Ngoại giao văn hóa kết nối Việt Nam với thế giới, thế giới với Việt Nam

Vũ Đăng Minh
Ngoại giao văn hóa là sức mạnh, công cụ hữu hiệu để phát huy vai trò tiên phong, đưa Việt Nam đến với thế giới, kết nối thế giới với Việt Nam...
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Ngoại giao văn hóa kết nối Việt Nam với thế giới, thế giới với Việt Nam
Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng chiếc Khèn, loại nhạc cụ dân tộc của đồng bào Thái ở Yên Châu (Sơn La) tặng trong dịp Người lên thăm Tây Bắc, ngày 7/5/1959. (Nguồn: TTXVN)

Văn hóa là cội nguồn sức mạnh, là bản sắc, hồn cốt để dân tộc Việt Nam tồn tại, phát triển trước nạn ngoại xâm, thiên tai khắc nghiệt; không bị đồng hóa trong ngàn năm Bắc thuộc, trăm năm dưới ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân. Cha ông ta đã đúc kết chân lý “văn hóa còn thì dân tộc còn”.

Kế thừa truyền thống dân tộc, văn hóa kết tinh, chiếm vị trí quan trọng trong đường lối, chính sách xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định vai trò cực kỳ quan trọng của văn hóa “soi đường cho quốc dân đi”.

Trong bài phát biểu tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng ngày 24/11, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: "Phát triển văn hóa là một trong những vấn đề trọng tâm, một nội dung nổi bật trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Đây là lần đầu tiên trong văn kiện Đại hội Đảng, Đảng ta đề cập một cách toàn diện và sâu sắc đến lĩnh vực văn hóa, từ chủ đề Đại hội đến các quan điểm, mục tiêu, định hướng lớn, nhiệm vụ trọng tâm, đột phá chiến lược".

Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII đề ra quan điểm “phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần”; chỉ rõ “phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam” là một trong những nội dung đột phá chiến lược.

Nghị quyết của Đảng định hướng xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Đó là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, các cấp, các ngành.

Nghị quyết của Đảng xác định rõ vị trí, vai trò và nhiệm vụ đối ngoại là tiếp tục phát huy vai trò tiên phong trong việc tạo lập và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, huy động các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước, nâng cao vị thế, uy tín của đất nước. Trong đó có nội dung “mở rộng và nâng cao hiệu quả ngoại giao văn hóa”.

Ngoại giao văn hóa là “sức mạnh mềm” của quốc gia, dân tộc, nâng tầm đất nước, tạo vị thế, sức hấp dẫn trong xây dựng, củng cố quan hệ giữa Việt Nam với các nước; là chất xúc tác thúc đẩy ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế; là công cụ quảng bá mạnh mẽ văn hóa Việt Nam, hình ảnh đất nước; là kênh vận động hiệu quả cho các di sản của đất nước; là cửa ngõ hội nhập văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

Nói khái quát, ngoại giao văn hóa là một hình thức ngoại giao thông qua văn hóa để thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ đối ngoại; sử dụng văn hóa để phục vụ các mục tiêu quốc gia, thông qua các hoạt động đối ngoại. Ngoại giao văn hóa là một trong ba trụ cột của nền ngoại giao toàn diện Việt Nam.

Ngoại giao văn hóa là sức mạnh, công cụ hữu hiệu để phát huy vai trò tiên phong, đưa Việt Nam đến với thế giới, kết nối thế giới với Việt Nam, góp phần nâng cao uy tín, vị thế đất nước trên trường quốc tế, thu hút nguồn lực bên ngoài, tạo lập môi trường thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đó là vinh dự và trọng trách của ngành Ngoại giao.

Ngoại giao văn hóa kết nối Việt Nam với thế giới, thế giới với Việt Nam
Đàn bầu hay độc huyền cầm là một loại nhạc cụ truyền thống độc đáo của người Việt, được nhiều bạn bè quốc tế yêu thích. Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un từng chơi thử nhạc cụ này trong chuyến thăm hữu nghị chính thức Việt Nam, tháng 3/2019. (Nguồn: TTXVN)

Để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ ngoại giao văn hóa, công tác đối ngoại cần thực hiện đồng bộ các biện pháp chủ yếu sau:

Một là, quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; vị trí, vai trò, nhiệm vụ đối ngoại nói chung, ngoại giao văn hóa nói riêng. Coi trọng ngoại giao văn hóa ngang với ngoại giao chính trị, kinh tế, đối ngoại quốc phòng, an ninh... Để quan điểm của Đảng trở thành kim chỉ nam cho mọi hoạt động đối ngoại.

Đặc biệt chú trọng phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam trong công tác đối ngoại, tạo sức hấp dẫn, thiện cảm, thu hút nguồn lực xây dựng đất nước. Đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm giàu văn hóa Việt Nam; tham mưu cho Đảng, Nhà nước các chủ trương, chính sách hội nhập, phát triển văn hóa, chống sự lai căng, xâm nhập của văn hóa độc hại.

Hai là, phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ, nhân viên ngoại giao. Mỗi cán bộ ngoại giao là một “Đại sứ văn hóa”, quảng bá văn hóa Việt Nam ở nước ngoài. Thông qua đội ngũ cán bộ, nhân viên ngoại giao, Chính phủ, cơ quan, tổ chức và nhân dân các nước hiểu rõ hơn, gắn bó hơn với đất nước, con người Việt Nam.

Muốn vậy, cần chú trọng bồi dưỡng, học tập, rèn luyện, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, ứng xử văn minh, để văn hóa dân tộc thấm đẫm, trở thành sức mạnh tự thân của cơ quan, cán bộ, nhân viên ngoại giao. Đồng thời cần am hiểu văn hóa nước bạn, tạo thuận lợi cho công tác đối ngoại.

Ngoại giao văn hóa kết nối Việt Nam với thế giới, thế giới với Việt Nam
Chương trình Tuần/ngày Việt Nam ở nước ngoài được Bộ Ngoại giao tổ chức tại nhiều nước với các nội dung đa dạng về hội họa, ẩm thực, văn học, nghệ thuật truyền thống... (Nguồm: TTXVN)

Ba là, coi trọng, phát huy vai trò của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Chúng ta có khoảng 5,3 triệu người Việt Nam ở trên 130 nước và vùng lãnh thổ, cầu nối quan trọng giữa Việt Nam với các nước. Đó là một bộ phận không tách rời, nguồn lực quan trọng của cộng đồng dân tộc Việt Nam.

Công tác người Việt Nam ở nước ngoài là một nội dung hết sức đặc thù và quan trọng của ngoại giao Việt Nam nói chung, ngoại giao văn hóa nói riêng. Để phát huy vai trò cộng đồng người Việt Nam ở nước, Bộ Ngoại giao phối hợp với các bộ, ngành liên quan, thực hiện tốt Nghị quyết 36, Chỉ thị 45 và Kết luận số 12-KL/TW ngày 128/2021, của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới. Cần tập hợp, kết nối, hỗ trợ, giúp kiều bào ổn định cuộc sống, hòa nhập, phát triển ở nước sở tại, học tiếng Việt, giữ gìn văn hóa Việt Nam, phát huy truyền thống, nâng cao lòng tự hào, tự tôn dân tộc, hướng về cội nguồn.

Bốn là, tham gia tích cực, có trách nhiệm, hiệu quả các tổ chức, diễn đàn đa phương như Liên hợp quốc, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Hội nghị Thượng đỉnh Á - Âu (ASEM), Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (AFEC)… với việc lồng ghép các hoạt động ngoại giao văn hóa.

Nâng cao hiệu quả các hoạt động ngoại giao văn hóa thông qua các diễn đàn, hội nghị, hội thảo quốc tế hoặc ngày lễ lớn, ngày thiết lập quan hệ ngoại giao của của Việt Nam với các nước.

Kế thừa thành tựu ngoại giao văn hóa trong những năm qua, quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, tiếp thu kiến nghị, đề xuất tâm huyết trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc ngày 24/11/2021, là cơ sở để góp phần thực hiện thắng lợi đường lối đối ngoại, chiến lược ngoại giao văn hóa trong bối cảnh mới.

Tự hào khi những giá trị văn hóa Việt Nam được UNESCO ghi nhận

Tự hào khi những giá trị văn hóa Việt Nam được UNESCO ghi nhận

Trả lời phỏng vấn Báo TG&VN, Thứ trưởng Ngoại giao Đặng Hoàng Giang, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO khẳng định, nghị quyết UNESCO ...

Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân: Chúng ta chưa chủ động tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại

Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân: Chúng ta chưa chủ động tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại

PGS.TS. nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân cho rằng, việc tiếp thu ảnh hưởng văn hóa bên ngoài đôi khi bị sa đà và xô bồ, ...

Bài viết cùng chủ đề

Đại hội Đảng lần thứ XII

Đọc thêm

Hòa đàm Nga-Ukraine: Một thành viên NATO tỏ lập trường trung lập, Tổng thống Putin 'có thể chấp nhận được', xung đột quân sự sắp kết thúc?

Hòa đàm Nga-Ukraine: Một thành viên NATO tỏ lập trường trung lập, Tổng thống Putin 'có thể chấp nhận được', xung đột quân sự sắp kết thúc?

Hòa đàm Nga-Ukraine: Một thành viên NATO tỏ lập trường trung lập, Tổng thống Putin 'không phản đối', xung đột quân sự sắp kết thúc?
BRICS: Nga 'mở rộng cửa đón người cùng chí hướng’, 4 quốc gia khác tiếp tục chờ, Trung Quốc lên tiếng về cơ chế mở rộng mới

BRICS: Nga 'mở rộng cửa đón người cùng chí hướng’, 4 quốc gia khác tiếp tục chờ, Trung Quốc lên tiếng về cơ chế mở rộng mới

BRICS: Nga 'mở rộng cửa đón người cùng chí hướng’, 4 quốc gia khác tiếp tục chờ, Trung Quốc lên tiếng về cơ chế mở rộng mới.
Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng làm việc tại Campuchia, thăm hỏi cộng đồng người gốc Việt

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng làm việc tại Campuchia, thăm hỏi cộng đồng người gốc Việt

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, đã có chuyến thăm làm việc tại thủ đô Phnom Penh, ...
Nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam thâm nhập thị trường châu Âu

Nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam thâm nhập thị trường châu Âu

Baoquocte.vn. Theo Đại sứ Việt Nam tại Phần Lan và Ba Lan, các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam có nhiều cơ hội mở rộng xuất khẩu, đầu tư sang ...
Lần đầu tiên, Thủ tướng Ishiba Shigeru thăm song phương, đó là nước nào?

Lần đầu tiên, Thủ tướng Ishiba Shigeru thăm song phương, đó là nước nào?

Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru sẽ thăm Malaysia và Indonesia từ ngày 9-12/1 tới.
Giá vàng hôm nay 28/12/2024: Giá vàng tăng tích cực bất chấp 'thời tiết xấu', dự báo năm 2025 đầy biến động và khả năng leo đỉnh 3.000 USD?

Giá vàng hôm nay 28/12/2024: Giá vàng tăng tích cực bất chấp 'thời tiết xấu', dự báo năm 2025 đầy biến động và khả năng leo đỉnh 3.000 USD?

Giá vàng hôm nay 28/12/2024: Giá vàng 'bay trong thời tiết xấu', vẫn tăng tích cực, chào đón năm 2025 đầy biến động với mốc 3.000 USD?
Ấn Độ: ‘Hướng Đông’ và ‘Ngó Tây’

Ấn Độ: ‘Hướng Đông’ và ‘Ngó Tây’

Những thay đổi trong chính sách của Ấn Độ trong thời gian gần đây cho thấy New Dehli ngày càng quan tâm tới hướng Tây như vùng Vịnh.
Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Chuyến thăm của Chủ tịch EC Ursula von der Leyen tới Ankara là cơ hội để Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm ảnh hưởng và mở thêm cơ hội gia nhập EU.
Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ một lần nữa cho thấy chiều sâu của mối quan hệ đối tác quân sự truyền thống giữa New Dehli và Moscow.
Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Việc Israel và Hezbollah chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn làm dấy lên hy vọng có thể tạo hiệu ứng hòa giải cho các 'điểm nóng' xung đột dai dẳng khác.
Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Những ngày gần đây, xung đột Nga-Ukraine có bước leo thang mới khó lường, cuộc chiến tên lửa căng thẳng, rộ lên cảnh báo nguy cơ Thế chiến III.
Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Tăng cường hợp tác an ninh giữa các nước láng giềng trong khu vực là chủ đề chính của Hội nghị thượng đỉnh các nước Bắc Âu và Baltic...
Bài toán Syria không khó, quan trọng ở người giải

Bài toán Syria không khó, quan trọng ở người giải

Trước mớ rối ren như hiện nay, Syria có thể đi chệch hướng theo nhiều cách và nhân tố có thể 'nắn chỉnh' đúng hướng chính là Mỹ.
Dư luận quốc tế đánh giá cao 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng vừa được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua

Dư luận quốc tế đánh giá cao 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng vừa được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua

Sau khi Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Công ước LHQ về Tội phạm mạng (Công ước Hà Nội), nhiều quan chức LHQ đã lên tiếng đề cao văn kiện này.
Ukraine ngấm ngầm hồi sinh một sức mạnh vô song bị 'ngủ quên', hy vọng một phép màu

Ukraine ngấm ngầm hồi sinh một sức mạnh vô song bị 'ngủ quên', hy vọng một phép màu

Ukraine từng dẫn đầu thế giới trong ngành chế tạo tên lửa, và nước này đang có những tính toán thận trọng để lấy lại phong độ.
Dự đoán xung đột Nga-Ukraine năm 2025: Khắc nghiệt với cả hai, 'cuộc mặc cả lớn' liệu có xuôi, ai là người nhượng bộ trước?

Dự đoán xung đột Nga-Ukraine năm 2025: Khắc nghiệt với cả hai, 'cuộc mặc cả lớn' liệu có xuôi, ai là người nhượng bộ trước?

Năm 2025 sẽ là một năm đầy khó khăn với cả Ukraine và Nga trước nhiều yếu tố bất định.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Phiên bản di động