Châu Phi và tham vọng cải tổ cơ quan quyền lực của Liên hợp quốc

Ngọc Anh
Nhiều quốc gia châu Phi đang đấu tranh để giành vị trí trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ), cũng như nâng cao vị thế và tiếng nói của đất nước tại tổ chức đa phương lớn nhất thế giới này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
HĐBA lại họp kín về Triều Tiên, Nga-Trung Quốc chặn Mỹ. (Nguồn: AFPF)
Các vấn đề liên quan đến châu Phi chiếm tới gần 50% hoạt động thường ngày của HĐBA LHQ. (Nguồn: AFPF)

Cải tổ cơ quan quyền lực nhất LHQ

Ngày nay, các quốc gia trên thế giới đều có thể tham gia HĐBA với tư cách thành viên không thường trực, nhưng hiện tại không quốc gia nào ở Trung Đông, châu Phi, khu vực Mỹ Latinh hoặc Caribe là thành viên thường trực của Hội đồng.

Quyền phủ quyết cho phép 5 thành viên thường trực (P5), có thể ngăn chặn bất kỳ nghị quyết nào, từ nhiệm vụ gìn giữ hòa bình đến các lệnh trừng phạt nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia và chính sách đối ngoại của mình.

Trong bối cảnh các nhà lãnh đạo thế giới chuẩn bị cho cuộc họp Đại hội đồng thường niên tại trụ sở LHQ vào tháng 9/2024, Tổng thống Sierra Leone Julius Maada Bio tái khẳng định đề xuất lâu nay của châu Phi về việc cải tổ HĐBA, bao gồm bổ sung hai ghế thành viên thường trực mới cho các quốc gia châu Phi.

Tại một hội nghị cấp cao của LHQ, Tổng thống Bio cho biết, các vấn đề liên quan đến châu Phi chiếm tới gần 50% hoạt động thường ngày của HĐBA, phần lớn các nghị quyết liên quan đến hòa bình và an ninh. Châu Phi có hơn 1/4 các quốc gia là thành viên của LHQ song lục địa này vẫn chưa có nhiều ảnh hưởng tại tổ chức đa phương lớn nhất thế giới.

Trong bộ máy tổ chức của LHQ, HĐBA là cơ quan quyền lực nhất, có nhiệm vụ duy trì hòa bình và an ninh quốc tế; có quyền triển khai nhiệm vụ gìn giữ hòa bình, cho phép sử dụng vũ lực, áp đặt các lệnh trừng phạt và thông qua các nghị quyết. Phần lớn nhiệm vụ gìn giữ hòa bình của LHQ giúp kiềm chế bạo lực và giảm xung đột tại các quốc gia như Sierra Leone.

Việc cải tổ cơ quan quyền lực nhất của LHQ đạt được nhiều động lực chính trị. Thậm chí, Tổng thống Mỹ Joe Biden trong bài phát biểu năm 2022 còn đề nghị vị trí thành viên thường trực cho châu Phi, khu vực Mỹ Latinh và Caribe. Có kỳ vọng cho rằng, trong cuộc họp vào tháng 9/2024, lãnh đạo các nước sẽ đạt được đồng thuận xoay quanh lộ trình cải cách HĐBA.

Trong bản dự thảo Hội nghị thượng đỉnh tương lai của LHQ vào tháng 9 với chủ đề “Hiệp ước cho tương lai”, tổ chức này thừa nhận rằng xoá bỏ sự “bất công” với châu Phi là ưu tiên hàng đầu. Theo Đặc phái viên LHQ tại Áo Alexander Marschik, lần đầu tiên vấn đề châu Phi nhìn thấy rõ sự tiến triển.

Ông Marschik cho biết, mặc dù hội nghị tháng 9/2024 khó có thể đạt được thành công trong việc mở rộng HĐBA, nhưng có thể thấy được những nét phác thảo đầu tiên cho tương lai. Đại hội đồng LHQ ngày 27/8 đã thông qua một quyết định không chính thức tái khẳng định vai trò trung tâm của mình liên quan đến cải tổ HĐBA, cũng như bỏ phiếu đưa vấn đề này vào chương trình nghị sự của phiên họp sắp tới.

Châu Phi và tham vọng cải tổ cơ quan quyền lực của Liên hợp quốc

Tổng thống Sierra Leone Julius Maada Bio phát biểu tại Phiên họp thứ 78 Đại hội đồng LHQ ngày 20/9/2023. (Nguồn: Reuters)

Cục diện bế tắc

Sự chia rẽ sâu sắc giữa các thành viên thường trực khiến HĐBA gặp khó khăn trong ngăn chặn các mối đe dọa toàn cầu, từ những cuộc xung đột ở Gaza, Ukraine cho đến thách thức về vũ khí hạt nhân và biến đổi khí hậu.

Bà Anjali Dayal, chuyên gia LHQ và là Phó giáo sư Chính trị quốc tế tại Đại học Fordham cho biết, Mỹ và Nga thường xuyên sử dụng quyền phủ quyết để bảo vệ đồng minh hoặc bảo vệ chính lợi ích quốc gia của mình. Pháp và Anh đã giới hạn quyền phủ quyết kể từ năm 1989. Tuy nhiên, những năm sau Chiến tranh Lạnh, thế giới chứng kiến việc Mỹ, Nga và Trung Quốc dùng chính quyền lực này để bảo vệ các nước đồng minh khỏi hậu quả của những chính sách đối ngoại sai lầm.

Bên cạnh đó, ông Timothy Musa Kabba, Ngoại trưởng Sierra Leone tin rằng cán cân công bằng trong HĐBA sẽ giúp phá vỡ cục diện bế tắc cũng như tạo uy tín cho cơ quan này. Ông nhấn mạnh HĐBA cần dân chủ hoá đại diện dựa trên địa lý, đặc biệt trong một thế giới đa cực, toàn cầu hoá và kết nối.

Hiện nay, ngoài 5 quyền phủ quyết, HĐBA có 10 ghế không thường trực, 3 trong số đó thuộc về châu Phi. Các thành viên không thường trực không có quyền phủ quyết và được Đại hội đồng bầu theo khu vực với nhiệm kỳ 2 năm.

Mâu thuẫn lợi ích giữa 193 thành viên là rào cản cho mục tiêu mở rộng quy mô và quyền hạn thành viên. Điều này thể hiện rõ ở việc Brazil và Ấn Độ mong muốn có được vị trí thành viên thường trực HĐBA, nhưng khi xét trên góc độ của các nước như Pakistan và Trung Quốc, hay Argentina và Mexico, kế hoạch này lại không dễ đạt được.

Cuộc tranh luận thập kỷ

Ngoài đề xuất của Liên minh châu Phi (AU) về việc có thêm 2 ghế thường trực và 2 ghế không thường trực trong HĐBA, có ít nhất 5 liên minh khác của các quốc gia thành viên LHQ có ý tưởng riêng về cách thức cải tổ hội đồng.

Nhà phân tích cao cấp về vận động và nghiên cứu của LHQ Daniel Forti cho biết, cuộc tranh luận đã kéo dài suốt hàng thập kỷ. Các nhà ngoại giao chưa đạt được đồng thuận về cách thức mở rộng HĐBA để có thể nhận được hai trên 3 phiếu tán thành từ Washington, Moscow và Bắc Kinh.

Bên cạnh đó, bất cứ nỗ lực nào nhắm tới việc loại bỏ quyền phủ quyết của P5 đều không khả thi bởi sẽ không có sự đồng thuận nào từ các nước lớn, đặc biệt là Mỹ, Nga và Trung Quốc. Điều có thể thực hiện được lúc này chỉ là những “cải cách nhỏ”.

Tuy nhiên, nghị quyết do Liechtenstein đề xuất được Đại hội đồng thông qua năm 2022 về việc sử dụng quyền phủ quyết là một điểm sáng. Nghị quyết này yêu cầu bất cứ trường hợp nào sử dụng quyền phủ quyết của P5 đều phải được thảo luận tại Đại hội đồng. Mặc dù quy trình này không thể đảo ngược quyền phủ quyết nhưng sẽ làm tăng áp lực chính trị nếu thành viên P5 sử dụng quyền này.

Những bên ủng hộ cho rằng việc mở rộng quy mô HĐBA là hoàn toàn khả thi và chỉ ra vào năm 1963, hội đồng đã mở rộng từ 10 lên 15 thành viên. Nhưng có lẽ, sẽ còn là một chặng đường dài để đạt được sự cải tổ thực sự và có hiệu lực cho HĐBA, dù quá trình này đang thu hút nhiều sự quan tâm.

Trung Đông bên miệng hố xung đột lan rộng, HĐBA họp khẩn cấp, Tổng thư ký LHQ hối thúc cộng đồng quốc tế vào cuộc

Trung Đông bên miệng hố xung đột lan rộng, HĐBA họp khẩn cấp, Tổng thư ký LHQ hối thúc cộng đồng quốc tế vào cuộc

Chiều 31/7 (theo giờ New York), Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã nhóm họp phiên khẩn cấp để thảo luận về ...

Tổng thư ký LHQ muốn 'tiếng nói của châu Phi được lắng nghe'

Tổng thư ký LHQ muốn 'tiếng nói của châu Phi được lắng nghe'

Tổng thư ký Liên hợp Quốc (LHQ) Antonio Guterres kêu gọi tăng cường sự hiện diện hiệu quả của châu Phi tại Hội đồng Bảo ...

Con số đáng buồn ở Sừng châu Phi: Hơn 20 triệu người buộc phải di dời trong nước

Con số đáng buồn ở Sừng châu Phi: Hơn 20 triệu người buộc phải di dời trong nước

Ngày 15/8, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) của Liên hợp quốc (LHQ) cho biết, số người bị buộc phải di dời trong nước ...

Lần thứ 7 đàm phán về chi phí quân sự, Mỹ tìm kiếm khoản phân chia hợp lý với Hàn Quốc

Lần thứ 7 đàm phán về chi phí quân sự, Mỹ tìm kiếm khoản phân chia hợp lý với Hàn Quốc

Ngày 26/8, Bộ Ngoại giao Mỹ đã công bố vòng đàm phán lần thứ 7 về Hiệp định đặc biệt liên quan đến chia sẻ ...

Phó Đại diện thường trực Ấn Độ tại LHQ: Tiến độ cải cách HĐBA vẫn còn chậm

Phó Đại diện thường trực Ấn Độ tại LHQ: Tiến độ cải cách HĐBA vẫn còn chậm

Ấn Độ kêu gọi cải cách khẩn cấp Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ), nhấn mạnh nhu cầu đàm phán dựa trên ...

(theo CNN)

Xem nhiều

Đọc thêm

XSMN 31/8, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 7 31/8/2024. xổ số hôm nay 31/8

XSMN 31/8, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 7 31/8/2024. xổ số hôm nay 31/8

XSMN 31/8 - xổ số hôm nay 31/8. SXMN 31/8. kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 7 ngày 31/8/2024. kết quả xổ số hôm nay ngày 31 ...
XSMB 31/8, kết quả xổ số miền Bắc thứ 7 31/8/2024. dự đoán XSMB 31/8/2024

XSMB 31/8, kết quả xổ số miền Bắc thứ 7 31/8/2024. dự đoán XSMB 31/8/2024

XSMB 31/8 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 31/8/2024. xổ số hôm nay 31/8. dự đoán xổ số miền Bắc thứ 7. SXMB 31/8. dự ...
XSMT 31/8, kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ 7 ngày 31/8/2024. SXMT 31/8/2024

XSMT 31/8, kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ 7 ngày 31/8/2024. SXMT 31/8/2024

XSMT 31/8 - xổ số hôm nay 31/8. trực tiếp kết quả xổ số miền Trung 31/8/2024. Kết quả xổ số ngày 31 tháng 8. xổ số miền Trung thứ ...
Bộ Ngoại giao trao quyết định điều động công tác cho các công chức, viên chức mới được tuyển dụng

Bộ Ngoại giao trao quyết định điều động công tác cho các công chức, viên chức mới được tuyển dụng

Chiều 30/8, Vụ Tổ chức Cán bộ đã trao quyết định điều động công tác cho các công chức, viên chức mới được tuyển dụng vào Bộ Ngoại giao.
Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ Quốc khánh (31/8-3/9): Các khu vực phổ biến ngày nắng; chiều tối mưa rào, giông rải rác, phía Nam có mưa to

Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ Quốc khánh (31/8-3/9): Các khu vực phổ biến ngày nắng; chiều tối mưa rào, giông rải rác, phía Nam có mưa to

Trong 4 ngày nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, thời tiết miền Bắc thuận lợi cho giao thông và các hoạt động du lịch; miền Nam có thể mưa to về ...
Ấn Độ nỗ lực xóa tình trạng quấy rối tình dục phụ nữ tại nơi làm việc

Ấn Độ nỗ lực xóa tình trạng quấy rối tình dục phụ nữ tại nơi làm việc

Ấn Độ ra mắt cổng thông tin SHe-Box, một nền tảng cho phép đăng ký và theo dõi các khiếu nại về quấy rối tình dục phụ nữ tại nơi ...
Tìm mọi cách để sở hữu F-16, Ukraine lại tự bắn rơi một tiêm kích quý'?

Tìm mọi cách để sở hữu F-16, Ukraine lại tự bắn rơi một tiêm kích quý'?

Một máy bay tiêm kích F-16 của Ukraine đã bị chính lực lượng phòng không nước này bắn rơi do sai sót.
Tổng thống Senegal: Châu Phi và châu Âu có chung vận mệnh an ninh

Tổng thống Senegal: Châu Phi và châu Âu có chung vận mệnh an ninh

Tổng thống Senegal Bassirou Diomaye Faye yêu cầu châu Âu hỗ trợ thêm trong quá trình giải quyết bất ổn ở khu vực Sahel.
Thiếu binh sĩ, Nhật Bản gia tăng ứng dụng công nghệ và chi tiêu quân sự

Thiếu binh sĩ, Nhật Bản gia tăng ứng dụng công nghệ và chi tiêu quân sự

Nhật Bản sẽ đầu tư vào AI, tự động hóa và cải thiện điều kiện trong quân đội để giải quyết tình trạng thiếu hụt trong tuyển dụng binh lính.
Iran tiếp tục làm giàu uranium lên mức 60%

Iran tiếp tục làm giàu uranium lên mức 60%

Báo cáo mới đây của IAEA cho hay, Iran đã tiếp tục tăng đáng kể lượng uranium được làm giàu lên gần mức đủ để chế tạo vũ khí hạt nhân.
Honduras căng với Mỹ, tuyên bố hủy bỏ hiệp định dẫn độ song phương

Honduras căng với Mỹ, tuyên bố hủy bỏ hiệp định dẫn độ song phương

Tổng thống Honduras tuyên bố quyết định chấm dứt hiệp định dẫn độ với Mỹ nhằm ngăn chặn âm mưu lợi dụng thỏa thuận này để chống chính phủ.
Lo ngại tội phạm hoành hành, Panama thi hành lệnh giới nghiêm

Lo ngại tội phạm hoành hành, Panama thi hành lệnh giới nghiêm

Panama sẽ áp dụng lệnh giới nghiêm tại tỉnh Colón và thành phố San Miguelito nhằm trấn áp tội phạm.
Thủ tướng Ấn Độ đến Ba Lan và Ukraine: Chuyến thăm đa thông điệp

Thủ tướng Ấn Độ đến Ba Lan và Ukraine: Chuyến thăm đa thông điệp

Chuyến thăm của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đến Ba Lan và Ukraine là cơ hội gửi đi những thông điệp lớn.
Ván bài mới của gia tộc Shinawatra ở Thái Lan

Ván bài mới của gia tộc Shinawatra ở Thái Lan

Paetongtarn Shinawatra, con gái cựu Thủ tướng Thaksin được chọn là Thủ tướng tiếp theo của xứ chùa vàng. Những khó khăn và bất ngờ nào đang chờ đón nữ Thủ tướng?
Tổng thống Palestine tới Nga và Thổ Nhĩ Kỳ: Chuyến thăm đặc biệt

Tổng thống Palestine tới Nga và Thổ Nhĩ Kỳ: Chuyến thăm đặc biệt

Chuyến thăm của Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas tới Nga và Thổ Nhĩ Kỳ phản ánh nỗ lực từ các bên nhằm tìm kiếm giải pháp cho hòa bình tại Dải Gaza.
Làm gì lúc này ở Trung Đông?

Làm gì lúc này ở Trung Đông?

Trong khoảng lặng trước bão tố, cộng đồng quốc tế đang nỗ lực ngoại giao phút chót để ngăn chặn xung đột ở Trung Đông.
Tổng thống Masoud Pezeshkian: 'Làn gió mới' tại Iran

Tổng thống Masoud Pezeshkian: 'Làn gió mới' tại Iran

Tổng thống thứ chín của nước Cộng hòa Hồi giáo Iran sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, cả về đối nội và đối ngoại.
Bầu cử Mỹ 2024: Cuộc đua bắt đầu lại

Bầu cử Mỹ 2024: Cuộc đua bắt đầu lại

Tổng thống Mỹ Joe Biden quyết định kết thúc chiến dịch tái tranh cử, tán thành nữ Phó Tổng thống vào 'đường đua'.
Những bí ẩn phủ bóng vụ bắt giữ CEO Telegram Pavel Durov

Những bí ẩn phủ bóng vụ bắt giữ CEO Telegram Pavel Durov

Vụ Pháp bắt giữ Pavel Durov, người được coi là 'Zuckerberg Nga' với nhiều quốc tịch khác nhau hôm 24/8 đã thu hút sự chú ý lớn của dư luận với nhiều bí ẩn...
Vì một thế giới không vũ khí hạt nhân

Vì một thế giới không vũ khí hạt nhân

Tổng thư ký Liên hợp quốc kêu gọi các nước trên thế giới cấm vĩnh viễn hoạt động thử hạt nhân. Lời kêu gọi của ông khi nào sẽ thành hiện thực?
'Sóng ngầm' ở Thái Bình Dương

'Sóng ngầm' ở Thái Bình Dương

Diễn đàn quần đảo Thái Bình Dương lần thứ 53 khai mạc vào hôm nay, 26/8 tại Tonga, thu hút sự chú ý của dư luận trong bối cảnh sự cạnh tranh chiến lược.
Đường biên giới hoà bình trên đất liền

Đường biên giới hoà bình trên đất liền

Chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là thiêng liêng đối với mỗi quốc gia. Việc xác lập, quản lý, bảo vệ biên giới, lãnh thổ là mối quan tâm hàng đầu...
Những năm tháng hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Quảng Châu, Trung Quốc

Những năm tháng hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Quảng Châu, Trung Quốc

Tại Quảng Châu, Trung Quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh và thanh niên Việt Nam yêu nước đã nhiệt tình cống hiến hết mình cho dòng nước cách mạng vĩ đại.
Sắp kết thúc kỷ nguyên của Trạm vũ trụ quốc tế ISS?

Sắp kết thúc kỷ nguyên của Trạm vũ trụ quốc tế ISS?

Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) là một dự án khoa học không gian tốn kém nhất trong lịch sử với sự tham gia của nhiều quốc gia.
Phiên bản di động