Nhỏ Bình thường Lớn

Chính phủ phê duyệt Chiến lược Ngoại giao văn hóa đến năm 2030

Ngày 30/11, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh đã ký Quyết định số 2013/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược Ngoại giao văn hóa đến năm 2030.
Chính phủ phê duyệt Chiến lược Ngoại giao văn hóa đến năm 2030
Một tiết mục trong khuôn khổ Những ngày văn hóa Việt Nam tại Liên bang Nga. (Nguồn: TTXVN)

Chiến lược Ngoại giao văn hóa đến năm 2030 đã đưa ra các quan điểm, phương châm, mục tiêu và các giải pháp triển khai thực hiện công tác ngoại giao văn hóa của đất nước đến năm 2030.

Quan điểm của Chiến lược là bám sát chủ trương, đường lối đối ngoại và chính sách phát triển văn hóa của Đảng và Nhà nước đã được các kỳ Đại hội, nhất là Đại hội XIII của Đảng đề ra; xác định ngoại giao văn hóa là nhiệm vụ chung của cả hệ thống chính trị; là bộ phận cấu thành quan trọng của nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại; gắn kết và bổ trợ thực hiện với các chiến lược trong lĩnh vực đối ngoại, văn hóa, an ninh, quốc phòng, thông tin tuyên truyền, khoa học, giáo dục.

Phương châm triển khai Chiến lược là nhằm thực hiện hiệu quả đường lối đối ngoại, đồng thời tôn vinh, nâng tầm văn hóa Việt Nam; lấy địa phương, người dân, doanh nghiệp làm trung tâm; xác định công tác ngoại giao văn hóa là quá trình thường xuyên, liên tục và tiếp tục tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ.

Chiến lược đã xác định mục tiêu tổng quát về việc sử dụng công cụ văn hóa trong ngoại giao nhằm đưa quan hệ Việt Nam với các đối tác đi vào chiều sâu, ổn định, bảo đảm lợi ích quốc gia-dân tộc, tạo lập và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, huy động nguồn lực bên ngoài, biến điều kiện thuận lợi, vị thế đất nước thành nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời dùng các biện pháp ngoại giao để tôn vinh các giá trị, vẻ đẹp của văn hóa Việt Nam, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, qua đó khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, tăng cường sức mạnh mềm, nâng cao vị thế đất nước.

Năm mục tiêu cụ thể của Chiến lược bao gồm: thúc đẩy quan hệ, hợp tác, xây dựng lòng tin với các quốc gia, tổ chức khu vực và quốc tế; hội nhập sâu, rộng trong các lĩnh vực về văn hóa tại các tổ chức, diễn đàn khu vực và quốc tế; quảng bá các giá trị văn hóa, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam; vận động, đa dạng hóa và bảo tồn, phát huy các di sản, danh hiệu quốc tế của Việt Nam; tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

Chiến lược đã đề ra 6 giải pháp đột phá và 5 giải pháp cụ thể để triển khai; trong đó: Tập trung tăng cường nghiên cứu, tham mưu chính sách; Tăng cường cơ chế phối hợp, thực hiện; Tăng cường nguồn lực; Gắn kết ngoại giao văn hóa với ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế; Gắn kết ngoại giao văn hóa với địa phương, người dân, doanh nghiệp và đồng bào Việt Nam ở nước ngoài; Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền.

Trong Chiến lược, các giải pháp được cụ thể hóa thành các đề án, kế hoạch của các bộ, ngành, địa phương để thực hiện Chiến lược Ngoại giao văn hóa.

Ngoại giao văn hóa kết nối Việt Nam với thế giới, thế giới với Việt Nam

Ngoại giao văn hóa kết nối Việt Nam với thế giới, thế giới với Việt Nam

Ngoại giao văn hóa là sức mạnh, công cụ hữu hiệu để phát huy vai trò tiên phong, đưa Việt Nam đến với thế giới, ...

Lãnh sự danh dự Việt Nam ở nước ngoài: Những ‘cánh tay nối dài’ của công tác ngoại giao văn hoá

Lãnh sự danh dự Việt Nam ở nước ngoài: Những ‘cánh tay nối dài’ của công tác ngoại giao văn hoá

Vụ trưởng Vụ Ngoại giao Văn hoá-UNESCO, Bộ Ngoại giao Mai Phan Dũng đã đề cao vai trò trợ thủ đắc lực của các Lãnh ...