thấy mối nguy hiểm hiện hữu với các chính trị gia. Sự kiện này tác động không chỉ tới Mỹ mà còn lan rộng sang châu Âu.
Lần đầu tiên Tổng thống Ukraine 'dịu giọng' với Nga, Mỹ nói 'ủng hộ', cục diện xung đột sắp xoay vần?

Lần đầu tiên Tổng thống Ukraine 'dịu giọng' với Nga, Mỹ nói 'ủng hộ', cục diện xung đột sắp xoay vần?

Lãnh đạo Ukraine đã có động thái mới khi muốn mời Nga tham dự hội nghị hòa bình lần hai.
Phiên bản di động