Châu Âu rối bời trước biến thể Delta

Ngọc Hà
Biến thể Delta dễ lây nhiễm hơn đang lan rộng trên khắp châu Âu khiến mục tiêu tiêm phòng đầy đủ cho 70% người trưởng thành trước khi kết thúc mùa Hè của khu vực ngày càng trở nên thách thức.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Châu Âu rối bời trước biến thể Delta
Biển thể Delta đang đe dọa những mục tiêu tiêm chủng của châu Âu. (Nguồn: Getty)

Chênh lệch giữa các quốc gia thành viên

Rõ ràng, chiến dịch tiêm chủng đang bị tụt hậu ở một số nước Đông Âu. Khoảng cách rất lớn giữa một bên là những "nhà vô địch" tiêm chủng như Malta (90,7% dân số trưởng thành đã được tiêm ít nhất một liều vaccine), Ireland (85,1%), Đan Mạch (84,6%), Hà Lan (84,3 %), Bỉ (83,1%) và ngược lại, đứng cuối bảng là Romania (31,5%) và Bulgaria (18,6%).

Nhìn chung, các quốc gia Trung và Đông Âu có tỷ lệ tiêm chủng khoảng 50% dân số. Hungary đã tiêm cho 66,4% công dân, nhưng quốc gia này nằm trong số ít các nước sử dụng vaccine của Trung Quốc và Nga - vốn chưa được Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh châu Âu (ECDC) cho phép.

Tin liên quan
Covid-19: ‘Vòi bạch tuộc’ Delta lan tới hơn 70% lãnh thổ châu Âu; ca tử vong được công bố ở Indonesia chỉ là ‘phần nổi của tảng băng trôi’? Covid-19: ‘Vòi bạch tuộc’ Delta lan tới hơn 70% lãnh thổ châu Âu; ca tử vong được công bố ở Indonesia chỉ là ‘phần nổi của tảng băng trôi’?

Theo nhà xã hội học người Romania Cristian Pirvulescu, có mối tương quan giữa tình hình kinh tế của một quốc gia, được phản ánh qua khả năng tiếp cận giáo dục và kiến thức khoa học, và xu hướng của công dân bị ảnh hưởng bởi các thuyết âm mưu.

Ông Pirvulescu cho rằng, ngoài trình độ học vấn, cần lưu ý rằng những người mang trong mình sự thất vọng xã hội sẽ chuyển nó thành thuyết âm mưu. Theo nghĩa này, tỷ lệ tiêm chủng cũng là một chỉ số cho thấy sự thất vọng xã hội của công dân.

Nhà nghiên cứu Eric Maurice thuộc Quỹ Robert Schuman nhấn mạnh thách thức của châu Âu là khoảng cách giữa các quốc gia thành viên và sự cần thiết lúc này là tái cân bằng tình hình.

Điều này, theo ông Eric Maurice là không hề đơn giản. Đường cong miễn dịch đang được làm phẳng ở tất cả các quốc gia thành viên, bao gồm cả những quốc gia vẫn còn cách xa ngưỡng miễn dịch cộng đồng, hiện đặt ở mức 70%.

Trước hiện tượng này, Liên minh châu Âu (EU) gần như bất lực, vì việc thực hiện các chiến dịch tiêm chủng là thẩm quyền độc quyền của các quốc gia.

Ông Maurice giải thích: “Đó là một câu hỏi về hậu cần ở các quốc gia thành viên và động lực của người dân. Việc do dự trong tiêm chủng là một vấn đề quốc gia, mối quan hệ giữa chính quyền và người dân, đi kèm với trách nhiệm chính trị".

Delta - "Khắc tinh" của ngành du lịch

Ủy viên Hội đồng châu Âu (EC) phụ trách y tế Stella Kyriakides hôm 27/7 cảnh báo rằng hiện "không phải là lúc châu Âu mất cảnh giác" khi đối mặt với "mối đe dọa của nhiều biến thể lây truyền hơn".

Sự gia tăng các ca nhiễm do biến thể Delta hiện chiếm đa số ở một số quốc gia, đang đe dọa sự bùng phát của làn sóng dịch bệnh thứ tư.

Nhà dịch tễ học Niko Speybroeck, Giáo sư tại Viện Nghiên cứu Y tế và Xã hội thuộc Đại học Tôn giáo Louvain, giải thích: "Tốc độ sinh sản của một con virus bị ảnh hưởng bởi ba thông số. Thứ nhất, số lần tiếp xúc. Đó là lý do tại sao có sự gia tăng phát tán virus ở các quốc gia du lịch.

Thứ hai, nguy cơ lây nhiễm khi tiếp xúc (giữa hai cá thể). Điều này tăng lên với biến thể Delta dễ lây lan hơn. Cuối cùng là khả năng miễn dịch của dân chúng. Ba thông số này kết hợp với nhau và tạo ra tình hình dịch tễ ở một quốc gia".

Biến thể Delta chủ yếu ảnh hưởng đến các quốc gia du lịch như Pháp, Italy, Bồ Đào Nha, Hy Lạp, Đức, Hà Lan, Bỉ… Chính tại các nước này, số liệu về dịch bệnh đang gia tăng, với virus hiện chủ yếu ảnh hưởng đến những người trẻ chưa được tiêm chủng (từ 20-29 tuổi).

Cho đến nay, các quốc gia ở Trung và Đông Âu đã ít nhiều tránh được biến thể Delta và hậu quả của nó. Điều này được giải thích là do sự hiện diện ít hơn của khách du lịch, nhưng cũng có thể là do công dân của họ đi du lịch ít hơn, ít nhất là đến các quốc gia bị ảnh hưởng bởi biến thể Delta.

Giáo sư Speybroeck nhấn mạnh, đỉnh điểm dịch tễ học xảy ra muộn hơn ở khu vực này của châu Âu, có thể đã tạo ra khả năng miễn dịch tự nhiên gần đây hơn trong dân chúng.

Lo biến thể Delta, Đức chuẩn bị thắt chặt nhập cảnh đối với du khách

Lo biến thể Delta, Đức chuẩn bị thắt chặt nhập cảnh đối với du khách

Đức đang chuẩn bị thắt chặt các quy định đối với những người nhập cảnh vào nước này với yêu cầu du khách từ bất ...

Tuy nhiên, chuyên gia này cũng chỉ ra rằng, số lượng xét nghiệm được thực hiện ở Đông Âu thấp hơn so với Tây Âu. Chẳng hạn như Bỉ thực hiện 4.360 xét nghiệm trên 100.000 dân vào tuần trước, trong khi đó, Bulgaria chỉ thực hiện 1.415 xét nghiệm.

Bất chấp điều đó, biến thể Delta vẫn tiếp tục lây lan và dần dần lan rộng khắp EU, thậm chí giờ đây còn có mặt tại Slovenia, Slovakia, Ba Lan, Estonia và Latvia.

Vaccine truyền tin RNA (như Pfizer và Moderna) đã chứng minh được hiệu quả trong việc chống lại các trường hợp bị lây nhiễm nghiêm trọng. Do đó, các nhà chức trách nỗ lực tăng tốc chiến dịch tiêm chủng, đặc biệt là ở người trẻ tuổi.

Tái phong tỏa hay "sống chung với virus"?

Theo Wall Street Journal, ở Vương quốc Anh, một quốc gia có 90% dân số được tiêm chủng và nơi có biến thể Delta chiếm đa số, số ca nhiễm Covid-19 đang gia tăng, nhưng số ca tử vong đang giảm.

Biển hiệu yêu cầu người dân đeo khẩu rang tại sân bay London, tháng 6/2021. Ảnh: Shutterstock
Biển hiệu yêu cầu người dân đeo khẩu trang tại sân bay London, tháng 6/2021. (Nguồn: Shutterstock)

Mặt khác, Giáo sư Speybroeck cảnh báo: "Một khi biến thể này bắt đầu có mặt ở các quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng thấp, nó có thể gây ra nhiều vấn đề".

Theo New York Times, dữ liệu sơ bộ thu thập được ở một số bang của Mỹ trong 6 tháng qua cho thấy 99,5% số người chết vì Covid-19 đã không được tiêm phòng.

Do đó, Giáo sư Speybroeck nhấn mạnh, mùa Thu sẽ là một thử nghiệm cho một số quốc gia, với hy vọng các bệnh viện sẽ không phải tiếp nhận ồ ạt các ca mắc.

Ông Speybroeck nhận xét, một số nước đã quyết định “khiêu chiến” với virus và từ bỏ các biện pháp hạn chế. Các chính phủ ngày càng dựa nhiều hơn vào giấy chứng nhận sức khỏe, để bảo tồn các quyền tự do cho những người đã được tiêm phòng và vực dậy ngành du lịch.

Tin liên quan
Vaccine Covid-19 có phải ‘tấm khiên’ hiệu quả trước biến thể Delta? Vaccine Covid-19 có phải ‘tấm khiên’ hiệu quả trước biến thể Delta?

Mặc dù việc sử dụng "giấy thông hành" này khác nhau giữa các quốc gia, tùy thuộc vào nền văn hóa, các bài học kinh nghiệm rút ra từ đại dịch và từ tình hình dịch tễ học hiện tại, song sớm hay muộn, sự khác biệt này có thể ảnh hưởng đến việc di chuyển tự do của người dân trong khối Schengen.

Do đó, các nước thành viên có tỷ lệ tiêm chủng thấp sẽ không thể đối phó với một đợt bùng phát dịch bệnh mới có thể xảy ra theo cách tương tự.

Nhiều khả năng một số quốc gia châu Âu sẽ phải học cách sống chung với virus SARS-CoV-2 trong khi những nước khác buộc phải tái phong tỏa, do sự gia tăng số ca nhập viện và tử vong

Điều này có thể cản trở sự phục hồi kinh tế ở một số quốc gia, ngay cả khi EU đưa ra gói kích thích trị giá 750 tỷ Euro nhằm giảm thiểu hậu quả của đại dịch.

Giờ đây, sự thống nhất của toàn EU và năng lực của 27 thành viên giúp toàn khối đối phó với đại dịch, đang là một thách thức lớn.

Biến thể Delta có khả năng gây bệnh cao hơn so với các biến thể khác

Biến thể Delta có khả năng gây bệnh cao hơn so với các biến thể khác

Các nhà khoa học Nhật Bản đã tiến hành thí nghiệm và phát hiện ra rằng, hợp bào được hình thành do nhiễm phải biến ...

Từng là hình mẫu chống dịch, Hàn Quốc tìm cách 'lách khe cửa hẹp' đối phó với biến thể Delta

Từng là hình mẫu chống dịch, Hàn Quốc tìm cách 'lách khe cửa hẹp' đối phó với biến thể Delta

Từng là điển hình thành công về chống dịch Covid-19, giờ đây với gần 2.000 ca mắc mới do biến thể Delta được ghi nhận ...

(tổng hợp)

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Xem nhiều

Đọc thêm

Bắt đầu hành trình phát triển đầy cơ hội và thành công của doanh nghiệp Thái Lan tại Bình Định

Bắt đầu hành trình phát triển đầy cơ hội và thành công của doanh nghiệp Thái Lan tại Bình Định

Sáng 22/11, UBND tỉnh Bình Định tổ chức Hội nghị Gặp gỡ các doanh nghiệp Thái Lan tại Bình Định.
Dự báo thời tiết ngày mai (23/11): Bắc Bộ sáng sớm trời rét, trưa chiều nắng; Trung Bộ cục bộ có nơi mưa rất to

Dự báo thời tiết ngày mai (23/11): Bắc Bộ sáng sớm trời rét, trưa chiều nắng; Trung Bộ cục bộ có nơi mưa rất to

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (23/11) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Miễn phí vé tham quan Thành nhà Hồ nhân ngày Di sản văn hóa Việt Nam

Miễn phí vé tham quan Thành nhà Hồ nhân ngày Di sản văn hóa Việt Nam

Nhân kỷ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam, sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại Di sản Thành ...
Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary Viktor Orbán ngày 22/11 lên tiếng chỉ trích Tòa án hình sự quốc tế (ICC) về việc phát lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Lịch cúp điện Hậu Giang hôm nay ngày 23/11/2024

Lịch cúp điện Hậu Giang hôm nay ngày 23/11/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Hậu Giang theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 23/11/2024.
Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga chuẩn bị đối phó với bất kỳ diễn biến nào liên quan tình hình xung đột Ukraine, dù luôn ưu tiên và đã sẵn sàng cho các biện pháp ...
Cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường' 2024: Lan tỏa những câu chuyện đẹp về tình thầy trò

Cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường' 2024: Lan tỏa những câu chuyện đẹp về tình thầy trò

Cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường' 2024 đã tạo sự kết nối tình cảm giữa thầy với trò, giữa nhà trường với học sinh.
Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình

Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình

Người thầy phải trở nên tự tin, tự chủ và tự cập nhật bản thân, để AI chỉ là một trợ lý thông thái...
Trường Tiểu học Dịch Vọng A đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ

Trường Tiểu học Dịch Vọng A đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ

50 năm qua là hành trình tự hào và cũng là nền tảng vững chắc để Trường Tiểu học Dịch Vọng A tiếp tục vươn xa.
Bộ trưởng GD&ĐT: Không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo

Bộ trưởng GD&ĐT: Không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo

Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, chủ trương là không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức của nhà giáo.
Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11): Tình yêu thương, sự trung thực, lòng thiện lương làm nên vẻ đẹp của người thầy

Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11): Tình yêu thương, sự trung thực, lòng thiện lương làm nên vẻ đẹp của người thầy

Người thầy phải chú trọng giáo dục học sinh về đạo đức, lối sống, sự bao dung và trách nhiệm xã hội.
Hơn 50 sinh viên Việt Nam đón nhận cơ hội học tập tại xứ sở chuột túi Australia

Hơn 50 sinh viên Việt Nam đón nhận cơ hội học tập tại xứ sở chuột túi Australia

52 sinh viên Việt Nam chuẩn bị lên đường sang học tập tại các trường đại học của Australia theo chương trình Học bổng chính phủ nước này.
Phát động chiến dịch chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết năm thứ 14

Phát động chiến dịch chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết năm thứ 14

Chiến dịch 'JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết' nhằm tuyên truyền phòng chống bệnh sốt xuất huyết trên toàn quốc vừa được phát động.
Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá.
Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non năm nay có chủ đề là ‘Hãy cùng nhau lan tỏa thông điệp và hành động vì tương lai của các em'.
Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Theo các chuyên gia y tế Nhật Bản, tác động của việc trẻ sơ sinh bị thiếu cân cũng có thể ảnh hưởng đến tương lai của thế hệ sau này.
Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Ước tính, khoảng 500.000 người ở Hà Nội bị đái tháo đường và 1,5 triệu người mắc tiền đái tháo đường.
'Điểm mặt' những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên tránh xa

'Điểm mặt' những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên tránh xa

Có những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên hạn chế sử dụng như nước ngọt có ga, cà phê có đường.
Phiên bản di động