Chính sách đối ngoại của Ấn Độ: Những nhân tố định hình và sự 'đánh cuộc' về tương lai

Hồng Phúc
TGVN. Ông Shivshankar Menon - Giáo sư thỉnh giảng về quan hệ quốc tế tại Đại học Ashoka ngày 15/9 đã có bài bình luận đăng trên trang mạng eastasiaforum.org cho rằng các mối quan ngại trong nội bộ Ấn Độ đã góp phần định hình các chính sách đối ngoại của nước này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Chân lý hiển nhiên là chính sách đối ngoại xuất phát từ các vấn đề ở trong nước. Trong trường hợp của Ấn Độ, việc áp dụng chân lý này cần tính tới 5 vấn đề: Phát triển kinh tế, thực tế địa lý, xác định hệ tư tưởng, các quy luật giao dịch tất yếu và vị trí của Ấn Độ trong trật tự quốc tế.

5536-india1
Cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Ấn Độ Shivshankar Menon cho rằng các mối quan ngại trong nội bộ Ấn Độ đã góp phần định hình các chính sách đối ngoại của nước này. (Nguồn: The Hindu)

Con đường tự lực mới về kinh tế

Về mặt kinh tế, Ấn Độ - giống như Trung Quốc và các nước khác - nói về con đường tự lực mới để hướng tới sự thịnh vượng sau khi đại dịch Covid-19 qua đi. Nhưng chưa rõ con đường mới này sẽ như thế nào.

Nguồn tài nguyên hạn chế của Ấn Độ sẽ biến chính sách tự cấp tự túc hay việc thay thế nhập khẩu đơn thuần trở thành một lựa chọn phản tác dụng.

Ấn Độ đang phải nhập khẩu dầu mỏ và khí đốt, phân bón, kim loại màu (kim loại không có thành phần sắt), công nghệ, vốn, và những đầu vào quan trọng khác cho quá trình công nghiệp hóa của Ấn Độ.

Hiện có một cuộc tranh luận về bản chất và quy mô của việc điều chỉnh kinh tế cần thiết để khôi phục tăng trưởng. Ấn Độ chọn không tham gia vào những giai đoạn cuối cùng của quá trình đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) của châu Á - thỏa thuận thương mại đa phương chiếm khoảng 30% sản lượng kinh tế toàn cầu - và tăng thuế trong suốt 4 năm liên tục.

Mặc dù còn quá sớm để nói Ấn Độ sẽ thu mình lại tới mức nào, song Ấn Độ không thể cắt đứt toàn bộ với thế giới. Khả năng về tài nguyên của một quốc gia không thể thay đổi chỉ trong một đêm, do đó nền tảng ở trong nước cho vai trò của Ấn Độ trên thế giới hầu như không có gì thay đổi.

Trong ngắn hạn, một sự thay đổi tại Ấn Độ là rất rõ ràng. Cách hành xử ngang ngược của Trung Quốc ở biên giới Trung-Ấn trên dãy Himalaya hồi giữa tháng 5 và tháng 6 vừa qua, dẫn tới cuộc xung đột đẫm máu nhất giữa hai bên trong vòng 45 năm qua, đã châm ngòi cho việc Ấn Độ điều chỉnh lại quan hệ kinh tế với Trung Quốc.

Chừng nào RCEP vẫn được coi là khiến Ấn Độ dễ dàng bị Trung Quốc "xâm nhập" kinh tế, thì New Delhi sẽ tiếp tục phản đối việc tham gia hiệp định này. (Cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Ấn Độ Shivshankar Menon)

Ấn Độ hiện đang nỗ lực để giảm sự phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc, tạo ra những cơ hội cho các đối tác khác ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và những khu vực khác nữa.

Sự thay đổi này tạo ra một sự đánh cuộc lớn về tương lai kinh tế đa cực, với Trung Quốc chỉ là một bên tham gia - nhưng đóng vai trò quan trọng - trong nền kinh tế châu Á.

"Trái tim" của tiểu lục địa Ấn Độ

Về mặt địa lý, New Delhi luôn ý thức sâu sắc về vai trò nòng cốt của mình - do quy mô dân số, vị trí, lịch sử và các năng lực của Ấn Độ mang lại - trong tiểu lục địa Ấn Độ. Trong một tiểu lục địa gồm các quốc gia cổ đại, các nhà nước mới và những đường biên giới có nhiều điểm chưa được kiểm soát nghiêm ngặt, ranh giới giữa chính trị đối nội và chính trị đối ngoại bị xóa nhòa.

Nhận thức này có nghĩa rằng Ấn Độ sẵn sàng trở thành một người cung cấp hàng hóa công cho khu vực này hơn là cho thị trường toàn cầu.

Kể từ những năm 1980, Ấn Độ đã mở cửa nền kinh tế của mình với các nước láng giềng mà không đòi hỏi phải có đi có lại, giúp đảm bảo an ninh khi được yêu cầu, và tìm kiếm sự ổn định trong tiểu lục địa Ấn Độ và Ấn Độ Dương.

Hiệp định Thương mại Tự do Nam Á năm 2004 đang được thực hiện giữa Ấn Độ và tất cả các nước làng giềng, bên cạnh cả các thỏa thuận thương mại song phương không cần có đi có lại mà Ấn Độ đã ký kết với tất cả các quốc gia đó. Pakistan là ngoại lệ, nước này đã không trao quy chế Tối huệ quốc cho Ấn Độ.

Mặc dù phương Tây có thể coi Ấn Độ là một đối tác đàm phán "khó nhằn" không muốn cung cấp hàng hóa công trên toàn cầu, song Ấn Độ không thể hiện sự miễn cưỡng nào như vậy ở trong tiểu lục địa Ấn Độ.

Tuy nhiên, trong bối cảnh "chủ nghĩa dân tộc Hindu" ngày càng phát triển trong chính phủ của đảng Nhân dân Ấn Độ (BJP), Ấn Độ phải thuyết phục các nước làng giềng của mình coi Ấn Độ là nguồn gốc tạo ra sự ổn định, an ninh và thịnh vượng cho tiểu lục địa Ấn Độ.

Ủng hộ một trật tự mở và dân chủ hơn

Về mặt ý thức hệ, sẽ hoàn toàn là tự nhiên nếu một Ấn Độ thế tục, đa sắc tộc, đa tôn giáo, đa ngôn ngữ tìm kiếm một trật tự thế giới được đặc trưng bởi tính đa dạng, đa nguyên, bản chất kiểm soát và cân bằng của nền dân chủ.

Ấn Độ muốn có một trật tự quốc tế mở và dân chủ hơn là một trật tự có cấp bậc và bá quyền tập trung trong tay một cường quốc duy nhất.

Mong muốn này của Ấn Độ không liên quan tới nỗ lực xuất khẩu "mô hình dân chủ Ấn Độ", hay trao cho cộng đồng quốc tế một vai trò theo thông lệ trong các vấn đề liên quan tới trật tự nội bộ của các quốc gia.

Nếu phải lựa chọn giữa các tiêu chuẩn toàn cầu và chủ quyền, trong phần lớn các trường hợp chủ quyền sẽ thắng thế. Ấn Độ không chiến đấu vì nền độc lập của mình chỉ để rồi phải tiếp tục chịu đựng những hình thức mới của chủ nghĩa thực dân.

Các hoạt động chính trị nội địa của Ấn Độ cũng góp phần bảo vệ chủ quyền của đất nước trong hệ thống quốc tế, biến đây trở thành một nét đặc trưng không bao giờ thay đổi trong cách hành xử của Ấn Độ trên trường quốc tế.

Cân bằng các thỏa thuận hơn là chạy theo xu hướng

Ấn Độ cũng ngày càng hành động mang tính giao dịch hơn trong bối cảnh vấn đề ý thức hệ đang dần suy giảm trên thế giới. Những trải nghiệm không mấy tốt đẹp của Ấn Độ với hệ thống đa phương - đặc biệt là với Liên hợp quốc trong vấn đề Kashmir - khiến nước này trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào chủ nghĩa song phương kể từ những năm 1970.

Với nền chính trị nội địa hiện đang trải qua một sự điều chỉnh, Ấn Độ dường như ngày càng chấp nhận một thế giới duy thực.

Trong tất cả các giai đoạn Ấn Độ can dự với cộng đồng quốc tế, Ấn Độ muốn cân bằng các thỏa thuận hơn là chạy theo xu hướng, cho dù khi đó Ấn Độ là một cường quốc không liên kết trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh hay một chủ thể độc lập trong một thế giới đơn cực do Mỹ đứng đầu.

Can dự có chọn lọc hơn trên trường quốc tế

Tuy nhiên, kinh nghiệm chính sách đối ngoại và nền chính trị nội địa của Ấn Độ cho thấy điều gì về vai trò của nước này trong một thế giới xảy ra cạnh tranh Mỹ-Trung gay gắt, cuộc đối đầu giữa các siêu cường, những tranh chấp địa chính trị dâng cao và một nền kinh tế toàn cầu bị phân mảng và phát triển chậm chạp?

Trong tình huống quan hệ Trung-Ấn ngày càng xấu đi, Ấn Độ sẽ ngày càng hướng tới Mỹ, Nhật Bản và những đối tác khác, nghiêng về bên mà Ấn Độ cùng có chung các cam kết đối với các giá trị và nguyên tắc dân chủ.

Hiện nay, nền chính trị nội địa của Ấn Độ đang được tái sắp xếp và sự phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19 sẽ là ưu tiên hàng đầu của nước này.

Lực đẩy từ trong nước, kết hợp với những thay đổi bên ngoài như căng thẳng với Trung Quốc, chắc chắn sẽ khiến Ấn Độ trở nên tự lực hơn, can dự có chọn lọc hơn trên trường quốc tế, bảo vệ vững chắc chủ quyền, thắt chặt quan hệ với các đối tác cung cấp nguồn vốn, công nghệ và thị trường mà Ấn Độ đang rất cần để biến đổi nền kinh tế của mình.

Trong khi đó, New Delhi sẽ triển khai những hoạt động hợp tác có chọn lọc với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Nhật Bản, Mỹ và Australia thông qua "các liên minh cùng ý chí" được xây dựng dựa trên những vấn đề cụ thể.

* Ông Shivshankar Menon từng là Cố vấn An ninh Quốc gia của Thủ tướng Ấn Độ giai đoạn 2010-2014, cựu Bí thư Đối ngoại, Bộ Ngoại giao Ấn Độ.

Ấn Độ, Pháp, Australia lần đầu tiên đối thoại cấp thứ trưởng ngoại giao, nhấn mạnh hợp tác ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ, Pháp, Australia lần đầu tiên đối thoại cấp thứ trưởng ngoại giao, nhấn mạnh hợp tác ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

TGVN. Ngày 9/9, Ấn Độ, Pháp và Australia đã tổ chức đối thoại ba bên cấp thứ trưởng ngoại giao lần đầu tiên, với trọng ...

Lý do khiến Ấn Độ có thái độ ‘ngầm’ đối với quan điểm của Mỹ về Biển Đông

Lý do khiến Ấn Độ có thái độ ‘ngầm’ đối với quan điểm của Mỹ về Biển Đông

TGVN. Trang mạng Deccan Herald (Ấn Độ) ngày 14/7 đưa tin động thái mới nhất của Mỹ, trong đó bác bỏ hầu hết các yêu ...

Chèo lái một Ấn Độ táo bạo hơn, Thủ tướng Modi 'đổi màu' chính sách can dự toàn cầu?

Chèo lái một Ấn Độ táo bạo hơn, Thủ tướng Modi 'đổi màu' chính sách can dự toàn cầu?

TGVN. Chuyên gia hàng đầu về chính sách đối ngoại của Ấn Độ Raja Mohan, hiện là Giám đốc Viện Nghiên cứu Nam Á, Đại học ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Hành trình hai vô địch dance sport thế giới của con trai và bạn nhảy nhà Khánh Thi - Phan Hiển

Hành trình hai vô địch dance sport thế giới của con trai và bạn nhảy nhà Khánh Thi - Phan Hiển

Kubi, bạn nhảy Linh San khiến bố mẹ Khánh Thi - Phan Hiển tự hào khi hai lần vô địch thế giới hạng thiếu nhi 1 tại Syllabus World Championship.
Trung Quốc tìm đến Mỹ Latinh và Caribbean để khám phá không gian

Trung Quốc tìm đến Mỹ Latinh và Caribbean để khám phá không gian

Trung Quốc cùng các quốc gia Mỹ Latinh và Caribbean đã duy trì hợp tác không gian lâu dài, toàn diện và thực tiễn.
Tình hình Israel: Có rất ít bằng chứng về một nền kinh tế đang chịu xung đột

Tình hình Israel: Có rất ít bằng chứng về một nền kinh tế đang chịu xung đột

Israel bị tổn thương nghiêm trọng sau vụ tấn công ngày 7/10/2023, tuy nhiên, nền kinh tế đang bắt đầu có dấu hiệu phục hồi.
Tứ kết U23 châu Á 2024: Thông tin tổ trọng tài điều khiển trận đấu U23 Việt Nam và U23 Iraq

Tứ kết U23 châu Á 2024: Thông tin tổ trọng tài điều khiển trận đấu U23 Việt Nam và U23 Iraq

Liên đoàn Bóng đá châu Á 2024 (AFC) chính thức công bố tổ trọng tài điều khiển trận đấu giữa U23 Việt Nam và U23 Iraq ở tứ kết U23 ...
Việt Nam phản đối việc Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Việt Nam phản đối việc Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các ...
Tính năng mới 'xuất xưởng' chưa được bao lâu đã bị EU 'sờ gáy', TikTok 'cất' luôn vào kho

Tính năng mới 'xuất xưởng' chưa được bao lâu đã bị EU 'sờ gáy', TikTok 'cất' luôn vào kho

TikTok đã thông báo tạm dừng tính năng phụ Tiktok Lite tại Pháp và Tây Ban Nha, sau khi EU tiến hành điều tra về vấn đề an toàn với ...
Trung Quốc tìm đến Mỹ Latinh và Caribbean để khám phá không gian

Trung Quốc tìm đến Mỹ Latinh và Caribbean để khám phá không gian

Trung Quốc cùng các quốc gia Mỹ Latinh và Caribbean đã duy trì hợp tác không gian lâu dài, toàn diện và thực tiễn.
Tính năng mới 'xuất xưởng' chưa được bao lâu đã bị EU 'sờ gáy', TikTok 'cất' luôn vào kho

Tính năng mới 'xuất xưởng' chưa được bao lâu đã bị EU 'sờ gáy', TikTok 'cất' luôn vào kho

TikTok đã thông báo tạm dừng tính năng phụ Tiktok Lite tại Pháp và Tây Ban Nha, sau khi EU tiến hành điều tra về vấn đề an toàn với người dùng.
Nga nói gì về việc Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc?

Nga nói gì về việc Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc?

Nga cho rằng, chuyến thăm đang diễn ra của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tới Trung Quốc nhằm mục đích phá vỡ mối quan hệ Moscow-Bắc Kinh.
Houthi lại tấn công các tàu chiến gần Biển Đỏ

Houthi lại tấn công các tàu chiến gần Biển Đỏ

Lực lượng Houthi ở Yemen đã lên tiếng thừa nhận thực hiện 3 vụ tấn công nhằm vào hai tàu của Mỹ ở Vịnh Aden và một tàu Israel ở Ấn Độ Dương.
Bầu cử tổng thống CH Bắc Macedonia: 'Phép thử' cho cuộc đua lớn, ứng cử viên đối lập tạm dẫn trước

Bầu cử tổng thống CH Bắc Macedonia: 'Phép thử' cho cuộc đua lớn, ứng cử viên đối lập tạm dẫn trước

Nhiều khả năng, cuộc bầu cử tổng thống CH Bắc Macedonia có thể phải bước sang vòng 2 giữa hai ứng cử viên dẫn đầu, dự kiến diễn ra vào ngày 8/5.
Nga phủ quyết dự thảo về chống chạy đua vũ trang trong không gian ở HĐBA

Nga phủ quyết dự thảo về chống chạy đua vũ trang trong không gian ở HĐBA

Bản dự thảo nghị quyết về chống chạy đua vũ trang trong không gian giành được 13 phiếu thuận, Nga phủ quyết và Trung Quốc bỏ phiếu trắng.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phiên bản di động