'Chìa khóa' giúp ASEAN phục hồi sau dịch Covid-19

Hoài Sa
TGVN. Việc phục hồi sau đại dịch Covid-19 đòi hỏi các quốc gia ASEAN phải chung tay đưa ra những phản ứng khu vực mạnh mẽ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Việc phục hồi sau đại dịch Covid-19 đòi hỏi các quốc gia ASEAN phải có một phản ứng khu vực mạnh mẽ. (Nguồn: Hanoi Times)
Việc phục hồi sau đại dịch Covid-19 đòi hỏi các quốc gia ASEAN phải có một phản ứng khu vực mạnh mẽ. (Nguồn: Hanoi Times)

Hiện các quốc gia trên thế giới đều đang tiếp tục tập trung đối phó với đại dịch Covid-19. Trong suốt năm 2020, tác động của đại dịch, kinh nghiệm và các phản ứng chính sách đã chi phối hầu hết các phương tiện truyền thông thế giới.

Mặc dù trọng tâm đối phó với đại dịch vẫn là hành động của mỗi quốc gia, song các phản ứng chung của khu vực sẽ là chìa khóa giúp phục hồi khi các quốc gia cố gắng mở lại biên giới cho sự di chuyển của người dân và phục hồi chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tin liên quan
Báo Australia: Việt Nam đã đưa ASEAN đi đúng con đường hướng tới phục hồi hậu Covid-19 Báo Australia: Việt Nam đã đưa ASEAN đi đúng con đường hướng tới phục hồi hậu Covid-19

Mặc dù đã phản ứng nhanh chóng với đợt bùng phát dịch Covid-19 vào đầu năm 2020 và áp dụng nhiều biện pháp phòng ngừa ngay cả trước khi đại dịch toàn cầu được tuyên bố, các quốc gia thành viên ASEAN vẫn bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19.

Nền kinh tế Đông Nam Á chủ yếu dựa vào du lịch, sản xuất, thương mại quốc tế và lao động nhập cư. Khu vực này đã chứng kiến không chỉ một cuộc khủng hoảng y tế, mà còn cả sự gián đoạn phát triển kinh tế sâu sắc trong suốt 10 tháng qua. Nhiều biện pháp hạn chế đi lại, từ việc phong tỏa cho đến đóng cửa biên giới, đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với cuộc sống và sinh kế của người dân trong khu vực.

Kịp thời đánh giá tác động của đại dịch

Nhận thức được vai trò quan trọng của các tổ chức khu vực trong giai đoạn ứng phó và phục hồi, Vụ Cộng đồng Văn hóa-Xã hội của Ban Thư ký ASEAN đã hợp tác với Quỹ châu Á, Quỹ Rockefeller và Chính phủ Australia để tiến hành đánh giá nhanh tác động của Covid-19 đối với đời sống của người dân tại 10 quốc gia thành viên.

Bản đánh giá tác động của đại dịch đối với cuộc sống của người dân trên 3 lĩnh vực chính: việc làm, bảo trợ xã hội và giáo dục. Từ đó xem xét, đánh giá những gì các thể chế khu vực của ASEAN và các bộ, ngành quốc gia có thể làm để giảm thiểu những tác động tồi tệ nhất và xây dựng một khu vực có khả năng chống chịu tốt hơn trước những cú sốc trong tương lai.

Bản đánh giá này đã cung cấp các thông tin đầu vào kịp thời khi ASEAN đang dự tính xây dựng một khuôn khổ phục hồi toàn diện.

Phân tích cho thấy trong ASEAN, đại dịch đe dọa làm gia tăng bất bình đẳng và đảo ngược tiến trình xóa đói giảm nghèo của khu vực trong 2 thập kỷ qua.

Điều này cho thấy về tổng thể, nếu các phản ứng chính sách không được xây dựng cẩn thận để tiếp cận các nhóm dễ bị tổn thương và bị gạt ra ngoài lề xã hội, Covid-19 có nguy cơ làm trầm trọng thêm tình trạng nghèo đói hiện nay, đồng thời đẩy nhiều người vào cảnh nghèo đói theo những cách khó có thể đảo ngược.

Trong khi đối tượng “người nghèo mới” này ngày càng khó kiếm sống và trợ giúp gia đình họ, nhiều người trong số họ đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận trợ cấp xã hội hoặc bảo hiểm ở nhiều tổ chức và cơ quan có thẩm quyền.

Trên khắp Đông Nam Á, hàng triệu lao động phi chính thức của khu vực, đặc biệt là phụ nữ, đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi thiệt hại kinh tế. Cùng với đó, các trường học đóng cửa đã ảnh hưởng đến hàng triệu học sinh, sinh viên và gia đình của họ, đặc biệt là những người có thu nhập thấp. Nhiều tác động không đồng đều giữa các tầng lớp xã hội càng gia tăng bất bình đẳng xã hội, ảnh hưởng đến nguồn nhân lực và phúc lợi trong tương lai.

Mặc dù rất khó để đánh giá tầm quan trọng của những thách thức phía trước mà ASEAN phải đối mặt, nhưng vẫn có cơ hội để xây dựng lại theo hướng bình đẳng và bền vững hơn.

Covid-19 thúc đẩy các hành động tập thể

Thông qua ASEAN, các quốc gia thành viên có một nền tảng quan trọng để cùng hợp tác, tận dụng các nguồn lực chung của khu vực và đóng góp của các đối tác đối thoại, để hình thành thực trạng “bình thường mới” bằng cách đầu tư vào con người.

Đại dịch đã thúc đẩy hành động tập thể và sự hỗ trợ của cộng đồng trên khắp các quốc gia và khu vực ASEAN. Với tầm nhìn về tương lai của việc làm và tận dụng động lực thay đổi đó, các quốc gia thành viên ASEAN có cơ hội giải quyết những vấn đề còn tồn tại để hướng tới tương lai và hòa nhập hơn.

Ngay cả sau khi đại dịch được xử lý, việc tăng cường đầu tư vào hệ thống bảo trợ xã hội có thể góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Các hệ thống bảo trợ xã hội thích ứng và phản ứng với “cú sốc” phải là một yếu tố thiết yếu của chính sách xã hội trong tương lai, nhằm đảm bảo khả năng chống chịu tốt hơn nhiều trước các cuộc khủng hoảng. Các biện pháp hỗ trợ thu nhập trong thời kỳ khủng hoảng có thể làm giảm mức độ của suy thoái cũng như nguy cơ leo thang căng thẳng xã hội.

Với quy mô lao động di cư nội khối mà một số nền kinh tế ASEAN trông cậy vào, các chính sách di cư cần phải hiệu quả hơn nữa để bảo vệ người lao động nhập cư, cả những người ở lại các nước tiếp nhận lao động nhập cư và những người trở về nước.

Thúc đẩy sự hòa nhập kinh tế của người nghèo và những người dễ bị tổn thương, bao gồm cả lao động phi chính thức và lao động nhập cư, sẽ cần thiết đối với việc tạo thu nhập và phục hồi sinh kế. Về mặt thể chế, điều này sẽ đòi hỏi sự phối hợp tốt hơn giữa các bộ an sinh xã hội, lao động, y tế và nhập cư.

Ngoài các quốc gia thành viên, sự phục hồi khu vực đòi hỏi một nỗ lực chung của khu vực. Ví dụ, cần có các biện pháp liên ngành và xuyên biên giới để đẩy nhanh sự phục hồi của du lịch ASEAN.

Các chiến lược chung sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sự tham gia của công dân ASEAN vào các vấn đề chính như giãn cách xã hội, đóng cửa trường học và các quy định về an toàn.

'Chìa khóa' giúp ASEAN phục hồi sau dịch Covid-19
Dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại nhiều nước ASEAN. (Nguồn: AP)

Bên cạnh đó, việc chia sẻ thông tin nhiều hơn trong khu vực, đặc biệt là giữa các cơ quan chính phủ chủ chốt, về các chính sách có tác động, bài học kinh nghiệm và nghiên cứu chung sẽ giúp các cơ quan đó nhân rộng các cách làm tốt hơn, nhanh hơn và hiệu quả hơn.

Dựa trên các thể chế và cơ chế hiện có, các nước ASEAN cần ưu tiên kết hợp các cơ chế phản ứng nghiên cứu, một số cơ chế có thể đáp ứng nhanh chóng, lập tức đề xuất các giải pháp và một số cơ chế sẽ bắt đầu theo dõi các xu hướng dài hạn.

Khi đại dịch gây những tác động xuyên biên giới, việc cùng nhau hợp tác trong toàn khu vực là quan trọng hơn bao giờ hết. Nhận thức được điều này, ngày 12/11 vừa qua, các nhà lãnh đạo ASEAN đã thông qua Khung phục hồi tổng thể ASEAN và Kế hoạch triển khai.

Trong đó, các nỗ lực phục hồi kinh tế của ASEAN tập trung vào 3 giai đoạn chính: tái mở cửa, phục hồi và tự cường. Để làm được điều này, các nước ASEAN cần đầu tư vào con người bằng cách chuẩn bị cho công dân ASEAN sự năng động và tính linh hoạt trong tương lai hậu Covid-19.

Chúng ta có một cơ hội chưa từng có để tạo ra một sự thay đổi mang tính hệ thống, hãy nắm bắt lấy điều đó!

Tin tức ASEAN buổi sáng 11/12: ASEAN-Nhật Bản hợp tác tăng cường năng lực an ninh mạng, Singapore đánh giá cao Việt Nam tổ chức thành công ADMM

Tin tức ASEAN buổi sáng 11/12: ASEAN-Nhật Bản hợp tác tăng cường năng lực an ninh mạng, Singapore đánh giá cao Việt Nam tổ chức thành công ADMM

TGVN. ASEAN-Nhật Bản hợp tác tăng cường năng lực an ninh mạng, Singapore đánh giá cao Việt Nam tổ chức thành công ADMM và ADMM+… ...

Thứ trưởng Lê Hoài Trung: Ba kết quả lớn của Hội nghị quốc tế về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh

Thứ trưởng Lê Hoài Trung: Ba kết quả lớn của Hội nghị quốc tế về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh

TGVN. Nhân dịp bế mạc Hội nghị quốc tế về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung đã ...

Tin tức ASEAN buổi sáng 10/12: Khai mạc Hội nghị ADMM-14; Indonesia vẫn là ổ dịch Covid-19 nghiêm trọng nhất khối

Tin tức ASEAN buổi sáng 10/12: Khai mạc Hội nghị ADMM-14; Indonesia vẫn là ổ dịch Covid-19 nghiêm trọng nhất khối

TGVN. Khai mạc Hội nghị ADMM-14; Indonesia vẫn là ổ dịch Covid-19 nghiêm trọng nhất khối… là những thông tin chính trong bản tin ASEAN ...

(theo The Diplomat)

Bài viết cùng chủ đề

ASEAN

Xem nhiều

Đọc thêm

Giá cà phê hôm nay 23/12/2024: Giá cà phê robusta giảm gần 100 USD, năm đặc biệt đối với cà phê Việt Nam, chuyên gia lo ngại giá quá cao

Giá cà phê hôm nay 23/12/2024: Giá cà phê robusta giảm gần 100 USD, năm đặc biệt đối với cà phê Việt Nam, chuyên gia lo ngại giá quá cao

Giá cà phê hôm nay 23/12/2024: Giá cà phê robusta giảm gần 100 USD, năm đặc biệt đối với cà phê Việt Nam, chuyên gia lo ngại giá quá cao, ...
Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.500 đồng/kg.
Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 23/12-29/12

Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 23/12-29/12

Giáo hoàng gửi thông điệp Giáng sinh 2024, Hội nghị thượng đỉnh Liên minh kinh tế Á-Âu, lãnh đạo các nước SNG họp tại Nga... là những sự kiện quốc ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 23/12/2024: Xử Nữ cẩn thận bị lừa

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 23/12/2024: Xử Nữ cẩn thận bị lừa

Tử vi hôm nay 23/12/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/12/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 12 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/12/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 12 năm 2024

Lịch âm 23/12. Lịch âm 23/12/2024? Âm lịch hôm nay 23/12. Lịch vạn niên 23/12/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

Sự kiện diễn ra vào ngày 20/12 có sự tham dự và chia sẻ của các diễn giả đã và đang công tác tại Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, ...
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền đồng minh ở Syria là tổn thất khó bù đắp đối với Nga nhưng Moscow có thể không còn lựa chọn nào khác.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Phiên bản di động