Chile bạo loạn trước thềm Thượng đỉnh APEC - Vượt qua "kẻ thù" trong gương

Lưu Huỳnh
TGVN. Bạo loạn diễn ra vào thời điểm hết sức nhạy cảm, trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh APEC sẽ diễn ra vào tháng tới, đang có tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế và vị thế của Chile. Bình luận của Thế giới & Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
chile bao loan truoc them thuong dinh apec vuot qua ke thu trong guong Chile ngừng tăng giá vé tàu điện ngầm, ban bố lệnh giới nghiêm
chile bao loan truoc them thuong dinh apec vuot qua ke thu trong guong Xôn xao thông tin quả cầu lửa bí ẩn rơi xuống Chile
chile bao loan truoc them thuong dinh apec vuot qua ke thu trong guong
Phòng vé tàu điện ngầm rực cháy hôm 19/10 tại Santiago (Chile), địa điểm tổ chức Thượng đỉnh APEC ngày 16/11 tới. (Nguồn: Reuters)

Chile đang chứng kiến một trong những thời khắc hỗn loạn nhất trong lịch sử đất nước. Biểu tình kéo dài nhiều tuần phản đối tăng giá vé tàu điện lên 1,17 USD/vé/chuyến giờ cao điểm đã bùng phát thành bạo loạn. Riêng ngày 20/10, ít nhất 70 sự cố “bạo lực nghiêm trọng” đã diễn ra, với nhiều vụ cướp siêu thị cửa hàng, đốt xe buýt và trạm tàu điện ngầm, hay tấn công cảnh sát.

“Kẻ thù” trong gương

Ngày 19/10, bảo vệ quyết định công bố tình trạng khẩn cấp, triển khai quân đội trên đường phố lần đầu tiên kể từ khi chế độ độc tài Pinochet chấm dứt năm 1990, Tổng thống Chile Sebastian Pinera khẳng định: “Chúng ta đang chiến đấu với một kẻ thù hùng mạnh, sẵn sàng sử dụng vũ lực không khoan nhượng”. Song những gì đang diễn ra tại Chile cho thấy “kẻ thù hùng mạnh” ấy là bất bình đẳng thu nhập, sinh ra từ quyết sách kinh tế - xã hội của chính quốc gia này.

Chile là một trong những quốc gia phát triển nhất tại khu vực Mỹ Latin, với tổng thu nhập tính trên đầu người đạt 20.000 USD/năm. Tăng trưởng kinh tế đạt mức 2,5% và lạm phát 2%. Trái ngọt thì nhiều, nhưng người được hưởng thì ít. Nền kinh tế Chile phụ thuộc vào khai thác đồng và thường phát triển tích cực khi giá nguyên liệu này tăng, song người hưởng lợi hầu hết là chủ sở hữu nhà máy, công ty lớn: 75% tăng trưởng GDP của Chile đến từ tầng lớp thượng lưu.

Khi ấy bất bình đẳng thu nhập, hệ thống phúc lợi xã hội đắt đỏ là ngọn nguồn của xung đột tại đây. Bất bình đẳng thu nhập tại Chile cao hơn mức trung bình các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) tới 65%. Chính sách hỗ trợ người nghèo không được chú trọng. Dịch vụ công như nước sạch, điện, y tế, giáo dục hay giao thông công cộng đều bị và nắm giữ bởi các tập đoàn lớn, đẩy giá thành ở mức cao nhằm thu lợi nhuận. Điều này khiến người nghèo khó tiếp cận các dịch vụ này, khiến tính di động xã hội giảm và bất bình đẳng thu nhập tăng.

Cái khó có ló cái khôn?

Quan trọng hơn, “kẻ thù hùng mạnh” này không chỉ cản trở phát triển kinh tế mà còn đe dọa vị thế quốc tế của Chile thời gian tới. Chỉ chưa đầy một tháng nữa, Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 27 sẽ diễn ra tại Santiago. Đây là sự kiện đặc biệt quan trọng vì ba lý do chính.

Thứ nhất, thượng đỉnh APEC lần thứ 26 tại Papua New Guinea đã không ra được Tuyên bố chung và rõ ràng chẳng ai muốn lặp lại kịch bản này. Tuyên bố chung thường được coi là thước đo đánh giá thành công của một sự kiện quốc tế, thể hiện tính hiệu quả và cam kết của các thành viên trong vấn đề cùng quan tâm. Như vậy, nếu hai thượng đỉnh liên tiếp không có tuyên bố chung sẽ ảnh hưởng đến uy tín của APEC như một diễn đàn kinh tế lớn của khu vực và thế giới.

Thứ hai, từ lâu, Chile đã mong muốn có vai trò tích cực và có tiếng nói hơn hệ thống kinh tế quốc tế; việc tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) thể hiện rõ ước vọng đó. Khi ấy, một thất bại nào đó, dù nhỏ hay lớn, trong khuôn khổ APEC có thể ảnh hưởng tiêu cực đến mong muốn của Santiago.

Thứ ba, ngày 20/10, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố có thể cùng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp gỡ bên lề APEC ký thỏa thuận chấm dứt cuộc chiến thương mại đang gây nhiều hệ lụy cho kinh tế thế giới. Việc bảo đảm an ninh, thể hiện vai trò trung gian tại thời khắc ấy sẽ là dịp hiếm có để Chile ghi điểm với bạn bè quốc tế. Đổi lại, bỏ lỡ cơ hội này có thể tác động tiêu cực tới hình ảnh Santiago và cá nhân Tổng thống Sebastian Pinera. Thực tế này đòi hỏi Chile phải sớm khôi phục an ninh trật tự, ổn định tình hình, thể hiện nỗ lực nhằm giải quyết những vấn đề thâm căn nội tại của nền kinh tế và cơ cấu xã hội.

Người xưa hay nói: “Cái khó ló cái khôn”. “Cái khó” đã rõ ràng, song liệu Santiago có “cái khôn” cần thiết để vượt qua cái khó đó hay không, câu trả lời đang được nhiều người chờ đợi.

chile bao loan truoc them thuong dinh apec vuot qua ke thu trong guong Điện Kremlin lên tiếng về cuộc gặp Putin - Trump tại Hội nghị APEC 2019

TGVN. Ngày 6/10, Cố vấn Điện Kremlin Yuri Ushakov tuyên bố, Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Mỹ Donald Trump về lý ...

chile bao loan truoc them thuong dinh apec vuot qua ke thu trong guong Quan chức cao cấp APEC tích cực chuẩn bị cho Tuần lễ Cấp cao kỷ niệm 30 năm thành lập Diễn đàn

TGVN. Từ ngày 17-30/8, tại thành phố Puerto Varas, Chile đã diễn ra các hội nghị quan trọng của các Quan chức cao cấp APEC ...

chile bao loan truoc them thuong dinh apec vuot qua ke thu trong guong Hợp tác APEC 2019 - Kết nối con người, xây dựng tương lai

Triển khai chỉ đạo của các nhà Lãnh đạo tại Hội nghị Cấp cao APEC năm 2017 tại Đà Nẵng, xây dựng Tầm nhìn APEC ...

Lưu Huỳnh

Đọc thêm

Lễ hội Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2025 có gì đặc biệt?

Lễ hội Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2025 có gì đặc biệt?

Lần đầu tiên lễ hội Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng tăng thêm số lượng đội thi và đêm bắn...
Đời thường cuốn hút, trẻ trung của Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên

Đời thường cuốn hút, trẻ trung của Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên

Khác với hình ảnh gợi cảm mỗi khi xuất hiện ở sự kiện, đời thường của Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên vẫn vô cùng nổi bật, cuốn hút.
Argentina đẩy hợp tác với Ukraine, leo thang căng thẳng với Venezuela

Argentina đẩy hợp tác với Ukraine, leo thang căng thẳng với Venezuela

Tổng thống Argentina và người đồng cấp Ukraine đã có cuộc điện đàm quan trọng tập trung vào thúc đẩy hợp tác kinh tế và trao đổi về tình ...
AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

Các tổ chức mới phát hiện ra công nghệ AI có nguy cơ bỏ qua một dạng AI cũ hơn và đã được thiết lập tốt hơn, gọi là 'AI ...
Cuộc cạnh tranh việc làm giữa con người và AI

Cuộc cạnh tranh việc làm giữa con người và AI

Nhiều chuyên gia nhận định rằng trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay đổi căn bản nền kinh tế toàn cầu, đồng thời đe dọa thay thế con người trong ...
Năm 2025, Trường ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh tuyển sinh theo 3 phương thức

Năm 2025, Trường ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh tuyển sinh theo 3 phương thức

Trường ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh tăng chỉ tiêu tuyển sinh năm 2025 lên 4.000 (năm 2024 là 3.210 chỉ tiêu).
Argentina đẩy hợp tác với Ukraine, leo thang căng thẳng với Venezuela

Argentina đẩy hợp tác với Ukraine, leo thang căng thẳng với Venezuela

Tổng thống Argentina và người đồng cấp Ukraine đã có cuộc điện đàm quan trọng tập trung vào thúc đẩy hợp tác kinh tế và trao đổi về tình hình an ninh quốc tế.
Moscow phá âm mưu ám sát quan chức Bộ Quốc phòng, cáo buộc Mỹ, Anh chuẩn bị tấn công căn cứ quân sự của Nga tại Syria

Moscow phá âm mưu ám sát quan chức Bộ Quốc phòng, cáo buộc Mỹ, Anh chuẩn bị tấn công căn cứ quân sự của Nga tại Syria

Cơ quan An ninh Liên bang Nga đã ngăn chặn thành công các vụ tấn công khủng bố do cơ quan tình báo Ukraine lên kế hoạch.
Nhật Bản có thể sắp tổ chức 'siêu bầu cử'

Nhật Bản có thể sắp tổ chức 'siêu bầu cử'

Nhật Bản có thể tổ chức 'siêu bầu cử'vào mùa Hè năm tới.
Giá cà phê hôm nay 28/12/2024: Giá cà phê giảm mạnh phiên cuối tuần, yếu tố đẩy giá đi xuống, nguồn cung thật sự tăng hay giảm?

Giá cà phê hôm nay 28/12/2024: Giá cà phê giảm mạnh phiên cuối tuần, yếu tố đẩy giá đi xuống, nguồn cung thật sự tăng hay giảm?

Giá cà phê hôm nay 28/12/2024: Giá cà phê giảm mạnh phiên cuối tuần, yếu tố đẩy giá đi xuống, nguồn cung thật sự tăng hay giảm?
Thủ tướng Slovakia: 'Cuộc phiêu lưu phương Tây' có thể khiến Ukraine phải trả giá rất đắt, cũng không có lời mời gia nhập NATO

Thủ tướng Slovakia: 'Cuộc phiêu lưu phương Tây' có thể khiến Ukraine phải trả giá rất đắt, cũng không có lời mời gia nhập NATO

Thủ tướng Slovakia Robert Fico đã lên tiếng cảnh báo rằng Ukraine sẽ phải trả giá cho "cuộc phiêu lưu phương Tây".
Thủ tướng Đan Mạch cảnh báo về các mối đe dọa từ Moscow, kêu gọi giảm sự phụ thuộc vào Nga và Trung Quốc

Thủ tướng Đan Mạch cảnh báo về các mối đe dọa từ Moscow, kêu gọi giảm sự phụ thuộc vào Nga và Trung Quốc

Ngày 27/12, Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen lên tiếng cảnh báo về các mối đe dọa tiềm tàng từ Nga đối với Đan Mạch.
AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

Các tổ chức mới phát hiện ra công nghệ AI có nguy cơ bỏ qua một dạng AI cũ hơn và đã được thiết lập tốt hơn, gọi là 'AI phân tích'.
Cuộc cạnh tranh việc làm giữa con người và AI

Cuộc cạnh tranh việc làm giữa con người và AI

Nhiều chuyên gia nhận định rằng trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay đổi căn bản nền kinh tế toàn cầu, đồng thời đe dọa thay thế con người trong một số ngành nghề.
Phát ngôn gây sốc của ông Trump về việc mua Greenland: Không phải là lần đầu tiên, tại sao lại 'chấp niệm'?

Phát ngôn gây sốc của ông Trump về việc mua Greenland: Không phải là lần đầu tiên, tại sao lại 'chấp niệm'?

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã làm dậy sóng dư luận khi nhắc lại tuyên bố gây sốc muốn mua lại Greenland.
Kênh đào Panama - chứng nhân lịch sử ‘ba chìm bảy nổi’ trong thế sự xoay vần

Kênh đào Panama - chứng nhân lịch sử ‘ba chìm bảy nổi’ trong thế sự xoay vần

Sau những biến cố lịch sử trong quá khứ, Kênh đào Panama đã trải qua hơn 2 thập kỷ bình yên cho đến ngày 21/12.
Từ thiết quân luật đến luận tội

Từ thiết quân luật đến luận tội

Cụm từ 'thiết quân luật' từ lâu đã bị coi là điều cấm kỵ ở Hàn Quốc do vết thương mà lệnh này mang lại trong lịch sử.
Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Sau khi Nga tiến hành cuộc tấn công vào Ukraine bằng tên lửa đạn đạo Oreshnik, kho vũ khí hạt nhân của nước này được quan tâm hơn bao giờ hết.
Hành tinh nóng lên, nhưng ngoại giao khí hậu vẫn 'lạnh giá'

Hành tinh nóng lên, nhưng ngoại giao khí hậu vẫn 'lạnh giá'

Là trụ cột của nỗ lực đa phương về biến đổi khí hậu, ngoại giao khí hậu hiện đối mặt sóng ngầm mâu thuẫn giữa lợi ích và trách nhiệm của các bên liên quan.
Lộ trình ngoại giao của Ấn Độ trước thềm kỷ nguyên mới

Lộ trình ngoại giao của Ấn Độ trước thềm kỷ nguyên mới

Chính sách đối ngoại hiện đang là một chủ đề nóng tại Ấn Độ, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ truyền thông, giới học thuật và toàn xã hội.
Bài toán Syria không khó, quan trọng ở người giải

Bài toán Syria không khó, quan trọng ở người giải

Trước mớ rối ren như hiện nay, Syria có thể đi chệch hướng theo nhiều cách và nhân tố có thể 'nắn chỉnh' đúng hướng chính là Mỹ.
Dư luận quốc tế đánh giá cao 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng vừa được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua

Dư luận quốc tế đánh giá cao 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng vừa được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua

Sau khi Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Công ước LHQ về Tội phạm mạng (Công ước Hà Nội), nhiều quan chức LHQ đã lên tiếng đề cao văn kiện này.
Ukraine ngấm ngầm hồi sinh một sức mạnh vô song bị 'ngủ quên', hy vọng một phép màu

Ukraine ngấm ngầm hồi sinh một sức mạnh vô song bị 'ngủ quên', hy vọng một phép màu

Ukraine từng dẫn đầu thế giới trong ngành chế tạo tên lửa, và nước này đang có những tính toán thận trọng để lấy lại phong độ.
Dự đoán xung đột Nga-Ukraine năm 2025: Khắc nghiệt với cả hai, 'cuộc mặc cả lớn' liệu có xuôi, ai là người nhượng bộ trước?

Dự đoán xung đột Nga-Ukraine năm 2025: Khắc nghiệt với cả hai, 'cuộc mặc cả lớn' liệu có xuôi, ai là người nhượng bộ trước?

Năm 2025 sẽ là một năm đầy khó khăn với cả Ukraine và Nga trước nhiều yếu tố bất định.
Phiên bản di động