Chỉ số PAPI 2016: Bức tranh đa chiều về quản trị hành chính công

Cung ứng dịch vụ công được cải thiện, người dân nhìn chung hài lòng hơn với dịch vụ y tế công lập, chưa hài lòng với việc kiểm soát tham nhũng và ngày càng quan ngại về những vấn đề ô nhiễm môi trường.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
chi so papi 2016 buc tranh da chieu ve quan tri hanh chinh cong Quảng Nam khai trương Trung tâm Hành chính công và Xúc tiến đầu tư
chi so papi 2016 buc tranh da chieu ve quan tri hanh chinh cong TP.HCM và Bộ Ngoại giao dẫn đầu về dịch vụ công trực tuyến

Đó là những điểm đáng chú ý trong báo cáo "Kết quả nghiên cứu về chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam 2016" (PAPI) công bố ngày 4/4, tại Hà Nội.

Tham dự sự kiện có ông Kamal Malhotra, Trưởng đại diện thường trú của Liên hợp quốc (UN), Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam, đại diện lãnh đạo các Bộ, ban, ngành, tỉnh, thành phố trong cả nước cùng đông đảo giới truyền thông.

chi so papi 2016 buc tranh da chieu ve quan tri hanh chinh cong
Chuyên gia của UNDP trình bày kết quả PAPI 2016. (Ảnh: DL)

Dịch vụ hành chính công được cải thiện

Năm 2016 là năm thứ 6 liên tiếp UNDP thực hiện khảo sát PAPI tại Việt Nam. Kết quả PAPI thể hiện đánh giá của người dân thông qua trải nghiệm và cảm nhận của họ về hiệu quả quản trị, hành chính công và cung ứng dịch vụ công của bộ máy chính quyền các cấp.

Phát biểu tại sự kiện, ông Kamal Malhotra đánh giá kết quả khảo sát PAPI 2016 cho thấy một bức tranh đa chiều. Một mặt, báo cáo thể hiện dịch vụ công được cải thiện bền vững trong suốt 6 năm qua. Mặt khác, từ kết quả khảo sát, các tỉnh, thành có thể làm tốt hơn để cải thiện năng lực và thái độ của công chức, viên chức, tăng tính minh bạch, khả năng phản hồi và trách nhiệm giải trình của các cơ quan nhà nước.

Theo báo cáo PAPI 2016, trong 6 chỉ số nội dung, chỉ số cung ứng dịch vụ công tăng mạnh nhất ở 35 tỉnh, thành so với năm 2011. Cụ thể, nhận thức của người dân về y tế công lập cải thiện rõ rệt do số lượng người có bảo hiểm y tế tăng từ 62% năm 2015 lên 73% năm 2016.

Báo cáo cũng cho thấy, chất lượng chăm sóc sức khỏe miễn phí cho trẻ em tăng mạnh: 32% người khảo sát cho biết dịch vụ dành cho trẻ em dưới 6 tuổi “rất tốt”, cao hơn so với tỉ lệ 23% năm 2015. Người dân chấm điểm chất lượng bệnh viện công tuyến huyện/quận cao hơn, song đánh giá của người sử dụng dịch vụ này giữa các tỉnh, thành phố có mức chênh lệch lớn…

Theo TS. Đặng Hoàng Giang, Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu phát triển hỗ trợ cộng đồng (CECODES) - thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), số người cho rằng cần phải đưa hối lộ để tiếp cận dịch vụ y tế công cộng cấp quận/huyện giảm từ 43% năm 2015 xuống 39% năm 2016. Đây là một xu hướng tích cực ghi nhận được trong năm 2016.

Bên cạnh đó, khảo sát PAPI 2016 ghi nhận tín hiệu tích cực khi người dân nhìn chung hài lòng hơn với các thủ tục đăng ký cấp giấy phép xây dựng và dịch vụ hành chính cấp xã/phường cho giấy tờ tùy thân.

chi so papi 2016 buc tranh da chieu ve quan tri hanh chinh cong
TS. Đặng Hoàng Giang trả lời phỏng vấn báo chí tại sự kiện. (Ảnh: DL)

Theo TS. Giang, một điểm sáng nữa là xu hướng thu hồi đất tiếp tục giảm. Theo đó, khoảng 6,8% người trả lời cho biết họ bị thu hồi đất năm 2016, thấp hơn tỉ lệ 7,4% của năm 2015 và 5,7% của năm 2014. “Tỉ lệ này giảm tương đối so với tỉ lệ 9% mỗi năm trong giai đoạn 2011 - 2013 (thời điểm trước khi Luật Đất đai (sửa đổi) năm 2013 có hiệu lực)”, TS. Giang nhận định.

Tuy nhiên, cũng theo khảo sát, chỉ số kiểm soát tham nhũng khu vực công năm 2016 có xu hướng giảm điểm. Tỉ lệ người dân cho biết họ phải chi “lót tay” cho công chức để làm xong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và cho giáo viên tiểu học công lập để con em được quan tâm hơn vẫn tiếp tục tăng lên trong năm 2016.

Bên cạnh đó, khoảng 54% số người dân cho rằng cần phải đưa hối lộ mới xin được việc làm trong khu vực nhà nước, cao hơn tỉ lệ 51% của năm 2015 và 46% của năm 2011. Tỉ lệ người dân cho rằng cán bộ chính quyền địa phương biển thủ công quỹ cũng tăng.

Môi trường và xóa đói giảm nghèo ngày càng được quan tâm

Theo TS. Paul Schuler, chuyên gia quản lý chất lượng khảo sát PAPI của UNDP, đói nghèo vẫn được xem là vấn đề hệ trọng nhất đối với người dân. Tuy nhiên, so với kết quả khảo sát năm 2015, năm 2016, tỉ lệ người dân cho rằng môi trường là mối quan ngại lớn nhất tăng 10%.

“Sự gia tăng đột biến này chắc chắn phản ánh mối quan tâm của dư luận sau sự kiện cá chết hàng loạt tại khu vực duyên hải miền Trung hồi tháng 4/2016”, TS. Paul Schuler nhận định.

chi so papi 2016 buc tranh da chieu ve quan tri hanh chinh cong
Toàn cảnh sự kiện. (Ảnh: DL)

Đại diện UNDP cho biết thêm, người dân cả nước ngày càng quan ngại hơn về ô nhiễm không khí và ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt. Hơn 67% số người sống gần sông ngòi cho biết chất lượng nước từ những nguồn này kém hơn so với 3 năm trước và 36% số người trả lời cho rằng chất lượng không khí kém hơn so với 3 năm trước.

Khảo sát cũng cho thấy, nhóm người dân có trình độ giáo dục cao, có điều kiện kinh tế khá giả hơn quan ngại về vấn đề môi trường hơn cả. Đa số người dân lựa chọn ưu tiên bảo vệ môi trường hơn tăng trưởng kinh tế song họ vẫn lưu ý trọng tâm xóa đói giảm nghèo.

Về vấn đề môi trường, TS. Đặng Hoàng Giang cũng nhấn mạnh, người dân khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lo ngại nhiều về chất lượng nguồn nước trong khi người dân thuộc Đồng bằng sông Hồng và các tỉnh phía Bắc lại tỏ ra quan ngại về chất lượng không khí.

Bên cạnh đó, những vấn đề hệ trọng khác là việc làm, phát triển kinh tế, hội nhập, tranh chấp biển Đông, tham nhũng và giao thông cũng được người dân quan tâm.

Theo kết quả khảo sát chỉ số PAPI 2016, trong số 16 tỉnh, thành phố đạt điểm cao nhất có 8 địa phương khu vực Đông Bắc bộ gồm: Phú Thọ, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên và Ninh Binh.

Đáng lưu ý là các tỉnh, thành phố Nam Định, Hà Tĩnh, Quảng Trị và Đà Nẵng vẫn duy trì vị trí của mình trong nhóm đạt điểm cao nhất qua sáu năm liên tiếp, từ 2011 đến 2016.

Các tỉnh trong nhóm điểm thấp nhất tập trung phần lớn ở khu vực miền núi phía Bắc và cực Nam gồm: Yên Bái, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang và Lai Châu, Cà Mau, Bạc Liêu, Trà Vinh và Kiên Giang. Đối với Bình Dương, 2016 là năm thứ hai liên tiếp người dân địa phương đánh giá chưa cao về hiệu quả điều hành, quản lý nhà nước và cung ứng dịch vụ công.

Khảo sát PAPI 2016 phỏng vấn ngẫu nhiên hơn 14.000 người dân tại 63 tỉnh thành, từ tháng 8-11/2016, là cuộc khảo sát có quy mô lớn nhất tại Việt Nam hiện nay. 6 chỉ số của PAPI 2016 bao gồm: Thủ tục hành chính công; Tham gia của người dân ở cấp cơ sở; Trách nhiệm giải trình với người dân; Công khai, minh bạch; Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công; Cung ứng dịch vụ công.

Khảo sát PAPI do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở các cấp phối hợp cùng Trung tâm Nghiên cứu Phát triển và Hỗ trợ Cộng đồng thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, cùng Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc tại Việt Nam thực hiện.

chi so papi 2016 buc tranh da chieu ve quan tri hanh chinh cong Chỉ số PCI 2016: Đà Nẵng 4 năm liền giữ “ngôi vương”

Theo bảng xếp hạng PCI 2016, TP. Đà Nẵng năm thứ tư liên tiếp trụ vững tại ngôi đầu bảng với số điểm 70, đánh ...

chi so papi 2016 buc tranh da chieu ve quan tri hanh chinh cong WHO: Môi trường ô nhiễm khiến 1,7 triệu trẻ em tử vong mỗi năm

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), môi trường ô nhiễm và mất vệ sinh có thể khiến trẻ em đang ...

chi so papi 2016 buc tranh da chieu ve quan tri hanh chinh cong Không cấp phép đầu tư dự án nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao

Kiên quyết không cấp phép đầu tư xây dựng các dự án nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, không đảm bảo các yêu ...

Dương Liễu

Xem nhiều

Đọc thêm

Hai người phụ nữ cao và thấp nhất thế giới gặp nhau lần đầu

Hai người phụ nữ cao và thấp nhất thế giới gặp nhau lần đầu

Người phụ nữ thấp nhất thế giới Jyoti Amge lần đầu gặp gỡ và thưởng thức bữa trà chiều với Rumeysa Gelgi - cô gái giữ kỷ lục cao nhất ...
Đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica

Đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica.
Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Hai sự cố đứt cáp viễn thông ngầm ở Biển Baltic hồi cuối tuần trước đã dấy lên những đồn đoán về hành vi phá hoại cũng như chủ mưu ...
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11, tăng gần 2% khi xung đột Nga -Ukraine gia tăng nhanh chóng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô.
Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Sau tám năm thi công, giai đoạn đầu tiên của khu phức hợp siêu cảng Chancay trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và con đường khánh thành tại Peru.
Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Từ ngày 24-28/11, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động