Sự nguy hiểm của khí đốt, đồng minh Âu-Mỹ cũng phải ‘sứt mẻ’? |
Cả kín đáo và công khai, các quan chức Liên minh châu Âu (EU) đang chỉ trích Mỹ bán khí đốt với giá cắt cổ, thu nhiều tiền từ bán vũ khí và các khoản trợ cấp có thể phá hủy ngành công nghiệp châu Âu.
Để giảm phụ thuộc nguồn năng lượng Nga, EU cố gắng chuyển sang sử dụng khí đốt của Mỹ. Tuy nhiên, mức giá mà châu Âu phải trả cao gần gấp bốn lần so với mức ở Mỹ. Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck đã phải thốt lên Mỹ bán khí đốt với giá “trên trời”. Còn Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thì bình luận giá khí đốt của Mỹ không “thân thiện”.
Tiếp đến là các đơn hàng thiết bị quân sự do Mỹ sản xuất bởi kho vũ khí của châu Âu bị thiếu hụt vì phải cung cấp cho Ukraine dưới sức ép của Washington. Đây toàn là những thứ đắt tiền như tên lửa, pháo, và Mỹ lại có cơ hội thu bộn tiền. Điều này làm dấy lên lo ngại rằng ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ có thể “kiếm bộn” từ xung đột Nga-Ukraine.
Đến khi Washington công bố Đạo luật giảm lạm phát với gói hỗ trợ trị giá 369 tỷ USD thì EU rơi vào trạng thái hoảng loạn. Theo đạo luật này, việc miễn trừ thuế chỉ hỗ trợ với xe điện sản xuất ở Bắc Mỹ và chuỗi cung ứng pin của Mỹ. Với rào cản thương mại này, ngành sản xuất xe điện châu Âu có thể bị xóa sổ trên thị trường Mỹ. Một nhà ngoại giao EU đã phải thốt lên: “Đạo luật giảm lạm phát đã làm thay đổi mọi thứ. Washington có còn là đồng minh của chúng ta nữa hay không?”.
Mọi thứ đang trở nên nặng nề, tâm lý bức xúc ngày một tăng, như báo chí châu Âu mô tả “Thật không hay khi có ấn tượng rằng đồng minh tốt nhất của bạn đang kiếm lợi nhuận khổng lồ từ những rắc rối của bạn”.
| Mỹ xuất khẩu lượng khí đốt 'khủng' sang châu Âu Lượng khí đốt của Mỹ xuất khẩu sang Pháp tăng 421% trong 8 tháng đầu năm 2022, trong khi giá trị xuất khẩu tăng tới ... |
| Mỹ và 3 nước châu Âu yêu cầu Iran giải thích dấu vết uranium Mỹ, Anh, Pháp và Đức đã chuẩn bị bản dự thảo nghị quyết cuộc họp Hội đồng điều hành Cơ quan Năng lượng nguyên tử ... |
| Estonia nói châu Âu không thể ‘ngủ ngon’, muốn Mỹ tăng hiện diện phòng khi Ukraine thất bại Theo Ngoại trưởng Estonia Urmas Reinsalu, sự hiện diện của Mỹ ở châu Âu nhỏ hơn 3 lần so với trước, các quốc gia châu ... |
| Chuyên gia: Thiếu dầu Nga, châu Âu chỉ có thể 'cậy nhờ' Mỹ Ngày 31/10, Giám đốc điều hành của Tập đoàn năng lượng Eni (Italy) Claudio Descalzi cảnh báo rằng, châu Âu sẽ phải phụ thuộc vào ... |
| Nga: Chúng tôi 'không thể phớt lờ' việc Mỹ hạ thấp 'ngưỡng hạt nhân' ở châu Âu Nga nói rằng việc Mỹ hiện đại hóa vũ khí hạt nhân ở châu Âu sẽ hạ thấp 'ngưỡng hạt nhân' và Moscow sẽ 'không ... |