Chính sách Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương mới: Châu Âu tìm giai điệu riêng

Phan Quân
Chính sách mới phản ánh nhận thức, quyết tâm của Liên minh châu Âu (EU) về thúc đẩy hợp tác độc lập và toàn diện hơn với Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

EU chính thức công bố chính sách Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương mới ngày 16/9, hơn hai tuần sau chiến dịch di tản tại Afghanistan do Mỹ khởi xướng và gần như cùng lúc với sự ra đời của thỏa thuận an ninh ba bên giữa Washington, London và Canberra, hay còn gọi là AUKUS.

Tuy nhiên, từ tháng 4/2021, Hội đồng EU đã kết luận về chiến lược hợp tác của EU về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và ngày 16/9 chỉ là thời gian văn bản này được chính thức công bố.

Ngoài ra, lãnh đạo EU không được thông báo về AUKUS cho đến khi liên minh an ninh này thành hình. Do đó, chính sách Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương không phải là hệ quả từ sự kiện Afghanistan và AUKUS.

Vậy đâu là lý do dẫn đến sự hình thành chiến lược này?

(09.21) Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula Von der Leyen trình bày Thông điệp Liên minh ngày 16/9. (Nguồn: AFP)
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula Von der Leyen trình bày Thông điệp Liên minh ngày 16/9. (Nguồn: AFP)

Động lực bên trong

Các đồng minh và đối tác khác như Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Anh đã có chính sách về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Một số quốc gia trong EU như Đức, Pháp, Hà Lan và cả Anh, cũng công bố tầm nhìn của riêng mình về khu vực này. Do đó, khối cần sớm có chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương thống nhất để phối hợp hành động với đồng minh và đối tác, tối đa hóa lợi ích của mình.

Quan trọng hơn, EU nhận thức rõ vai trò của khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, coi đây là ưu tiên cao trong chiến lược kinh tế, an ninh và đối ngoại, gắn liền với sự phát triển và thịnh vượng của châu Âu.

Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương chiếm 3/5 dân số, 60% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, đóng góp 2/3 tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới và đi đầu về phát triển kinh tế số. Ngoài ra, nơi đây có 7/20 nước thuộc Nhóm các nền kinh tế lớn cùng Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), đối tác quan trọng với EU.

Văn bản chính sách của EU cũng khẳng định Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và châu Âu là đối tác “tự nhiên” trong thương mại và kinh tế. EU là nhà đầu tư hàng đầu và một trong những đối tác lớn nhất khu vực, với trao đổi thương mại giữa hai khu vực đạt mức 1.756 tỷ USD năm 2019.

Đồng thời, Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của EU và có 4/10 đối tác thương mại lớn nhất của khối. Đặc biệt, khu vực này có nhiều đường vận tải biển lớn thiết yếu với hàng hóa đến từ châu Âu, bao gồm eo biển Malacca, Biển Đông và eo biển Bab el-Mandeb.

Ngoài ra, văn bản này cũng đề cập cạnh tranh địa chiến lược ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Hoạt động quân sự tại điểm nóng khu vực như eo biển Đài Loan và Biển Đông khiến căng thẳng leo thang, ảnh hưởng trực tiếp tới an ninh và thịnh vượng của châu Âu. Các thách thức an ninh phi truyền thống, từ biến đổi khí hậu tới không gian mạng, cũng là bài toán EU cần hợp tác giải quyết.

EU nhận thức rõ vai trò của khu vực này, coi đây là ưu tiên hàng đầu trong chiến lược kinh tế, an ninh và đối ngoại, gắn liền với sự phát triển và thịnh vượng của châu Âu.

Yếu tố bên ngoài

Lý do để châu Âu tìm kiếm ở một chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương độc lập không chỉ xuất phát từ bên trong, mà còn đến từ bên ngoài, đặc biệt là Mỹ.

Trở lại với câu chuyện Mỹ đơn phương rút quân ở Afghanistan hay cùng Anh và Australia bất ngờ hình thành đối tác an ninh AUKUS mà không qua tham vấn đồng minh EU, khiến Pháp mất trắng một hợp đồng tàu ngầm trị giá lên tới hàng chục tỷ Euro.

Đây không phải là nguyên nhân trực tiếp khiến EU xây dựng chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương riêng. Tuy nhiên, hai sự kiện này lại là minh chứng rõ nét về điều chỉnh trong chính sách đối ngoại dưới hai đời Tổng thống Mỹ, yếu tố bên ngoài quan trọng khiến châu Âu phải thay đổi.

Một mặt, hai nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ gần nhất cho thấy Washington đang chuyển trọng tâm chiến lược từ châu Âu và Trung Đông sang Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Dưới thời ông Joe Biden, sự dịch chuyển này đang diễn ra nhanh hơn bao giờ hết.

Nó thể hiện rõ nét từ ưu tiên trong Chỉ dẫn Chiến lược An ninh Quốc gia tạm thời, hàng loạt chuyến thăm của quan chức cấp cao Mỹ đến Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, rút quân khỏi Afghanistan, và mới đây là xây dựng đối tác an ninh AUKUS, chia sẻ công nghệ tàu ngầm hạt nhân với Australia.

Một đoàn người di tản lên máy bay vận tải C-17 Globemaster của quân đội Mỹ. (Nguồn: AP)
Chiến lược rút quân và di tản của Mỹ khiến các đồng minh châu Âu bất ngờ. (Nguồn: AP)

Tuy nhiên, khác với chiến lược xoay trục của ông Barack Obama hay áp lực đơn phương của người tiền nhiệm Donald Trump, nước Mỹ thời Tổng thống Joe Biden tìm cách phả hơi nóng vào Trung Quốc thông qua tập hợp quốc gia theo từng nhóm lợi ích. Cách tiếp cận này giúp Washington thiết lập mạng lưới đối tác rộng hơn, linh hoạt hơn trong cạnh tranh chiến lược toàn diện với Bắc Kinh.

Trong bối cảnh đó, mở rộng hợp tác với tất cả quốc gia Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, trên nhiều bình diện và lĩnh vực sẽ giúp EU tăng cường lợi ích thực chất, đồng thời củng cố vị thế của khối tại khu vực này. Từ đó, châu Âu sẽ trở thành đối tác Mỹ khó ngó lơ khi nghĩ về Trung Quốc.

Mặt khác, chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và ở góc độ nào đó, nghị quyết về chiến lược EU -Trung Quốc mới, cho thấy nỗ lực tự chủ của EU về đối ngoại, giảm phụ thuộc vào Mỹ.

Châu Âu đã hiểu rõ một nước Mỹ đơn phương là như thế nào dưới thời ông Donald Trump.

Ngay khi Tổng thống Joe Biden khẳng định ưu tiên ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, EU từng lo Washington sẽ hành động quyết đoán hơn, với Afghanistan hay AUKUS là minh chứng rõ nét.

Trong bối cảnh đó, EU cần soạn giai điệu của riêng mình.

Vì thế, chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương mới có thể là tác phẩm đầu tiên, song chắc chắn chưa phải cuối cùng của châu Âu.

Mỹ và những mục tiêu chiến lược ở Biển Đông

Mỹ và những mục tiêu chiến lược ở Biển Đông

Trong bài viết trên trang Maritime-executive, nhà nghiên cứu các vấn đề hàng hải Ronald O'Rourke* nhận định, sự quyết đoán ngày càng tăng của ...

10 điều rút ra từ sự ra đời của thỏa thuận AUKUS

10 điều rút ra từ sự ra đời của thỏa thuận AUKUS

Hiệp định Đối tác tăng cường an ninh ba bên giữa Australia, Anh và Mỹ (AUKUS) có phiên âm khá thú vị (ô kis)-“Hôn nhau ...

Đọc thêm

Trung Quốc-Phần Lan thúc đẩy hợp tác kiểu mới hướng tới tương lai

Trung Quốc-Phần Lan thúc đẩy hợp tác kiểu mới hướng tới tương lai

Chủ tịch Quốc hội Phần Lan Jussi Halla-aho sẽ thăm Bắc Kinh và Thượng Hải theo lời mời của Ủy viên trưởng Nhân đại toàn quốc Trung Quốc Triệu Lạc ...
VCCI, Amcham gửi thư đề nghị chính quyền Tổng thống Trump hoãn thuế đối ứng

VCCI, Amcham gửi thư đề nghị chính quyền Tổng thống Trump hoãn thuế đối ứng

VCCI đã cùng AmCham gửi thư tới Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ ngày 5/4, chính thức đề nghị chính quyền Tổng thống Trump tạm hoãn kế hoạch áp thuế ...
Việt Nam luôn coi trọng phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác nhiều mặt với Thụy Điển

Việt Nam luôn coi trọng phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác nhiều mặt với Thụy Điển

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương gặp Phó Chủ tịch Quốc hội Thụy Điển Julia Krondid trong khuôn khổ tham dự Đại hội đồng IPU-150.
Chủ tịch Quốc hội gặp Chủ tịch Thượng viện, Hạ viện Bỉ

Chủ tịch Quốc hội gặp Chủ tịch Thượng viện, Hạ viện Bỉ

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp Chủ tịch Hạ viện Bỉ Peter de Roover và Chủ tịch Thượng viện Bỉ Vincent Blondel nhân dịp tham dự Đại hội ...
Tổng thống Ấn Độ khởi hành chuyến thăm lịch sử tới hai nước châu Âu

Tổng thống Ấn Độ khởi hành chuyến thăm lịch sử tới hai nước châu Âu

Tổng thống Ấn Độ Droupadi Murmu hôm nay 6/4 khởi động chuyến công du hai nước châu Âu là Bồ Đào Nha và Slovakia.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp Chủ tịch IPU Tulia Ackson

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp Chủ tịch IPU Tulia Ackson

Chiều 6/4, trong khuôn khổ tham dự Đại hội đồng IPU-150 tại Thủ đô Tashkent, Uzbekistan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã gặp Chủ tịch IPU Tulia Ackson.
Trung Quốc-Phần Lan thúc đẩy hợp tác kiểu mới hướng tới tương lai

Trung Quốc-Phần Lan thúc đẩy hợp tác kiểu mới hướng tới tương lai

Chủ tịch Quốc hội Phần Lan Jussi Halla-aho sẽ thăm Bắc Kinh và Thượng Hải theo lời mời của Ủy viên trưởng Nhân đại toàn quốc Trung Quốc Triệu Lạc Tế.
Tổng thống Ấn Độ khởi hành chuyến thăm lịch sử tới hai nước châu Âu

Tổng thống Ấn Độ khởi hành chuyến thăm lịch sử tới hai nước châu Âu

Tổng thống Ấn Độ Droupadi Murmu hôm nay 6/4 khởi động chuyến công du hai nước châu Âu là Bồ Đào Nha và Slovakia.
Chương trình hạt nhân của Iran 'tăng nhiệt', Mỹ chuyển tổ hợp THAAD thứ 2 cho Israel

Chương trình hạt nhân của Iran 'tăng nhiệt', Mỹ chuyển tổ hợp THAAD thứ 2 cho Israel

Kênh truyền hình Al-Hadath đưa tin Mỹ đã chuyển giao tổ hợp THAAD thứ hai cho Israel trong bối cảnh căng thẳng gia tăng về chương trình hạt nhân của Iran.
Thổ Nhĩ Kỳ 'đối đầu' Israel tại Syria, Ankara lên tiếng không muốn mạo hiểm xung đột

Thổ Nhĩ Kỳ 'đối đầu' Israel tại Syria, Ankara lên tiếng không muốn mạo hiểm xung đột

Chủ tịch Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ Numan Kurtulmus ngày 6/4 bày tỏ hy vọng Israel sẽ không mạo hiểm xung đột với Ankara tại Syria.
Cảnh báo hậu quả từ 'cuộc chiến mới' với Iran, cựu cố vấn Mỹ khuyến cáo Washington tăng cường sức mạnh quân sự

Cảnh báo hậu quả từ 'cuộc chiến mới' với Iran, cựu cố vấn Mỹ khuyến cáo Washington tăng cường sức mạnh quân sự

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc kiêm Đại tá về hưu Douglas Macgregor ngày 6/4 đã lên tiếng cảnh báo Washington về việc tăng cường sức mạnh quân sự của Mỹ ở Trung Đông.
Hàn Quốc đề xuất trưng cầu sửa Hiến pháp, Tổng thống bị phế truất cam kết đồng hành cùng người ủng hộ

Hàn Quốc đề xuất trưng cầu sửa Hiến pháp, Tổng thống bị phế truất cam kết đồng hành cùng người ủng hộ

Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Woo Won-shik ngày 6/4 đề xuất tổ chức trưng cầu dân ý sửa đổi Hiến pháp cùng thời điểm với cuộc bầu cử Tổng thống sớm.
Động đất ở châu Á: Sự nổi giận của thiên nhiên và nỗi đau ở lại

Động đất ở châu Á: Sự nổi giận của thiên nhiên và nỗi đau ở lại

Trái đất, vốn dĩ là nơi nuôi dưỡng sự sống, cũng là nơi chứng kiến những thảm kịch kinh hoàng do động đất gây ra.
NATO 76 tuổi – Liên minh quân sự hùng mạnh hay 'gã khổng lồ' chao đảo?

NATO 76 tuổi – Liên minh quân sự hùng mạnh hay 'gã khổng lồ' chao đảo?

Dù NATO vẫn duy trì vai trò quan trọng trong nền an ninh toàn cầu, nhưng tổ chức này đang đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng.
Bước ngoặt mới ở Trung Á

Bước ngoặt mới ở Trung Á

Thỏa thuận biên giới giữa Uzbekistan, Tajikistan và Kyrgyzstan là bước ngoặt quan trọng góp phần ổn định và phát triển bền vững giữa ba nước...
Chủ tịch Khamtay Siphandone: Người bạn lớn của nhân dân Việt Nam

Chủ tịch Khamtay Siphandone: Người bạn lớn của nhân dân Việt Nam

Chủ tịch Khamtay Siphandone - nhà lãnh đạo xuất sắc, chiến sĩ cách mạng kiên cường của Đảng và nhân dân Lào, một người bạn lớn, thân thiết của Việt Nam.
EU với xung đột Nga-Ukraine: Cảm xúc và thành kiến?

EU với xung đột Nga-Ukraine: Cảm xúc và thành kiến?

EC công bố một văn kiện và đề nghị người dân châu Âu cần dự trữ các nhu yếu phẩm để có thể đảm bảo được cho mình ít nhất trong 72 giờ khi khủng ...
Hành trình Brexit: Bài học lịch sử

Hành trình Brexit: Bài học lịch sử

Cách đây tám năm, Anh đã kích hoạt Điều 50 của Hiệp ước Lisbon, chính thức bắt đầu tiến trình đàm phán kéo dài hai năm để rời EU, còn gọi là Brexit.
Hội nghị Ngoại trưởng NATO: Cơ hội giải tỏa, đưa 'tình anh em' trở lại quỹ đạo

Hội nghị Ngoại trưởng NATO: Cơ hội giải tỏa, đưa 'tình anh em' trở lại quỹ đạo

Sự hiện diện của Ngoại trưởng Marco Rubio tại Hội nghị Ngoại trưởng NATO được kỳ vọng là tín hiệu về cam kết của Mỹ và hàn gắn liên minh.
Chịu mức thuế suất thấp nhất trong 'cơn địa chấn' của Tổng thống Trump, nghệ thuật 'tấn công quyến rũ' của Thủ tướng Anh có hiệu quả?

Chịu mức thuế suất thấp nhất trong 'cơn địa chấn' của Tổng thống Trump, nghệ thuật 'tấn công quyến rũ' của Thủ tướng Anh có hiệu quả?

Anh có thể không cần trả đũa 'cuộc chiến thuế quan' mà Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa phát động trên toàn cầu.
Báo Argentina: Vì sao các nhà lãnh đạo thế giới 'đổ về' Việt Nam?

Báo Argentina: Vì sao các nhà lãnh đạo thế giới 'đổ về' Việt Nam?

Việt Nam có nhiều điểm hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài như chính trị ổn định, nguồn lao động giá rẻ, vị trí địa lý thuận lợi...
Cựu Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ: Càng gỡ càng rối, Washington sắp phải đưa ra quyết định khó khăn về Ukraine

Cựu Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ: Càng gỡ càng rối, Washington sắp phải đưa ra quyết định khó khăn về Ukraine

Dường như các đàm phán giữa Mỹ-Nga và Mỹ-Ukraine đang đi vào ngõ cụt.
Thủ tướng Australia Anthony Albanese có thể 'phất cờ' trong mùa bầu cử mới?

Thủ tướng Australia Anthony Albanese có thể 'phất cờ' trong mùa bầu cử mới?

Chính quyền Australia do đảng Lao động của Thủ tướng Anthony Albanese kiểm soát đang chuẩn bị bước vào mùa bầu cử mới.
Trung Quốc và đấu pháp 'Thái cực quyền' nhằm ứng phó với chính sách 'Trump 2.0'

Trung Quốc và đấu pháp 'Thái cực quyền' nhằm ứng phó với chính sách 'Trump 2.0'

Giáo sư Trịnh Vĩnh Niên đã phân tích những tác động của phong trào MAGA và chính sách kinh tế của Tổng thống Trump đối với Trung Quốc.
Phiên bản di động