Để Việt Nam trở thành nước phát triển, thu nhập trung bình cao

Linh Chi
Sự quyết tâm, bản lĩnh của các nhà lãnh đạo đất nước và cộng đồng doanh nghiệp sẽ là điều kiện tiên quyết để Việt Nam đạt được các mục tiêu quan trọng trong năm 2030 và 2045 mà Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đề ra.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Để Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập trung bình cao
Việt Nam cần có quyết tâm và thực hiện ngay một số thay đổi chiến lược để đạt được các mục tiêu quan trọng trong năm 2030 và 2045 mà Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đề ra. (Nguồn: Pháp luật)

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII xác định, về tầm nhìn và định hướng phát triển, đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, Việt Nam là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 cũng đặt mục tiêu tương tự. Bên cạnh đó, phấn đấu đến năm 2030, GDP bình quân đầu người của Việt nam đạt khoảng 7.500 USD. Trong 5 năm tới (2021-2025), Việt Nam xác định tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân đạt khoảng 6,5-7%/năm. Đến năm 2025, GDP bình quân đầu người khoảng 4.700-5.000 USD.

Nhiều triển vọng

Có thể thấy, với tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình 6,84%/năm trong giai đoạn 2016-2020, trong đó riêng 2 năm 2018 và 2019 đạt lần lượt 7,08% và 7,02%; Việt Nam bước vào giai đoạn 2021-2025 với nhiều triển vọng.

Thực tế qua 35 năm đổi mới, nhất là trong 20 năm trở lại đây, Việt Nam đã chứng minh rõ ràng điều đó. Từ một nước nghèo, chậm phát triển, nền kinh tế Việt Nam đã thực sự bước sang một giai đoạn phát triển mới, được cộng đồng quốc tế nhắc tới là một nước có quy mô GDP vươn lên đứng thứ 4 trong ASEAN, cùng với những bước tiến trên hàng loạt bảng xếp hạng uy tín toàn cầu.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc từng phát biểu tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII rằng, sau 35 năm đổi mới, nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Thế và lực lớn mạnh hơn nhiều, quy mô, tiềm lực, sức cạnh tranh của nền kinh tế được nâng lên. Trong đó, nước ta đã có quy mô GDP 343 tỷ USD, đứng 37 thế giới (từ xếp hạng thứ 55 đầu nhiệm kỳ), 1 trong 16 nền kinh tế mới nổi.

Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia tăng trưởng nhất thế giới. Việt Nam cũng là nước có độ mở kinh tế cao, tổng kim ngạch thương mại bằng 200% GDP. Nước ta đã quan hệ chính thức với 189/193 quốc gia, có quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư với trên 224 quốc gia, vùng lãnh thổ...

Theo PGS.TS. Vũ Minh Khương - chuyên gia cao cấp về chính sách phát triển kinh tế, Trường Chính sách công Lý Quang Diệu, Đại học Quốc gia Singapore, chỉ còn đúng 1/4 thế kỷ nữa là năm 2045, đất nước kỷ niệm 100 năm độc lập.

Nếu trong thời khắc đó, Việt Nam trở thành một quốc gia phát triển thì dân tộc ta sẽ ghi vào lịch sử nhân loại một câu chuyện phát triển thần kỳ. Đó là chỉ trong vòng 100 năm, một dân tộc có thể vượt qua cả ba chặng đường: “đứng dậy”, “thức dậy” và “trỗi dậy”.

Giai đoạn 1945-1975, Việt Nam đã nhất tề "đứng dậy" để xóa bỏ xiềng xích nô lệ, lầm than để giành lại độc lập tự do hoàn toàn cho đất nước.

Giai đoạn 1975-2015, cả nước đã trăn trở và "thức dậy" để tìm ra con đường thoát khỏi nghèo nàn và tư duy lạc hậu với công cuộc đổi mới lần thứ nhất (1986-2015). Điều này giúp Việt Nam tiến một bước lớn, cả về thế và lực.

Giai đoạn “trỗi dậy”, sau Đại hội Đảng lần thứ XII năm 2016, làn sóng đổi mới lần thứ hai dấy lên kỳ vọng đưa đất nước đi đến phồn vinh, hùng cường vào năm 2045.

"Đại hội Đảng lần thứ XIII cho tôi niềm tin và hy vọng vào một quyết tâm duy trì ổn định chính trị xã hội và đổi mới kinh tế, nhất là đường lối quản trị, điều hành đất nước.

Năm 2030 là năm kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, tôi tin rằng, lãnh đạo Đảng sẽ làm mọi cố gắng để đưa đất nước tiến gần đến mốc của một nước phát triển có thu nhập trung bình cao. Và đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập đất nước, Việt Nam sẽ trở thành một nước phát triển" - GS. Hà Tôn Vinh.

Trong 5 năm đầu tiên của chặng đường này, đặc biệt năm 2020, Việt Nam đã làm nên những kỳ tích ấn tượng, ghi điểm trên thế giới cả về tăng trưởng kinh tế lẫn kinh nghiệm chống đại dịch Covid-19 đang khiến cả thế giới chao đảo.

Để đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử như vậy, phần lớn là nhờ đường lối đổi mới toàn diện đất nước do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, trong đó phải kể đến chủ trương, chính sách về đổi mới sáng tạo và ứng dụng khoa học - công nghệ.

Bên cạnh đó, trong nhiệm kỳ 2015-2025, Chính phủ đã khẳng định, Việt Nam chuyển mạnh mẽ từ tư duy “quản lý” sang tư duy “kiến tạo phát triển” và theo đó, kiến tạo cho đổi mới sáng tạo trên nền tảng chuyển đổi số quốc gia, xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số… rất được chú trọng.

Nhờ đó, chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu của Việt Nam đã được cải thiện liên tục, tăng 10 bậc từ năm 2015, đứng ở vị trí thứ 42/131 quốc gia, vùng lãnh thổ và đứng đầu nhóm 29 quốc gia, nền kinh tế cùng mức thu nhập.

Thay đổi chiến lược, hiện thực hóa mục tiêu

Để hoàn thành mục tiêu đề ra, văn kiện Đại hội XIII xác định ba phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội sẽ được tập trung triển khai trong giai đoạn 2021-2030. Đó là: Tập trung hoàn thiện, nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN; phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng.

Đồng thời, Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm giai đoạn 2021-2030 cũng xác định phấn đấu đến năm 2030, tỷ lệ doanh nghiệp có hoạt động đổi mới sáng tạo của Việt Nam đạt 40%.

Để Việt Nam trở thành nước phát triển, thu nhập trung bình cao
Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia tăng trưởng nhất thế giới. (Nguồn: Vnxpress)

Theo GS. Hà Tôn Vinh - cựu Trợ lý Nhà Trắng thời Tổng thống Mỹ Reagan, cố vấn tài chính cho nhiều công ty đa quốc gia, nhìn vào chặng đường phía trước, Việt Nam còn nhiều thách thức, chông gai. Tuy nhiên với kinh nghiệm trong quá khứ, với đà phát triển hiện tại, Việt Nam sẽ bước vào một kỷ nguyên mới, một chặng đường phát triển bền vững và ngoạn mục hơn những gì đã làm được trong 35 năm qua.

GS. Vinh nhận định: "Đại hội Đảng lần thứ XIII cho tôi niềm tin và hy vọng vào một quyết tâm duy trì ổn định chính trị xã hội và đổi mới kinh tế, nhất là đường lối quản trị, điều hành đất nước.

Năm 2030 là năm kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, tôi tin rằng, lãnh đạo Đảng sẽ làm mọi cố gắng để đưa đất nước tiến gần đến mốc của một nước phát triển có thu nhập trung bình cao. Và đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập đất nước, Việt Nam sẽ trở thành một nước phát triển".

Để đạt được hai mốc quan trọng này, GS. Hà Tôn Vinh cho rằng, Việt Nam cần có quyết tâm và thực hiện ngay một số thay đổi chiến lược. Cụ thể như:

Thứ nhất, cần có chính sách đầu tư quốc gia, phát triển công nghệ, khoa học để làm một cuộc chuyển đổi sang nền kinh tế số giống như đã từng chuyển đổi nền kinh tế tập trung năm 1986 sang nền kinh tế thị trường hiện tại.

Cuộc cách mạng chuyển đổi số sẽ giống như cuộc cách mạng internet và máy tính trong những thập niên 80 và 90 thế kỷ trước, ai cũng bị ảnh hưởng, không ai được phép ngồi ngoài tầm ảnh hưởng của công nghệ máy tính và thế giới kết nối internet.

Thứ hai, đột phá trong việc tìm, đào tạo, sử dụng và duy trì nguồn nhân lực có chuyên môn cao, phù hợp với việc phát triển nền kinh tế số. Trong “thế giới phẳng” của ngày hôm nay, công nghệ và những gì chúng ta học được của ngày hôm qua sẽ không còn là lợi thế cạnh tranh, là bệ phóng.

Nhân tài được đào tạo mới sẽ tiến nhanh và xa hơn những người của thế hệ hôm qua. Sự phát triển của công nghệ và sự chuyển đổi trong việc quản lý và điều hành nền kinh tế số sẽ quyết định sự thành bại của các tổ chức.

Năng suất lao động kinh tế số sẽ là chỉ số mới trong việc đánh giá sự phát triển và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và của quốc gia.

Thứ ba, tiếp tục đẩy mạnh việc thay đổi và điều chỉnh cơ chế điều hành để tiến tới một nền kinh tế thị trường đích thực, hợp tác và hội nhập quốc tế để thúc đẩy tăng trưởng rộng rãi và bền vững.

Ưu tiên phát triển thế mạnh của vùng miền như kinh tế biển, kinh tế khai khoáng, kinh tế du lịch, tạo nên thế liên minh kinh tế giữa doanh nghiệp và chính quyền địa phương hay các dự án hợp tác công tư.

GS. Hà Tôn Vinh khẳng định: "Con đường phía trước còn dài và nhiều thử thách, chông gai. Khó khăn rồi cũng sẽ qua đi. Sự quyết tâm, bản lĩnh của các nhà lãnh đạo đất nước và cộng đồng doanh nghiệp sẽ là điều kiện tiên quyết giúp Việt Nam đạt được các mục tiêu của hai mốc quan trọng trong năm 2030 và 2045 mà Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đề ra".

Đa dạng chuỗi cung ứng, bật chế độ bình thường mới để 'giữ chân' FDI

Đa dạng chuỗi cung ứng, bật chế độ bình thường mới để 'giữ chân' FDI

Phó Chủ tịch EuroCham Nguyễn Hải Minh nhận định, mặc dù đang phải đối mặt với nhiều thách thức do đại dịch Covid-19 gây ra ...

Kinh tế số - đường đến tương lai của nền kinh tế Việt Nam

Kinh tế số - đường đến tương lai của nền kinh tế Việt Nam

Đối với Việt Nam, tương lai để tăng trưởng kinh tế nằm ở việc tận dụng được tối đa các công nghệ kỹ thuật số, ...

Bài viết cùng chủ đề

Đại hội Đảng lần thứ XII

Xem nhiều

Đọc thêm

Tập đoàn Ericsson mong muốn nghiên cứu, phát triển các sản phẩm, công nghệ mới tại Việt Nam

Tập đoàn Ericsson mong muốn nghiên cứu, phát triển các sản phẩm, công nghệ mới tại Việt Nam

Thủ tướng đề nghị Tập đoàn Ericsson đẩy mạnh hợp tác với Việt Nam, không chỉ mở rộng thương mại mà còn hợp tác theo chiều sâu, mang tính chiến ...
Bế giảng Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIV

Bế giảng Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIV

Tại Lễ bế giảng, 49 học viên là cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV được trao chứng nhận tốt nghiệp.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi với Tổng thống Rumen Radev một số phương hướng, biện pháp lớn nhằm thúc đẩy đưa quan hệ giữa hai nước lên tầm ...
Đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài được bổ nhiệm năm 2024 làm việc tại Bộ Quốc phòng

Đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài được bổ nhiệm năm 2024 làm việc tại Bộ Quốc phòng

Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì buổi gặp mặt với đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài năm 2024.
Trường Đại học Cần Thơ mở thêm nhiều ngành mới, trong đó có Trí tuệ nhân tạo

Trường Đại học Cần Thơ mở thêm nhiều ngành mới, trong đó có Trí tuệ nhân tạo

Hội đồng trường - Trường Đại học Cần Thơ đã phê duyệt chủ trương mở các ngành mới ở trình độ đại học và thạc sĩ.
Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn nỗ lực nhằm thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine và Trung Đông, tuy nhiên, sẽ chỉ là 'muối bỏ bể'.
Khủng hoảng năng lượng châu Âu: Tình hình đặc biệt lo ngại, dự trữ khí đốt đang cạn kiệt nhanh chóng

Khủng hoảng năng lượng châu Âu: Tình hình đặc biệt lo ngại, dự trữ khí đốt đang cạn kiệt nhanh chóng

Châu Âu đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng mới khi nguồn dự trữ khí đốt cạn kiệt nhanh chóng cùng với nguy cơ gián đoạn nguồn cung từ Nga.
Cơ hội nghìn năm có một để Mỹ và châu Âu 'đánh thức' Dòng chảy phương Bắc 2, Nga cũng muốn điều này?

Cơ hội nghìn năm có một để Mỹ và châu Âu 'đánh thức' Dòng chảy phương Bắc 2, Nga cũng muốn điều này?

Doanh nhân Stephen P. Lynch đề nghị các quan chức Mỹ cho phép đấu thầu đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc 2 của Nga.
Đón ông Trump trở lại, Trung Quốc đã sẵn sàng mở kho 'vũ khí trả đũa', có một vấn đề khổng lồ 'cứu' kinh tế

Đón ông Trump trở lại, Trung Quốc đã sẵn sàng mở kho 'vũ khí trả đũa', có một vấn đề khổng lồ 'cứu' kinh tế

Với nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump tại Nhà Trắng, thuế quan là một nỗi lo với phần còn lại của thế giới, đặc biệt là Trung Quốc.
Giá vàng hôm nay 25/11/2024: Giá vàng lại tăng vọt bất chấp mọi trở ngại, tin địa chính trị 'nóng hổi' thị trường 'nóng rẫy', còn cơ hội đầu tư không?

Giá vàng hôm nay 25/11/2024: Giá vàng lại tăng vọt bất chấp mọi trở ngại, tin địa chính trị 'nóng hổi' thị trường 'nóng rẫy', còn cơ hội đầu tư không?

Giá vàng hôm nay 25/11/2024: Giá vàng lại tăng vọt bất chấp mọi trở ngại, tin địa chính trị 'nóng hổi' thị trường 'nóng rẫy', còn cơ hội đầu tư không?
Tiền điện tử đang thao túng nhận thức của công chúng, làm xao nhãng nhà đầu tư vàng?

Tiền điện tử đang thao túng nhận thức của công chúng, làm xao nhãng nhà đầu tư vàng?

Chuyên gia cảnh báo rằng sự tăng giá của bitcoin đang tạo cảm giác an toàn giả tạo cho nhà đầu tư, cho rằng tiền điện tử không ổn định như vàng.
Đánh đổi xứng đáng của ông Trump?

Đánh đổi xứng đáng của ông Trump?

Vấn đề kinh tế, một trong những yếu tố then chốt giúp ông Trump chiến thắng, đã 'bắn trúng hồng tâm'.
Bất động sản mới nhất: Địa ốc Việt Nam hút vốn nhà đầu tư ngoại, bất ngờ về giá căn hộ tại TPHCM, quyền của chủ sở hữu nhà ở

Bất động sản mới nhất: Địa ốc Việt Nam hút vốn nhà đầu tư ngoại, bất ngờ về giá căn hộ tại TPHCM, quyền của chủ sở hữu nhà ở

Vốn FDI đổ vào địa ốc tăng mạnh, khảo sát giá căn hộ một số dự án TPHCM, quy định về quyền của chủ sở hữu nhà ở… là tin bất động sản (BĐS) mới ...
Bất động sản mới nhất: Chênh lệch giá chung cư giữa Đông và Tây Hà Nội, đề nghị dừng thanh tra 10 dự án, điều kiện bồi thường khi thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Chênh lệch giá chung cư giữa Đông và Tây Hà Nội, đề nghị dừng thanh tra 10 dự án, điều kiện bồi thường khi thu hồi đất

Khảo sát thị trường chung cư Hà Nội, Hải Dương đề nghị dừng thanh tra 10 dự án… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới

73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới

Theo Báo cáo của Batdongsan.com.vn nửa cuối năm 2024, 73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới.
Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, giá thuê lại ‘bất động’, điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, giá thuê lại ‘bất động’, điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Căn hộ chung cư vẫn là 'điểm nóng' của thị trường, gần 4.000 căn hộ cũ tại TP.HCM sắp được sửa chữa… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Loạt dự án chung cư giá tăng vọt tại Hà Nội và TPHCM, Cần Thơ kiểm kê đất đai chuyên đề về sân golf… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Giải thưởng Nhà môi giới bất động sản Việt Nam nhằm tôn vinh các cá nhân có đóng góp tích cực, nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/11: USD nhắm mốc 110, EUR 'bi quan'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/11: USD nhắm mốc 110, EUR 'bi quan'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/11 ghi nhận USD duy trì được vị thế vững chắc.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11: USD vượt mốc 107, thị trường tự do gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11: USD vượt mốc 107, thị trường tự do gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11 ghi nhận đồng USD lên mức 107,15, mức cao nhất kể từ ngày 4/10/2023.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11: Loạt đồng tiền trú ẩn an toàn tăng giá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11: Loạt đồng tiền trú ẩn an toàn tăng giá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11 ghi nhận Yen Nhật, đồng Franc Thụy Sỹ và đồng bạc xanh đã tăng giá.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11: USD hạ nhiệt, Yen Nhật thêm 'báo động'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11: USD hạ nhiệt, Yen Nhật thêm 'báo động'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11 tiếp tục hạ nhiệt, vẫn neo trên mức 106.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11: USD đảo chiều, thị trường tự do tiếp đà 'bay cao'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11: USD đảo chiều, thị trường tự do tiếp đà 'bay cao'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11 ghi nhận đồng USD giảm trong khi đồng EUR tăng 0,54%, đạt mức 1,0598 USD.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11: Thị trường tự do tiến xa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11: Thị trường tự do tiến xa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11 ghi nhận USD mua vào tại các thị trường tự do đang cao hơn 465 đồng so với kênh ngân hàng.
Phiên bản di động