Chính phủ nghiên cứu tiếp thu ý kiến về quy định môn Lịch sử là môn bắt buộc

Phi Khanh
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cho biết, sẽ nghiên cứu tiếp thu ý kiến của nhân dân, đại biểu Quốc hội về việc quy định môn học Lịch sử là môn bắt buộc trong chương trình giáo dục ở cấp trung học phổ thông.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Chính phủ nghiên cứu
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành báo cáo trước Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội, trong đó có đề cập đến việc tiếp thu ý kiến quy định môn học Lịch sử. (Nguồn: Quochoi.gov.vn)

Sáng nay (23/5), kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV khai mạc. Thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã báo cáo bổ sung về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021, tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội những tháng đầu năm 2022.

Về các vấn đề liên quan đến y tế, giáo dục, Phó thủ tướng Lê Văn Thành cho hay sẽ tiếp tục thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch, tăng cường năng lực y tế, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Đặc biệt, sẽ nghiên cứu tiếp thu ý kiến của nhân dân, đại biểu Quốc hội về việc quy định môn học lịch sử là môn bắt buộc trong chương trình giáo dục ở cấp trung học phổ thông.

Trước đó, thảo luận tại Phiên họp toàn thể lần thứ 3 vào sáng 22/5, Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội đề nghị Bộ GD&ĐT tiếp thu ý kiến theo hướng quy định môn học Lịch sử là bắt buộc ở cấp THPT trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Theo Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Nguyễn Thị Mai Hoa, Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội đã có báo cáo về việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông đối với môn Lịch sử bậc THPT.

Cụ thể, sau thời gian lấy ý kiến, đa số không đồng tình đối với việc đưa môn Lịch sử bậc THPT thành môn lựa chọn với một số lý do.

Thứ nhất, Lịch sử là môn học đặc biệt quan trọng, giữ vai trò chủ đạo trong giáo dục chính trị, tư tưởng đối với thế hệ trẻ; giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc, truyền thống văn hóa, lịch sử; bồi dưỡng năng lực tư duy, hành động, thái độ ứng xử đúng đắn trong đời sống xã hội; từ đó hình thành những phẩm chất của công dân Việt Nam, công dân toàn cầu trong xu thế phát triển của thời đại.

Thứ hai, xét về tâm sinh lý lứa tuổi, học sinh THPT (từ 15-17 tuổi) có sự trưởng thành về nhận thức, khả năng tiếp nhận tốt hơn về lịch sử đất nước và lịch sử cách mạng Việt Nam. Đây cũng là lứa tuổi quyết định sự hình thành thế giới quan, hệ thống quan điểm về tự nhiên, về xã hội, về các nguyên tắc và quy tắc ứng xử, định hướng giá trị của con người.

Xét về khoa học giáo dục, việc bồi dưỡng kiến thức lịch sử cho học sinh trung học phổ thông là cần thiết nhằm phát triển con người toàn diện, khơi dậy truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, niềm tin, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc của con người Việt Nam.

Tuy nhiên, nếu học sinh không lựa chọn môn lịch sử ở cấp THPT (số lượng có thể lên tới 50% học sinh), các em sẽ không được tiếp cận với những kiến thức rất quan trọng, có ý nghĩa giáo dục đối với lứa tuổi này.

Thứ ba, ở nhiều nước trên thế giới, môn Lịch sử trong Chương trình trung học phổ thông luôn là môn học bắt buộc (Hoa Kỳ, Pháp, Australia, Nhật Bản, Trung Quốc…).

Từ các lý lẽ trên, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục cho rằng, môn Lịch sử có vị trí đặc biệt, có ý nghĩa rất quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông, học sinh cần được trang bị khối lượng kiến thức này.

Vì vậy, đại biểu thống nhất đề nghị Bộ GD&ĐT tiếp thu ý kiến các tầng lớp nhân dân, đội ngũ chuyên gia lịch sử, các đại biểu Quốc hội theo hướng quy định Lịch sử là môn học bắt buộc đối với cấp THPT trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với khối lượng kiến thức phù hợp; thiết kế bao gồm khối lượng kiến thức lịch sử (phần bắt buộc) và khối lượng kiến thức định hướng nghề nghiệp (phần lựa chọn).

Khi môn Lịch sử cấp THPT là môn học lựa chọn, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đưa ra 3 khả năng.

Nếu học sinh lựa chọn môn Lịch sử là một trong 5 môn học lựa chọn, học sinh sẽ học tổng thời lượng 210 tiết/3 năm học (tăng 70 tiết so với Chương trình giáo dục phổ thông 2006).

Nếu học sinh lựa chọn môn Lịch sử là một trong 5 môn học lựa chọn, đồng thời lựa chọn chuyên đề học tập là môn Lịch sử, học sinh sẽ học tổng thời lượng 315 tiết/3 năm học (tăng 175 tiết so với Chương trình giáo dục phổ thông 2006).

Nếu học sinh không lựa chọn môn Lịch sử thì không học thêm tiết nào. Kiến thức phổ thông dừng lại ở kiến thức chương trình tiểu học, trung học cơ sở và tích hợp ở một số môn học khác. Về thời lượng học ít hơn Chương trình giáo dục phổ thông 2006 là 140 tiết.

Cũng như ở giai đoạn giáo dục cơ bản, ở cấp trung học phổ thông, nội dung giáo dục lịch sử cũng được đưa vào Nội dung giáo dục của địa phương, trong đó có những chủ đề về lịch sử địa phương chiếm thời lượng khoảng 10 tiết/năm học cho mỗi lớp, đồng thời, môn Giáo dục quốc phòng và an ninh cấp trung học phổ thông là môn học bắt buộc với thời lượng 35 tiết/năm học, trong đó giáo dục cho học sinh về truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc, lực lượng vũ trang nhân dân và nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Sau khi nghe thảo luận, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết sẽ tiếp thu các ý kiến và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Bà Nguyễn Thị Việt Nga (Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương) cho biết đồng tình với kiến nghị trong báo cáo của ủy ban về việc quy định Lịch sử là môn học bắt buộc.

Theo bà Nga, qua nghiên cứu thấy hiện nay học sinh không mặn mà với môn học này, thể hiện qua việc ở nhiều kỳ thi điểm rất kém và phỏng vấn một số học sinh nói không thích môn Lịch sử.

Bà Nga cho rằng nguyên nhân không hẳn do môn học này không hấp dẫn mà do chương trình nặng về kiến thức hàn lâm, ôm đồm và cách trình bày khá tẻ nhạt.

Đồng thời, hiện nay việc dạy học và thi môn Lịch sử vẫn theo phương pháp cũ. Ở một số trường, dù các giáo viên có thay đổi về phương pháp, tìm tòi, ứng dụng công nghệ thông tin... nhưng mục đích vẫn chỉ là cung cấp và yêu cầu học sinh ghi nhớ sự kiện con số.

TS. Nguyễn Thị Phương Dung và dự án lan tỏa cảm hứng giáo dục trong cộng đồng

TS. Nguyễn Thị Phương Dung và dự án lan tỏa cảm hứng giáo dục trong cộng đồng

Với kinh nghiệm giảng dạy và hướng dẫn sinh viên nghiên cứu, TS. Nguyễn Thị Phương Dung đang góp phần lan tỏa giá trị giáo ...

Không ngừng học tập, rèn luyện theo Chủ tịch Hồ Chí Minh là tiêu chí, thước đo và phương châm hành động của cán bộ, đảng viên

Không ngừng học tập, rèn luyện theo Chủ tịch Hồ Chí Minh là tiêu chí, thước đo và phương châm hành động của cán bộ, đảng viên

Nhân kỷ niệm 132 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2022), chia sẻ với báo Thế giới & Việt Nam, GS. NGND Nguyễn ...

(tổng hợp)

Xem nhiều

Đọc thêm

Hàn Quốc và Mỹ siết chặt hợp tác, sẵn sàng ứng phó nguy cơ trên không gian

Hàn Quốc và Mỹ siết chặt hợp tác, sẵn sàng ứng phó nguy cơ trên không gian

Hàn Quốc và Mỹ nhất trí tổ chức một cuộc tập trận mô phỏng trên la bàn ứng phó với các mối đe dọa trên không gian vào năm 2025.
Những ‘cú twist’ đối ngoại sẽ tái định hình ‘phong cách Donald Trump’

Những ‘cú twist’ đối ngoại sẽ tái định hình ‘phong cách Donald Trump’

‘Nước Mỹ trên hết’, ‘chia sẻ trách nhiệm’, ‘áp lực tối đa’, ‘cây gậy và củ cà rốt’… sẽ là những cách tiếp cận mới mang ‘thương hiệu’ riêng của ...
Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Thanh Bình: Chuyến công tác của Thủ tướng đã thành công hết sức tốt đẹp, cả đa phương và song phương

Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Thanh Bình: Chuyến công tác của Thủ tướng đã thành công hết sức tốt đẹp, cả đa phương và song phương

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Thanh Bình trả lời về kết quả chuyến công tác tại Trung Quốc từ ngày 5-8/11 của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Chuyên gia hàng đầu: Mặc ông Trump hù dọa, Trung Quốc vẫn tự tin đặt mức tăng trưởng 5% cho năm 2025

Chuyên gia hàng đầu: Mặc ông Trump hù dọa, Trung Quốc vẫn tự tin đặt mức tăng trưởng 5% cho năm 2025

Theo chuyên gia kinh tế nổi tiếng, Bắc Kinh dự kiến ​​sẽ đặt lại mục tiêu tăng trưởng kinh tế ở mức khoảng 5% vào năm 2025 bất chấp lời ...
Trùng Khánh: Vùng biên viễn yên bình, thơ mộng giữa non nước Cao Bằng

Trùng Khánh: Vùng biên viễn yên bình, thơ mộng giữa non nước Cao Bằng

Nắng vàng như mật rải khắp triền núi, làng mạc, cánh đồng ở huyện Trùng Khánh (Cao Bằng) khiến khung cảnh nên thơ, đẹp như tranh vẽ.
Phó Chủ tịch nước thăm chính thức Thụy Điển: Củng cố và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ tốt đẹp giữa hai nước

Phó Chủ tịch nước thăm chính thức Thụy Điển: Củng cố và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ tốt đẹp giữa hai nước

Đại sứ Trần Văn Tuấn lời phỏng vấn báo chí về chuyến thăm chính thức Vương quốc Thụy Điển của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân.
Lịch đi nghĩa vụ quân sự 2025 là khi nào?

Lịch đi nghĩa vụ quân sự 2025 là khi nào?

Lịch đi nghĩa vụ quân sự 2025 là khi nào? Trường hợp nào không đi nghĩa vụ quân sự 2025? Mời độc giả tham khảo bài viết dưới đây.
Dự báo: Bão số 7 có thể rất nguy hiểm với tàu thuyền trên khu vực Bắc và giữa Biển Đông, vùng biển ven bờ Trung-Nam Trung Bộ trong các ngày 8-12/11

Dự báo: Bão số 7 có thể rất nguy hiểm với tàu thuyền trên khu vực Bắc và giữa Biển Đông, vùng biển ven bờ Trung-Nam Trung Bộ trong các ngày 8-12/11

Hồi 10h (ngày 8/11), vị trí tâm bão số 7 ở vào khoảng 18,3 độ Vĩ Bắc; 118,9 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông.
Hà Nội: Hành trình mới của những cây xanh gãy đổ sau bão Yagi

Hà Nội: Hành trình mới của những cây xanh gãy đổ sau bão Yagi

Gỗ cây xanh gãy đổ sau bão Yagi không phải là phế liệu. Chúng đã được tái sinh, mang lại giá trị kinh tế bất ngờ.
Thứ tự các xe đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông (xe cứu hỏa, xe cứu thương, xe con)?

Thứ tự các xe đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông (xe cứu hỏa, xe cứu thương, xe con)?

Thứ tự các xe đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông (xe cứu hỏa, xe cứu thương, xe con)? Xe ô tô không nhường đường cho xe ưu tiên đang làm nhiệm ...
Nguyễn Hồng Hạnh giành ngôi Quán quân cuộc thi THE E-FACE 2024

Nguyễn Hồng Hạnh giành ngôi Quán quân cuộc thi THE E-FACE 2024

Đêm Chung kết THE E-FACE 2024 đã khép lại thành công rực rỡ, với ngôi vị Quán quân thuộc về Nguyễn Hồng Hạnh.
Tin bão trên Biển Đông: Bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, tiến về phía quần đảo Hoàng Sa

Tin bão trên Biển Đông: Bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, tiến về phía quần đảo Hoàng Sa

Sáng sớm nay (8/11), bão Yinxing đã đi vào vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 trong năm 2024.
Những lợi ích tuyệt vời từ chạy bộ

Những lợi ích tuyệt vời từ chạy bộ

Chạy bộ là môn thể thao tốt cho sức khỏe, làm tăng bè xương, tăng lắng đọng canxi ở xương, từ đó giúp xương chắc khỏe, lưu thông khí huyết tốt hơn.
Những thực phẩm nào giúp no lâu, giảm cảm giác thèm ăn hiệu quả?

Những thực phẩm nào giúp no lâu, giảm cảm giác thèm ăn hiệu quả?

Những thực phẩm nguyên chất chứa nhiều chất xơ, protein, nước và chất béo lành mạnh sẽ giúp bạn no lâu, giảm cảm giác thèm ăn.
8 lợi ích sức khỏe khi uống trà matcha hằng ngày

8 lợi ích sức khỏe khi uống trà matcha hằng ngày

Tiêu thụ trà matcha mỗi ngày giúp não bộ tỉnh táo, giảm căng thẳng, kiểm soát cân nặng và đường huyết, hỗ trợ sức khỏe đường ruột và giảm cân.
Chuyên gia tư vấn về nguyên nhân và biện pháp giảm nguy cơ thiếu máu lên não

Chuyên gia tư vấn về nguyên nhân và biện pháp giảm nguy cơ thiếu máu lên não

Thiếu máu lên não là tình trạng máu lên não không đủ, khiến tế bào não không được nuôi dưỡng, là một dấu hiệu cảnh báo nhồi máu não.
Những loại vitamin là 'cứu tinh' của da khô, lão hóa nhanh

Những loại vitamin là 'cứu tinh' của da khô, lão hóa nhanh

Thiếu hụt vitamin C hay E ảnh hưởng đến khả năng giữ ẩm, bảo vệ tế bào da khỏi tổn thương do môi trường, khiến da khô, lão hóa nhanh.
Lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Để đáp ứng nhu cầu cấp thiết và phù hợp với sự thay đổi của bối cảnh kinh tế - xã hội thì việc xây dựng Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số ...
Phiên bản di động