Chiến tranh thương mại: Suy ngẫm để thích ứng

Gần một tháng qua, kể từ khi Tổng thống Mỹ D. Trump tuyên bố tăng thuế nhập khẩu hàng hoá Trung Quốc vào Mỹ từ 15-25%, hai bên Mỹ và Trung Quốc vừa tuyên chiến bằng lời, vừa hành động trên thực tế, lúc căng lúc dịu, lúc như động tác giả, lúc lại hành động thực bất ngờ. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
tin nhap 20180814160436 Chiến tranh thương mại - “Chơi” thế nào với ông Trump?
tin nhap 20180814160436 Thêm 16 tỷ USD hàng Trung Quốc bị Mỹ áp thuế 25% từ ngày 23/8

Mọi nước theo sát diễn biến tình hình, có những dự báo có tính khẳng định nhưng cũng có suy nghĩ đầy băn khoăn: Mỹ - Trung đã bắt đầu thật sự cuộc chiến tranh thương mại? Đây là sự tiếp nối những cọ xát buôn bán nhiều năm qua, hay là sự mở đầu những gì đó rất khác? Là biểu hiện cạnh tranh ở tầng chiến lược hay chỉ là sự tranh chấp mang tính chiến thuật?...

Đã biết, kể từ 2005, kim ngạch buôn bán của các nước Đông Á với Trung Quốc đã nhiều hơn kim ngạch của họ với Mỹ. Nhưng giới quân sự Mỹ đã từng cảnh báo rằng việc Mỹ sa lầy vào cuộc chiến tranh chống khủng bố toàn cầu, ở Afghanistan, Iraq từ sau vụ 11/9/2001… là cơ hội cho Trung Quốc “trỗi dậy hoà bình”. Hơn thế nữa, việc Mỹ ủng hộ Trung Quốc vào WTO từ cuối 2001 đã tạo thời cơ thuận lợi để Trung Quốc tận dụng toàn cầu hoá. Kết cục là từ 2010, Trung Quốc vượt qua Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới sau Mỹ, và từ đó đến nay càng rút ngắn nhanh chóng khoảng cách với Mỹ.

Nhiều chuyên gia đánh giá sự phát triển đó của Trung Quốc là sự thần kỳ nhất trong lịch sử kinh tế thế giới. Cùng với đó sức mạnh cứng cũng như sức mạnh mềm của Trung Quốc đều tăng cao. Về phía Mỹ, suốt cả giai đoạn từ nhiệm kỳ II của Tổng thống G.W. Bush (2005) và 8 năm cầm quyền tiếp theo của Tổng thống Obama, đã không vượt qua được khó khăn, mất dần thế “thượng phong đơn cực” có được từ sau Liên Xô sụp đổ. Và họ đang tự nói về các “sai lầm chiến lược” của mình!

tin nhap 20180814160436

Cờ vua hay cờ tướng?

Với Tổng thống Trump, con đại bàng Mỹ đang như sực tỉnh và phản ứng bất thần. Quan hệ Mỹ - Trung trở thành tiêu điểm chứa đầy mâu thuẫn, thấy cả sự nóng vội xen lẫn sự kiềm chế, đổi chác. Chiến tranh trên lời nói có lúc tưởng sẽ bùng nổ (như trong quan hệ Mỹ - Triều) nhưng không mấy ai nghĩ sẽ có xung đột quân sự giữa hai nước.

Nhiều người lo ngại sự cạnh tranh giữa hai cường quốc Mỹ - Trung lần này báo hiệu mở đầu một thời kỳ phức tạp mới chứ không là một giai đoạn ngắn. Năm 1949, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ra đời là đồng minh của Liên Xô thời “Chiến tranh Lạnh”; từ cuối những năm 60 đầu 70, đi với Mỹ để “Bốn hiện đại hóa”; từ đầu thế kỷ XXI, thành một trung tâm lớn độc lập trong trật tự đa trung tâm khi thế giới đã trở nên rất tùy thuộc. Thật khó dự báo xác suất nào cho cuộc đọ sức giữa các nước lớn, trước hết là giữa Mỹ và Trung Quốc, trong những năm tới. Nhưng chắc chắn là “ngày mai sẽ khác hôm nay”! Bàn cờ cặp đôi Tập Cận Bình/Donald Trump - một bên chơi cờ Tướng, một bên chơi cờ Vua sẽ rất nhiều tình huống gay cấn. Lại nhớ hồi ông Gorbachev lên, có người đã nhận định rằng “ông không phải là lãnh tụ mới của Liên Xô mà là lãnh tụ của một nước Nga mới”.

Chưa bao giờ như hiện nay, vị trí của các quốc gia trong hệ thống các quan hệ quốc tế có thể hình dung như hình thái một “Mạng nhện”. Sự chuyển động của các con nhện to, nhỏ đều làm rung động toàn mạng ở các mức độ khác nhau. Dù các cường quốc vẫn có trọng lượng chi phối nhưng các mối quan hệ quốc tế không còn là một chiều. Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 làm cho “vạn vật kết nối” thay vì Internet chỉ “kết nối mọi con người”, sẽ càng làm sâu sắc sự tuỳ thuộc giữa các quốc gia về tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, an ninh, văn hóa…

Và cũng chưa bao giờ, dù là những nước lớn nhất, nếu họ cứ hành động đơn phương chỉ để giành lợi ích riêng cho mình, mà lại không bị chống trả và thiệt hại. Cũng chưa bao giờ trong điều kiện thời bình, các quốc gia trung bình và nhỏ trong khi vừa chịu các tác động mạnh mẽ và trực tiếp của những thay đổi về kinh tế chính trị thế giới như hiện nay, lại vừa có thêm các cơ hội lớn để củng cố độc lập và phát triển của mình vì có nhiều dư địa hơn trước. Đại đa số các nước đang đa dạng hoá, đa phương hoá tối đa có thể mọi mối quan hệ với bên ngoài dù cho các điểm nóng và chính trị cường quyền đang ngăn cản và làm biến dạng tiến trình đó.

Đông Á sẽ ra sao?

Ở Đông Á, bên cạnh diễn biến kịch tính rất khó hiểu được nếu theo lối tư duy cũ về vấn đề Triều Tiên, thì tình hình Biển Đông và sự thay đổi chính sách của các trung tâm quyền lực và ảnh hưởng là Mỹ, Trung Quốc, Nga, Nhật, Ấn Độ, Australia đã dẫn đến một trạng thái mới cả trên thực địa cả về đấu tranh chính trị ngoại giao. Hiện tại các quốc gia Đông Nam Á phải suy ngẫm nhiều nhất về địa chính trị, địa kinh tế để thích ứng với một trật tự quốc tế mới đang định hình. Thời nay thiết nghĩ ranh giới giữa cái hợp lý và không hợp lý, giữa thuận lợi và thách thức, giữa độc lập và biệt lập, giữa đối nội và đối ngoại... thật mỏng manh.

Ở Singapore, một quốc gia nhạy cảm nhất trước những thay đổi môi trường chiến lược, đã có cuộc tranh luận gay gắt về lựa chọn chính sách nào với các nước lớn; Tổng thống Philippines Duterte, đang bị thách thức về phương cách quan hệ nào là tốt nhất cho lợi ích của đất nước sau bước điều chỉnh xích gần lại với Trung Quốc vừa qua; Có nước khác hành động quá thực dụng và “nhất biên đảo” như thời chiến tranh Lạnh. Nhưng đa số các nước ASEAN đang rất thận trọng chăm chú nhìn tứ phía để có chính sách phù hợp lợi ích của mình.

Và Việt Nam...

Dư luận bàn nhiều về Việt Nam. Những chủ đề như về “quan hệ chiến lược với Mỹ”; “chính sách cân bằng với các nước lớn, giới hạn và dư địa mới”, về “ASEAN đã là điểm tựa?”, “Hợp tác về Vành đai Con đường”, về “Thoát Trung”, về “Vòng cung Kim cương”… đã được đề cập. Có bàn luận thật giàu lý trí, nhưng cũng có những câu chuyện nặng nhiều cảm xúc.

Thiết nghĩ dù còn nhiều khó khăn, nhưng chưa bao giờ Việt Nam có được các điều kiện khả quan như hiện nay để củng cố hơn nữa vị thế là một chủ thể độc lập trong Mạng quan hệ quốc tế. Và câu hỏi thường tình lại đặt ra về cái gì là cần thiết và quyết định nhất cho thành công, câu trả lời cũng là thường tình. Đó là ở tầm nhìn, bản lĩnh và năng lực của con người Việt Nam ta.

Riêng trong ngoại giao, đó là “ứng vạn biến” của Ngoại giao Hồ Chí Minh trong điều kiện mới chưa bao giờ có -Thế giới Mạng-Đa trung tâm với nhiều điểm nóng và thế lực tham vọng đang cản trở.

Đại sứ Nguyễn Tâm Chiến

(Tiêu đề do TG&VN đặt)

tin nhap 20180814160436
Ngành dầu mỏ Mỹ nguy cơ "chới với" vì cuộc chiến thương mại

Giới chuyên gia nhận định, chiến tranh thương mại Mỹ-Trung có nguy cơ khiến ngành công nghiệp xuất khẩu dầu mỏ đang bùng nổ của ...

tin nhap 20180814160436
Mỹ muốn giải quyết bất đồng "ăn miếng trả miếng" với Trung Quốc

Nhà Trắng ngày 3/8 tuyên bố, Mỹ để ngỏ khả năng đàm phán thêm với Trung Quốc về cách giải quyết bất đồng thương mại ...

tin nhap 20180814160436
​Trung Quốc kêu gọi Mỹ "trở lại với lẽ phải"

Ngày 2/8, Trung Quốc kêu gọi Mỹ "trở lại với lẽ phải" trong thương mại, trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa hai nước ...

Bài viết cùng chủ đề

Hội nghị Ngoại giao lần thứ 30

Đọc thêm

Lịch cúp điện Long An  hôm nay ngày 24/12/2024

Lịch cúp điện Long An hôm nay ngày 24/12/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Long An theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 24/12/2024.
Sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ

Sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ

Phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ cao hơn định hướng Trung ương đặt ra, về cơ bản khắc phục được những vấn đề còn giao ...
Ba nước Sahel đồng lòng 'dứt áo ra đi' khỏi ECOWAS, đặt quân đội ở mức báo động tối đa

Ba nước Sahel đồng lòng 'dứt áo ra đi' khỏi ECOWAS, đặt quân đội ở mức báo động tối đa

Mali, Niger và Burkina Faso bác thời hạn do ECOWAS đưa ra để 3 quốc gia Sahel thay đổi quyết định trước khi chính thức rút lui khỏi tổ chức ...
Báo Thế giới và Việt Nam với tôi như một người bạn thân tình!

Báo Thế giới và Việt Nam với tôi như một người bạn thân tình!

Những tình cảm mà bà Phan Thu Hằng, Giám đốc Trung tâm UNESCO bảo tồn và giao lưu văn hóa quốc tế, Chủ tịch ICEP - Hanoi Classy, chia sẻ ...
Quân đội Philippines 'nhắm' thương vụ hệ thống tên lửa với Mỹ

Quân đội Philippines 'nhắm' thương vụ hệ thống tên lửa với Mỹ

Ngày 23/12, Philippines tuyên bố có kế hoạch mua hệ thống tên lửa Typhon của Mỹ để bảo vệ lợi ích trên biển của nước này.
Những lý do và cách gội đầu bằng bồ kết giúp mái tóc suôn mượt, chắc khỏe

Những lý do và cách gội đầu bằng bồ kết giúp mái tóc suôn mượt, chắc khỏe

Bồ kết là loại thảo dược được tin dùng từ xa xưa, giúp tóc chắc khỏe, suôn mượt, giảm gãy rụng trong mùa hanh khô.
Giá cà phê hôm nay 23/12/2024: Giá cà phê robusta giảm gần 100 USD, năm đặc biệt đối với cà phê Việt Nam, chuyên gia lo ngại giá quá cao

Giá cà phê hôm nay 23/12/2024: Giá cà phê robusta giảm gần 100 USD, năm đặc biệt đối với cà phê Việt Nam, chuyên gia lo ngại giá quá cao

Giá cà phê hôm nay 23/12/2024: Giá cà phê robusta giảm gần 100 USD, năm đặc biệt đối với cà phê Việt Nam, chuyên gia lo ngại giá quá cao, vì sao?
Giá heo hơi hôm nay 23/12: Tiếp tục tăng trên cả nước, lập đỉnh mới tại miền Bắc

Giá heo hơi hôm nay 23/12: Tiếp tục tăng trên cả nước, lập đỉnh mới tại miền Bắc

Nhìn chung, thị trường heo hơi hôm nay tiếp đà tăng tại cả ba miền, thậm chí lập đỉnh mới tại miền Bắc. Theo khảo sát, giá heo hơi trên cả nước đang dao động ...
Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.500 đồng/kg.
Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Trong khuôn khổ Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 (19 – 23/12/2024), duy nhất mô hình Trung Nguyên E-Coffee – Cộng đồng 3 nền văn minh cà phê được Bộ Quốc Phòng ...
Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt bứt phá trong khó khăn

Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt bứt phá trong khó khăn

Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt ghi điểm trong khó khăn.
Giá heo hơi hôm nay 22/12: Giá heo tăng trên cả 3 miền, nông dân Bình Phước chống dịch bệnh để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ cuối năm và dịp Tết

Giá heo hơi hôm nay 22/12: Giá heo tăng trên cả 3 miền, nông dân Bình Phước chống dịch bệnh để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ cuối năm và dịp Tết

Nhìn chung, thị trường heo hơi đang trên đà tăng nhanh và được dự báo sẽ đạt đỉnh mới trong tuần sau.
Bất động sản: Chung cư không còn sốt nóng, ‘soi’ bảng giá đất mới nhất tại Hà Nội, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ

Bất động sản: Chung cư không còn sốt nóng, ‘soi’ bảng giá đất mới nhất tại Hà Nội, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ

Thị trường địa ốc Thủ đô hạ nhiệt, Hà Nội ban hành bảng giá đất mới, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ… là tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Vốn FDI tác động tích cực tới thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội

Vốn FDI tác động tích cực tới thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội

Thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội vẫn giữ vị trí nổi bật. Trong 3 năm tới, sẽ có khoảng hơn 2.000 căn hộ dịch vụ được đưa ra phục vụ thị trường Thủ ...
Bất động sản: Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, 3 yếu tố tác động giá địa ốc, thủ tục xác nhận thu nhập khi mua nhà ở xã hội

Bất động sản: Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, 3 yếu tố tác động giá địa ốc, thủ tục xác nhận thu nhập khi mua nhà ở xã hội

Thủ tướng ban hành Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, người trẻ gặp khó khi mua nhà… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Những nơi đáng sống, làm việc và phát triển nhất được vinh danh tại Giải thưởng Bất động sản châu Á

Những nơi đáng sống, làm việc và phát triển nhất được vinh danh tại Giải thưởng Bất động sản châu Á

Hơn 130 chủ đầu tư, đơn vị thiết kế hàng đầu đã hội tụ tại đêm chung kết Giải thưởng Bất động sản châu Á Propertyguru 2024 tổ chức tại Bangkok (Thái Lan).
Bất động sản: Không phải chung cư, đây mới là phân khúc ‘đẻ ra tiền’; phác họa chân dung và tâm lý người thuê, Hà Nội rà soát hơn 700 dự án

Bất động sản: Không phải chung cư, đây mới là phân khúc ‘đẻ ra tiền’; phác họa chân dung và tâm lý người thuê, Hà Nội rà soát hơn 700 dự án

Nên rót tiền vào đầu tư chung cư hay đất nền? Người thuê địa ốc ưa thích phân khúc dưới 10 triệu đồng/tháng… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Cửa hàng ‘đất vàng’ Hà Nội ế khách thuê, giá nhà tăng chóng mặt, thu nhập cao cũng khó mua

Bất động sản: Cửa hàng ‘đất vàng’ Hà Nội ế khách thuê, giá nhà tăng chóng mặt, thu nhập cao cũng khó mua

Nhóm người có thu nhập cao nhất cũng khó mua nhà; cửa hàng trên 'đất vàng' Hà Nội ế khách thuê… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/12: USD được 'bơm nhiên liệu'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/12: USD được 'bơm nhiên liệu'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/12 ghi nhận động lực tăng giá cho đồng USD từ dự báo cắt giảm lãi suất chậm hơn.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12: USD tăng phi mã, vượt mốc 108, Won Hàn Quốc 'ì ạch'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12: USD tăng phi mã, vượt mốc 108, Won Hàn Quốc 'ì ạch'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12 ghi nhận đồng USD tăng trên mốc 108, đạt mức cao nhất trong hai năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12: USD 'tỏa sáng', leo đỉnh hai năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12: USD 'tỏa sáng', leo đỉnh hai năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12 ghi nhận đồng USD tăng so với các loại tiền tệ khác, đạt mức cao nhất trong hai năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12: USD và Yen Nhật đi cùng đường, EUR tiếp tục giảm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12: USD và Yen Nhật đi cùng đường, EUR tiếp tục giảm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12 ghi nhận đồng USD tăng so với các loại tiền tệ chính.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12: EUR tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầy biến động

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12: EUR tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầy biến động

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12 ghi nhận đồng USD giảm nhẹ so với các loại tiền tệ chính.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12: USD hướng đến tuần tăng tốt nhất

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12: USD hướng đến tuần tăng tốt nhất

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12 ghi nhận đồng USD hướng đến tuần tăng tốt nhất trong một tháng.
Phiên bản di động