Chính phủ Nhật Bản đối phó Covid-19: Bây giờ hoặc không bao giờ

Lưu Huỳnh
TGVN. Dự thảo về Tình trạng khẩn cấp là bước đi cần, song liệu đã đủ để đối phó dịch viêm đường hô hấp cấp do virus corona (Covid-19), cứu vãn Olympic Tokyo 2020 cũng như uy tín của chính phủ Nhật Bản.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
chinh phu nhat ban doi pho covid 19 bay gio hoac khong bao gio Kinh tế Nhật Bản trong tình trạng mong manh vì Covid-19
chinh phu nhat ban doi pho covid 19 bay gio hoac khong bao gio Wall Street Journal: Thế vận hội Tokyo 2020 có thể bị hoãn tới vài năm vì Covid-19
chinh phu nhat ban doi pho covid 19 bay gio hoac khong bao gio
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong buổi họp của Thượng viện ngày 11/3. (Nguồn: AFP)

Dự thảo đã được Nội các Nhật Bản thông qua ngày 10/3 và nếu được Quốc hội phê chuẩn, sẽ cho phép Thủ tướng Shinzo Abe công bố tình trạng khẩn cấp, kiểm soát di chuyển của người dân, điều động các tòa nhà làm bệnh viện và thực hiện nhiều biện pháp quyết liệt cần thiết khác. Tuy nhiên, Chánh Văn phòng Nội các Yoshihide Suga cũng trấn an rằng: “Hiện nay, chúng ta chưa ở trong hoàn cảnh phải công bố tình trạng khẩn cấp”. Tuy nhiên, sự thực liệu có phải vậy?

Ông Yu Uchiyama, Giáo sư Khoa học chính trị tại Đại học Tokyo (Nhật Bản), nhận định sở dĩ có dự thảo này bởi “Nhật Bản không có khuôn khổ pháp lý để đối phó với trường hợp này”. Theo ông, Nhật Bản đáng nhẽ phải thông qua dự thảo này từ lâu, đồng thời phản ứng nhanh và quyết liệt trước dịch bệnh. Đồng quan điểm, The Japan Times cho rằng tương tự động thái trước đó như hạn chế đi lại ở các vùng có dịch hay tăng cường sản lượng khẩu trang y tế, việc xem xét công bố tình trạng khẩn cấp của Nhật Bản là quá muộn so với các quốc gia khác.

Giải thích thực trạng này, cựu Bộ trưởng Y tế Yoichi Masuzoe, người từng có kinh nghiệm chống dịch cúm tại xứ sở hoa anh đào năm 2009, khẳng định: “Họ không có cảm nhận được sự khủng hoảng”. Một lý do khác được đưa ra đến từ việc đảng cầm quyền Dân chủ Tự do Nhật Bản (LDP) gặp khó khăn khi thông qua các dự thảo bị xem là hạn chế quyền con người.

Tuy nhiên, chắc chắn rằng phản ứng chậm trễ này sẽ để lại nhiều hậu quả khó lường.

Thứ nhất, số ca nhiễm tại Nhật Bản tiếp tục tăng: Ngoại trừ 700 người bị lây nhiễm trên con tàu Diamond Princess, đến ngày 11/3, quốc gia này đã ghi nhận 567 ca mắc Covid-19, với 12 người tử vong. Đáng ngại hơn, khách du lịch Trung Quốc tới Nhật Bản tháng Giêng đạt mức kỷ lục, 920.000 người, trong bối cảnh Covid-19 bùng phát từ Vũ Hán và lan rộng toàn Trung Quốc. Một phần trong số họ được cho là nguyên nhân của các ca nhiễm Covid-19 tại Nhật Bản.

Thứ hai, Nhật Bản phải hứng chịu chỉ trích hiếm hoi từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Dịch bệnh Mỹ (CDC) về cách xử lý ca nhiễm Covid-19 trên tàu Diamond Princess, khiến tình hình trầm trọng hơn, theo đó cứ 5 người thì có 1 người nhiễm; 7 người đã thiệt mạng.

Thứ ba, sự gia tăng liên tục ca nhiễm Covid-19 đã khiến tỷ lệ ủng hộ chính phủ Nhật Bản hạ xuống mức thấp nhất kể từ tháng 7/2018, đạt mức 43%. Con số này dự kiến sẽ tiếp tục giảm nếu Tokyo không có biện pháp hữu hiệu nhằm phòng, chống và kiểm soát dịch bệnh. Năm 2011, thảm họa động đất sóng thần ngày 11/3 không chỉ khiến 20.000 người thiệt mạng và mất tích, mà còn khiến đảng Dân chủ đánh mất sự ủng hộ của người dân, tạo điều kiện cho LDP trở lại. Ông Shinzo Abe rõ ràng không muốn kịch bản này lặp lại đối với mình.

Thứ tư, chừng nào dịch Covid-19 chưa được kiểm soát, Olympic Tokyo 2020 vẫn phải đối mặt với khả năng bị hủy bỏ. Nếu thành sự thực, nó sẽ giáng mạnh vào uy tín của Thủ tướng Abe, khi không có biện pháp phòng, chống và kiểm soát dịch quyết liệt và hiệu quả.

Trong bối cảnh đó, việc thông qua dự thảo ban bố tình trạng khẩn cấp là một bước đi cần thiết, nhưng là chưa đủ. Chính phủ Nhật Bản cần nhanh, quyết liệt hơn nhằm cứu vãn mạng sống của người dân, Olympic Tokyo 2020 nói riêng và uy tín Thủ tướng Abe cùng LDP nói chung.

chinh phu nhat ban doi pho covid 19 bay gio hoac khong bao gio

Covid-19: Thổ Nhĩ Kỳ có ca nhiễm đầu tiên, dịch đe dọa thủ đô của Hàn Quốc, Nhật có số ca nhiễm mới trong ngày cao nhất

TGVN. Ngày 10/3, Bộ trưởng Y tế Thổ Nhĩ Kỳ Fahrettin Koca thông báo, một nam bệnh nhân đã xét nghiệm dương tính với virus corona ...

chinh phu nhat ban doi pho covid 19 bay gio hoac khong bao gio

Đánh giá hiệu quả từ chính sách Abenomics của Thủ tướng Shinzo Abe

TGVN. Kể từ khi lên nắm quyền cuối 2012, Thủ tướng Shinzo Abe đã thay đổi chính sách quản lý kinh tế vĩ mô của Nhật ...

chinh phu nhat ban doi pho covid 19 bay gio hoac khong bao gio

Dịch Covid-19: Nhật Bản ghi nhận 45 ca nhiễm mới, Israel tuyên bố đại dịch tồi tệ nhất trong 100 năm

TGVN. Tính đến 10h30 (giờ địa phương) ngày 8/3, số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 tại Nhật Bản đã tăng thêm 45 ...

Bài viết cùng chủ đề

Olympic Tokyo 2021

Đọc thêm

EU đưa thông báo mới liên quan đến tài sản Nga; tiền của Moscow bị đóng băng tại Thụy Sỹ giảm - nước này có lối đi riêng?

EU đưa thông báo mới liên quan đến tài sản Nga; tiền của Moscow bị đóng băng tại Thụy Sỹ giảm - nước này có lối đi riêng?

EU này đã soạn thảo kế hoạch sử dụng lợi tức thu được từ tài sản của Nga bị phong tỏa ở phương Tây.
Bị thu hồi bằng lái xe do cho người khác mượn sẽ phải sát hạch lại từ ngày 1/6/2024

Bị thu hồi bằng lái xe do cho người khác mượn sẽ phải sát hạch lại từ ngày 1/6/2024

Tôi muốn hỏi có phải người bị thu hồi bằng lái xe do cho người khác mượn sẽ phải sát hạch lại từ ngày 1/6/2024 đúng không? – Độc giả ...
Trạm cứu hộ trái tim tập 21: Nghĩa chặn đánh tình cũ của vợ

Trạm cứu hộ trái tim tập 21: Nghĩa chặn đánh tình cũ của vợ

Trạm cứu hộ trái tim tập 21, Nghĩa nghi ngờ Vũ gian díu và có con với Hà nên chặn đánh tình cũ của vợ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4: USD mất mốc 106 điểm, Yen Nhật nhận sự can thiệp mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4: USD mất mốc 106 điểm, Yen Nhật nhận sự can thiệp mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4 ghi nhận đồng USD giảm mạnh, mất mốc 106 điểm.
Viên kim cương nhân tạo đầu tiên trên thế giới được tạo ra từ chiết xuất hoa mẫu đơn đỏ

Viên kim cương nhân tạo đầu tiên trên thế giới được tạo ra từ chiết xuất hoa mẫu đơn đỏ

Các nhà khoa học đến từ Trung Quốc đã tạo ra một viên kim cương 3 carat hoàn toàn từ nguyên tố carbon có nguồn gốc từ hoa mẫu đơn ...
Body nuột nà của 'ngọc nữ' Ninh Dương Lan Ngọc

Body nuột nà của 'ngọc nữ' Ninh Dương Lan Ngọc

Để có body hoàn hảo, 'ngọc nữ màn ảnh Việt' Ninh Dương Lan Ngọc chăm chỉ trong việc giữ gìn hình thể bằng việc tập gym, thể thao.
Ấn Độ thử thành công tên lửa đạn đạo không đối đất tầm ngắn

Ấn Độ thử thành công tên lửa đạn đạo không đối đất tầm ngắn

Tên lửa đạn đạo không đối đất này có tên Crystal Maze 2, được Ấn Độ mua của Israel, còn được gọi là ROCKS.
Israel phát lệnh sơ tán khẩn ở Bắc Dải Gaza, chuẩn bị hành động dữ dội

Israel phát lệnh sơ tán khẩn ở Bắc Dải Gaza, chuẩn bị hành động dữ dội

Israel ra lệnh cho người dân thành phố Beit Lahia ở phía Bắc Dải Gaza sơ tán khẩn cấp trước một cuộc tấn công dữ dội mới của nước này.
NATO đổ bộ lực lượng 'khủng' gần biên giới Nga, một nước thành viên tiết lộ 'sốc' trong mối quan hệ Mỹ-NATO-EU

NATO đổ bộ lực lượng 'khủng' gần biên giới Nga, một nước thành viên tiết lộ 'sốc' trong mối quan hệ Mỹ-NATO-EU

Nhóm quân tăng cường của NATO gần biên giới Nga lên tới 33.000 người, khoảng 300 xe tăng và hơn 800 phương tiện chiến đấu bọc thép khác.
Điểm tin thế giới sáng 24/4: Quân tăng viện NATO ở biên giới Nga, Anh nâng chi tiêu quốc phòng, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ thăm Iraq

Điểm tin thế giới sáng 24/4: Quân tăng viện NATO ở biên giới Nga, Anh nâng chi tiêu quốc phòng, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ thăm Iraq

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 24/4.
Thúc đẩy giá trị Anh ở Trung Á và Mông Cổ

Thúc đẩy giá trị Anh ở Trung Á và Mông Cổ

Ngoại trưởng Anh David Cameron thăm Tajikistan, Kyrgyzstan, Uzbekistan, Turkmenistan, Kazakhstan và Mông Cổ để tăng cường gắn kết với khu vực then chốt này.
Quốc vương Qatar lần đầu tiên thăm Nepal

Quốc vương Qatar lần đầu tiên thăm Nepal

Đích thân Tổng thống Nepal Ramchandra Paudel chào đón Quốc vương Qatar Sheikh Tamim bin Hamad Al-Thani tại sân bay quốc tế Tribhuvan ở Kathmandu.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động