Chính sách bất định của Mỹ tại châu Á

Từ bây giờ, châu Á cũng giống như châu Âu cần xác định rằng phải tiến về tương lai mà không có Mỹ. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
chinh sach bat dinh cua my tai chau a Tổng thống Mỹ đồng ý gia hạn trần nợ công
chinh sach bat dinh cua my tai chau a Tổng thống Mỹ bãi bỏ chính sách nhập cư DACA

Đó là nhận định của ông Sheila A Smith, chuyên gia cao cấp tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại trong bài viết đăng trên East Asia Forum vừa qua. Báo Thế giới & Việt Nam xin lược dịch bài viết.

chinh sach bat dinh cua my tai chau a
Những chính sách của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang khiến các nước trong khu vực hoang mang. (Nguồn: CNN).

Tháng 11/2016, có một sự không chắc chắn về Tổng thống Mỹ mới được bầu Donald Trump và cách tiếp cận chính sách của ông đối với khu vực châu Á. Tới nay, tức là đã sau chín tháng kể từ khi ông nắm quyền, cũng có ít bằng chứng cho thấy chính quyền Trump sẽ đưa ra một chính sách đối ngoại dứt khoát cho khu vực này. Thay vào đó, nhiều khả năng chính sách của Mỹ đối với châu Á sẽ mang tính bộc phát hơn là theo tiền lệ. Cụ thể, chính quyền ông Trump sẽ thúc đẩy những tham vọng về thương mại và cân bằng các liên minh truyền thống.

Trong tương lai gần, chúng ta có thể phân biệt được một số đặc điểm của chính quyền ông Trump khi tiếp cận với các đồng minh cũng như những đối thủ trong khu vực. Thứ nhất, ông Trump có xu hướng giải quyết vấn đề thông qua các kênh song phương. Trong những tháng đầu nhiệm kỳ, ông Trump đã tuyên bố các diễn đàn đa phương không phải là nơi ông tâm đắc. Các cuộc họp của NATO và G20 đã khiến cho vị Tổng thống Mỹ này cảm thấy mệt mỏi và lúng túng trước những thủ tục ngoại giao rườm rà. Các đồng minh của Mỹ đã sốc trước quyết định có chủ ý của ông Trump trong việc từ bỏ Điều 5 của NATO (về tự vệ tập thể) và cũng tỏ ra không hài lòng với chương trình nghị sự “nước Mỹ trên hết”, được hiện thực hóa qua một số quyết định như việc rút lui khỏi Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu.

Thứ hai, Tổng thống Trump dường như ít dựa dẫm vào nghiên cứu của các chuyên gia mà thay vào đó là hành động dựa vào suy nghĩ cá nhân và phản ứng từ các nhà lãnh đạo nước ngoài. Thường có rất ít nhân viên ở cùng với ông Trump khi ông gặp gỡ các nhà lãnh đạo khác, điều này tạo ra một khoảng cách giữa Nhà Trắng và hệ thống cơ quan nội bộ.

Cuối cùng, chính quyền Trump gặp khó khăn trong việc đề cử các cán bộ cao cấp thực hiện chính sách đối ngoại và an ninh. Các cơ quan của Bộ Quốc phòng Mỹ vẫn tiếp tục hoạt động trong tình trạng thiếu nguồn nhân lực đảm nhiệm những vị trí quan trọng liên quan tới việc thực thi chính sách của Mỹ tại các khu vực, trong đó có châu Á.

Như vậy, cách tiếp cận của chính quyền Tổng thống Trump đối với châu Á chứa đựng nhiều khó khăn và sự không chắc chắn. Cách quản lý cuộc khủng khoảng Triều Tiên của ông Trump đang làm tăng thêm những lo ngại từ phía Tokyo và Seoul. Trong khi các nước đang nỗ lực đẩy lùi cơn ác mộng chiến tranh thì có vẻ ông Trump lại muốn thổi bùng ngọn lửa xung đột.

Tháng 11 tới, 18 nhà lãnh đạo châu Á sẽ tập trung tại Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS). Cũng trong tháng này, Hội nghị cấp cao Diễn đàn Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương sẽ diễn ra. Đây là lúc ông Trump có cơ hội tiếp xúc với các nhà lãnh đạo châu Á, cả những đồng minh và những đối thủ. Người ta trông đợi từ đó có thể hiểu được phần nào những nước cờ chính sách sắp tới của Nhà Trắng tại khu vực.

Với một loạt những vấn đề nhức nhối ở trong nước, những câu hỏi liên quan tới vị thế của Mỹ tại châu Á, Mỹ phải làm gì để cạnh tranh với ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc và Mỹ cần phải đóng vai trò như thế nào đối với nền hòa bình và thịnh vượng ở khu vực, dường như không được đề cập quá nhiều ở Washington. Do đó, một chiến lược lớn và dài hạn của ông Trump ở châu Á còn khá xa vời, quan hệ với các đối tác truyền thống của Washington ở khu vực cũng có nguy cơ đáng kể. Từ bây giờ, châu Á cũng giống như châu Âu cần xác định rằng phải tiến về tương lai mà không có Mỹ, tác giả Sheila A Smit nhận định.

chinh sach bat dinh cua my tai chau a Định vị quyền lực Nga tại châu Á

Chuyến công du ba nước Đông Nam Á (gồm Thái Lan, Indonesia và Philippines) vừa qua của Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thể hiện ...

chinh sach bat dinh cua my tai chau a Mỹ: Thêm một cố vấn của Tổng thống Trump từ chức

Ngày 18/8, tỷ phú Carl Icahn đã chấm dứt vai trò cố vấn đặc biệt của Tổng thống Mỹ Donald Trump, sau khi đối mặt ...

chinh sach bat dinh cua my tai chau a Tổng thống Mỹ: Triều Tiên đã có quyết định "khôn ngoan"

Ngày 16/8, ông Donald Trump hoan nghênh nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vì đã hoãn quyết định tấn công vùng lãnh thổ Guam ...

Hằng Phạm (theo East Asia Forum)

Bài viết cùng chủ đề

Châu Á

Đọc thêm

Ngày quốc tế hạnh phúc: Hạnh phúc của người dân đến từ đâu?

Ngày quốc tế hạnh phúc: Hạnh phúc của người dân đến từ đâu?

Mỗi người sẽ có các tiêu chuẩn khác nhau về hạnh phúc. Tiêu chuẩn này dựa trên sự thoải mái, hài lòng của người đó với chính tiêu chí của ...
Bất động sản mới nhất: Chung tay phá ‘cục máu đông’, nhà giá rẻ đang ‘tuyệt chủng’, giá đất ven Hà Nội tăng theo dự án vành đai 4

Bất động sản mới nhất: Chung tay phá ‘cục máu đông’, nhà giá rẻ đang ‘tuyệt chủng’, giá đất ven Hà Nội tăng theo dự án vành đai 4

Nỗ lực lấy lại niềm tin vào thị trường; nguồn cung khan hiếm, giá nhà tăng cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Mức phạt vi phạm nồng độ cồn đối với xe đạp là bao nhiêu?

Mức phạt vi phạm nồng độ cồn đối với xe đạp là bao nhiêu?

Xin hỏi đi xe đạp vi phạm nồng độ cồn có bị xử phạt không? Mức xử phạt vi phạm nồng độ cồn đối với xe đạp là bao nhiêu? ...
Chuyển nhượng cầu thủ: MU dự tính chiêu mộ tiền đạo Newcastle Bruno Guimaraes

Chuyển nhượng cầu thủ: MU dự tính chiêu mộ tiền đạo Newcastle Bruno Guimaraes

MU sẵn sàng trả mức phí cao cho tiền vệ Bruno Guimaraes trong kỳ chuyển nhượng mùa Hè nhằm tăng cường sức mạnh hướng đến cuộc đua danh hiệu.
Giá cà phê hôm nay 19/3/2024: Giá cà phê robusta tiếp tục tăng, hàng sắp ra nhiều, thị trường sẽ biến động thế nào?

Giá cà phê hôm nay 19/3/2024: Giá cà phê robusta tiếp tục tăng, hàng sắp ra nhiều, thị trường sẽ biến động thế nào?

Giá cà phê hôm nay 19/3/2024: Giá cà phê robusta tiếp tục tăng, hàng sắp ra nhiều thị trường sẽ biến động thế nào?
Giá heo hơi hôm nay 19/3: Giá heo hơi đi ngang ở mốc cao; giá thịt thế giới tăng nhẹ

Giá heo hơi hôm nay 19/3: Giá heo hơi đi ngang ở mốc cao; giá thịt thế giới tăng nhẹ

Giá heo hơi hôm nay đi ngang ở cả ba miền. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 56.000 - 61.000 đồng/kg, đang dừng ...
Xung đột ở Dải Gaza: Israel tiêu diệt nhân vật Hamas quan trọng, Tổng thống Biden hành động, các bên nối lại đàm phán

Xung đột ở Dải Gaza: Israel tiêu diệt nhân vật Hamas quan trọng, Tổng thống Biden hành động, các bên nối lại đàm phán

Tổng thống Mỹ và Thủ tướng Israel có cuộc điện đàm song phương đầu tiên sau hơn 1 tháng, trong bối cảnh căng thẳng liên quan xung đột ở Dải Gaza.
Mỹ muốn đàm phán với Nga và Trung Quốc, không cần điều kiện tiên quyết, Moscow nói gì?

Mỹ muốn đàm phán với Nga và Trung Quốc, không cần điều kiện tiên quyết, Moscow nói gì?

Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc cho biết, nước này đã đề xuất với Nga và Trung Quốc khởi động đàm phán về kiểm soát vũ khí.
Ukraine phản pháo tuyên bố của Tổng thống Nga, tính tìm kiếm sự hỗ trợ từ quốc gia châu Á tỷ dân

Ukraine phản pháo tuyên bố của Tổng thống Nga, tính tìm kiếm sự hỗ trợ từ quốc gia châu Á tỷ dân

Kiev phản pháo tuyên bố của Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc để ngỏ ý tưởng thiết lập vùng đệm ở Ukraine.
Điểm tin thế giới sáng 19/3: Tham vọng chất bán dẫn của Ấn Độ, Nga gửi dầu thô cho Cuba, Ngoại trưởng Trung Quốc thăm New Zealand

Điểm tin thế giới sáng 19/3: Tham vọng chất bán dẫn của Ấn Độ, Nga gửi dầu thô cho Cuba, Ngoại trưởng Trung Quốc thăm New Zealand

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 19/3.
Tin thế giới 18/3: Tổng thống Putin tái đắc cử, tính ngay vấn đề ở Ukraine, Afghanistan-Pakistan căng nhau; Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo

Tin thế giới 18/3: Tổng thống Putin tái đắc cử, tính ngay vấn đề ở Ukraine, Afghanistan-Pakistan căng nhau; Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo

Tổng thống Nga Putin tái đắc cử, Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo, căng thẳng Afghanistan-Pakistan gia tăng... là một số tin thế giới nổi bật.
Hội nghị thượng đỉnh Ai Cập-châu Âu: EU mang 'gói' tài trợ-đầu tư tới Cairo làm 'quà', ca ngợi tầm quan trọng của quốc gia Bắc Phi

Hội nghị thượng đỉnh Ai Cập-châu Âu: EU mang 'gói' tài trợ-đầu tư tới Cairo làm 'quà', ca ngợi tầm quan trọng của quốc gia Bắc Phi

Ai Cập và EU đã ký Tuyên bố chung về quan hệ Đối tác chiến lược và toàn diện giữa hai bên, trong đó có gói tài trợ và đầu tư trị giá 7,4 tỷ ...
Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn chính trị, tranh giành quyền lực giữa các băng đảng cùng các vụ đảo chính và nghèo đói là những gì mà người dân Haiti tiếp tục phải đối mặt...
70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Baoquocte.vn. Ngày 13/3/1954 là ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử - nguồn cổ vũ lớn lao cho toàn thể nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Tháng Ramadan linh thiêng

Tháng Ramadan linh thiêng

Tháng Ramadan là tháng thứ Chín trong lịch Hồi giáo, được xem là tháng linh thiêng nhất trong năm đối với người Hồi giáo trên toàn thế giới.
Vụ vượt ngục gây 'sốc' và mối quan hệ với các băng đảng khét tiếng ở Haiti

Vụ vượt ngục gây 'sốc' và mối quan hệ với các băng đảng khét tiếng ở Haiti

Bất ổn chính trị, băng đảng tội phạm mọc lên như nấm khiến cuộc sống của người dân Haiti bị đe dọa nghiêm trọng, khủng hoảng nhân đạo ngày càng trầm trọng.
‘Guồng máy’ Đối tác chiến lược toàn diện ASEAN-Australia

‘Guồng máy’ Đối tác chiến lược toàn diện ASEAN-Australia

Mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện ASEAN-Australia có vai trò quan trọng đối với hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực.
Một số cơ chế đối thoại đa phương tiêu biểu

Một số cơ chế đối thoại đa phương tiêu biểu

Những biến động về tình hình thế giới và khu vực đã thúc đẩy nhu cầu thiết lập và duy trì thường xuyên các cơ chế đối thoại đa phương quy mô lớn...
Xung đột Israel - Hamas: Mỹ 'than ngắn thở dài' vì một điều, thứ mang đến bàn đàm phán vẫn chỉ là lòng thù hận

Xung đột Israel - Hamas: Mỹ 'than ngắn thở dài' vì một điều, thứ mang đến bàn đàm phán vẫn chỉ là lòng thù hận

Trước khủng hoảng nhân đạo đáng báo động, quốc tế vẫn đang trông chờ vào các cuộc đàm phán giữa Israel và Hamas về một lệnh ngừng bắn.
'Trái ngọt' trong quan hệ Iran - Saudi Arabia: Đốm lửa nhỏ có thể thắp sáng cả Trung Đông?

'Trái ngọt' trong quan hệ Iran - Saudi Arabia: Đốm lửa nhỏ có thể thắp sáng cả Trung Đông?

'Trái ngọt' của quan hệ Iran với Saudi Arabia sau một năm nối lại quan hệ ngoại giao khơi dậy niềm lạc quan giữa một Trung Đông đầy bất ổn.
Ngoại giao tình báo trỗi dậy trong thời đại an ninh toàn cầu bị thách thức

Ngoại giao tình báo trỗi dậy trong thời đại an ninh toàn cầu bị thách thức

Chính sách ngoại giao tình báo của Ấn Độ phù hợp với chiến lược xây dựng liên minh khu vực và toàn cầu hiện nay của nước này.
Bầu cử Mỹ: Siêu thứ Ba gay cấn, cuộc đua vào Nhà Trắng đang định hình rõ nét

Bầu cử Mỹ: Siêu thứ Ba gay cấn, cuộc đua vào Nhà Trắng đang định hình rõ nét

Chiến dịch tranh cử tại Mỹ đang trở nên gay cấn vào Siêu thứ Ba với hy vọng là ngày 'bội thu' của các ứng cử viên.
Đằng sau việc Thủ tướng Palestine từ chức: Động thái mang tính 'trình diễn'?

Đằng sau việc Thủ tướng Palestine từ chức: Động thái mang tính 'trình diễn'?

Thủ tướng chính quyền Palestine đệ đơn từ chức hôm 26/2 nhằm tạo điều kiện đạt đồng thuận về các thỏa thuận liên quan đến việc quản lý Gaza thời hậu xung đột.
50 năm quan hệ ASEAN-Australia: Từ những 'trái ngọt' nhớ về câu nói nổi tiếng của Thủ tướng Gough Whitlam

50 năm quan hệ ASEAN-Australia: Từ những 'trái ngọt' nhớ về câu nói nổi tiếng của Thủ tướng Gough Whitlam

Mối quan hệ đối tác vững chắc giữa Australia và ASEAN sẽ góp phần thúc đẩy ổn định, hòa bình tại khu vực cũng như trên thế giới.
Phiên bản di động