Chính sách đối ngoại Hàn Quốc: Cần ngả đúng chiều và đi đúng hướng?

Vy Anh
Hàn Quốc luôn coi liên minh với Mỹ là ưu tiên số một trong chính sách đối ngoại. Tuy vậy, nước này vẫn phải khéo léo trong cả quan hệ với Trung Quốc và Nga vì những vấn đề liên quan Triều Tiên.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Chính sách đối ngoại Hàn Quốc: Dựa đúng lúc, ngả đúng chiều?
Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol chụp ảnh trước cuộc gặp ba bên trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo G7 ở Hiroshima, Nhật Bản, ngày 21/5 /2023. (Nguồn: AFP)

Củng cố liên minh với Mỹ - ưu tiên số một

Tờ The Korea Herald ngày 13/8 có bài viết tổng hợp ý kiến nhiều chuyên gia của Hàn Quốc với tựa đề “Hàn Quốc cần có một Đại chiến lược đối ngoại sau 70 năm”.

The Korea Herald cho rằng 70 năm qua đã đánh dấu sự đi lên của Hàn Quốc thành một cường quốc kinh tế có khả năng đối phó với Triều Tiên, nước láng giềng sở hữu vũ khí hạt nhân mà Seoul vẫn chưa ký hiệp ước hòa bình để chấm dứt cuộc Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953).

Tin liên quan
Thượng đỉnh Hàn-Mỹ-Nhật sẽ thành lập Thượng đỉnh Hàn-Mỹ-Nhật sẽ thành lập 'khuôn khổ quan trọng' về hợp tác an ninh
Thượng đỉnh Mỹ-Nhật-Hàn: Định hình tình thân Thượng đỉnh Mỹ-Nhật-Hàn: Định hình tình thân

Những nỗ lực sau chiến tranh của Seoul chủ yếu dựa vào việc hợp tác với Mỹ - đồng minh lớn nhất của Hàn Quốc. Vào đầu những năm 1960, viện trợ từ Washington chiếm 35% ngân sách của Hàn Quốc và 73% chi tiêu quốc phòng của nước này.

Năm 1996, Hàn Quốc gia nhập Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Năm 1999, nước này gia nhập Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20). Năm 2010, Seoul đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh G20, đây là lần đầu tiên một quốc gia châu Á không phải là thành viên của nhóm G8 đóng vai trò chủ nhà.

Tuy nhiên, theo The Korea Herald, tiến bộ kinh tế đáng ghi nhận của Hàn Quốc đã bị tác động bởi vấn đề Triều Tiên. Bình Nhưỡng đang mở rộng kho vũ khí hạt nhân sau khi từ bỏ thỏa thuận không phổ biến vũ khí hạt nhân liên Triều năm 1992 và Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân năm 2003.

Các nỗ lực quốc tế về giải trừ hạt nhân của Triều Tiên đã bắt đầu một cách nghiêm túc vào năm 2003, khi hai miền Triều Tiên, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Nga mở ra cơ chế đàm phán 6 bên, ngay sau khi Triều Tiên rút khỏi hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân cùng năm.

Các bên đã tiến gần đến điều mà một số người tin là bước đột phá lâu dài vào năm 2018, khi các nhà lãnh đạo của hai miền Triều Tiên gặp nhau. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa 2 miền Triều Tiên lại tiếp tục xấu đi vào năm 2019.

Và tháng 12/2022, Hàn Quốc đã xoay trục sang liên minh ba bên do Mỹ lãnh đạo về giải trừ quân bị, công bố chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, một “bước ngoặt” trong lịch sử Hàn Quốc.

Trong giai đoạn trước mắt, The Korea Herald cho rằng việc củng cố liên minh do Mỹ lãnh đạo được cho sẽ là ưu tiên của chính quyền của Tổng thống Yoon Suk Yeol.

Bài toán cân bằng trước cạnh tranh Mỹ-Trung

Chính phủ đương nhiệm của Tổng thống Yoon Suk Yeol cam kết củng cố mối quan hệ chặt chẽ hơn với Washington và Tokyo.

Quyết định của ông Yoon Suk Yeol về việc gác lại các tranh chấp lịch sử đã thúc đẩy cải thiện nhanh chóng quan hệ với Nhật Bản và đưa kết kết quả hợp tác ba bên Hàn-Nhật-Mỹ ngày càng chặt chẽ hơn. Các nhà lãnh đạo của 3 quốc gia sẽ gặp nhau tại Trại David ở Maryland vào ngày 18/8 tới. Liệu cuộc họp có thể đặt nền móng cho một thỏa thuận an ninh ba bên hay không đang là vấn đề được quan tâm.

Shin Kak Soo, cựu Thứ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc nhận định: “Còn hơi sớm để đề cập đến một hiệp ước an ninh vào lúc này nhưng tôi muốn nói rằng cuối cùng nó đang đi đúng hướng".

Ông nhấn mạnh "cần tiến hành mọi thứ đúng tốc độ" và 3 đối tác Hàn-Nhật-Mỹ sẽ phải xây dựng lòng tin để bắt tay nhau với một thứ có tính ràng buộc như một hiệp ước an ninh.

Park Won Gon, Giáo sư nghiên cứu về Triều Tiên tại Đại học Ewha cho rằng việc thể chế hóa một cơ chế tham vấn ba bên thường xuyên sẽ giúp bắt đầu quá trình lâu dài đó.

Theo nguồn tin từ Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc, các cuộc đàm phán đang được tiến hành để đưa ra cơ chế phù hợp.

Bình luận về những chỉ trích cho rằng hợp tác ba bên Mỹ-Nhật-Hàn có thể "chọc giận" Bắc Kinh và Moscow, Giáo sư Park Won Gon nói: "Khả năng Hàn Quốc có động thái nào đó gây ra phản ứng dữ dội ngay lập tức từ Trung Quốc hoặc Nga là không cao, ngay cả khi Seoul ủng hộ một cơ chế gặp ba bên thường xuyên với Mỹ và Nhật Bản”.

Hàn Quốc có kế hoạch nối lại các hội nghị thượng đỉnh ba bên thường xuyên với Nhật Bản và Trung Quốc với tư cách là nước chủ nhà trong năm nay, sau 4 năm bị gián đoạn vì đại dịch Covid-19. Theo giáo sư Park Won Gon, hội nghị này có thể là một cơ hội để Seoul tiếp xúc với cả Mỹ và Trung Quốc.

Trong khi đó, một số chuyên gia cho rằng việc thúc đẩy song song quan hệ với cả Mỹ và Trung Quốc sẽ dẫn đến hiệu quả không sâu sắc và thậm chí không bền vững, nếu các nhà hoạch định chính sách của Hàn Quốc không tìm ra cách tiếp cận toàn diện hơn và có chiến lược đối với cả ba bên - Washington, Bắc Kinh và Moscow.

Wi Sung Lac, người từng là trưởng phái đoàn đàm phán hạt nhân của Hàn Quốc dưới chính quyền của cựu Tổng thống Lee Myung Bak và sau đó là Đại sứ Hàn Quốc tại Nga cho biết, chính quyền đương nhiệm đưa ra một kế hoạch chi tiết rõ ràng về các biện pháp thúc đẩy quan hệ với Mỹ và Nhật Bản, nhưng dường như không có kế hoạch nào tương tự đối với Bắc Kinh và Moscow.

Theo ông Wi Sung Lac, Hàn Quốc cần thực hiện nhiều hoạt động ngoại giao với cả hai bên để ngăn cản mối quan hệ thân thiết hơn giữa Bắc Kinh, Moscow với Bình Nhưỡng.

Còn Giáo sư Chun Chae Sung, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc tại Viện Sejong thì cho rằng, Hàn Quốc cần một chính sách nhất quán về quan hệ Mỹ-Trung và Triều Tiên, đồng thời nhấn mạnh chiến lược này cấp bách và ưu tiên nhất bởi liên quan đến sự sống còn của Hàn Quốc, thay vì tập trung vào Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương vốn vẫn chưa hoàn thiện.

Ông Chun Chae Sung nhấn mạnh, bản thân Mỹ và Trung Quốc cũng vẫn đang trong quá trình điều chỉnh chính sách đối với nước kia trong khi nhiều quốc gia trên thế giới chưa quyết định về cách thức tiếp cận cuộc cạnh tranh Mỹ-Trung. Vì thế, Hàn Quốc cần đi đúng hướng và cần có những điều chỉnh phù hợp.

Tàu ngầm Mỹ liên tiếp ‘ghé thăm’ Hàn Quốc

Tàu ngầm Mỹ liên tiếp ‘ghé thăm’ Hàn Quốc

Ngày 24/7, theo Hải quân Hàn Quốc, một tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân của Mỹ đã cập bến Hàn Quốc với mục ...

Lãnh đạo Triều Tiên nhấn mạnh cần ‘quân đội mạnh’ để ‘răn đe chiến tranh’

Lãnh đạo Triều Tiên nhấn mạnh cần ‘quân đội mạnh’ để ‘răn đe chiến tranh’

Ngày 10/8, hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) cho biết, trong cuộc họp của Quân ủy Trung ương đảng Lao động Triều Tiên, ...

Bình Nhưỡng 'làm nóng' bán đảo Triều Tiên, Chủ tịch Kim Jong Un thách thức trực diện liên minh Mỹ-Hàn?

Bình Nhưỡng 'làm nóng' bán đảo Triều Tiên, Chủ tịch Kim Jong Un thách thức trực diện liên minh Mỹ-Hàn?

Thị sát nhà máy sản xuất vũ khí, thay tướng quân đội, kêu gọi tăng cường chuẩn bị cho chiến tranh... là những động thái ...

Bán đảo Triều Tiên: Mỹ-Hàn công bố thời điểm cuộc tập trận Lá chắn tự do Ulchi, Bình Nhưỡng đẩy nhanh tiến độ sản xuất tên lửa

Bán đảo Triều Tiên: Mỹ-Hàn công bố thời điểm cuộc tập trận Lá chắn tự do Ulchi, Bình Nhưỡng đẩy nhanh tiến độ sản xuất tên lửa

Ngày 14/8, Mỹ và Hàn Quốc sẽ triển khai cuộc tập trận Lá chặn tự do Ulchi (UFS) thường niên vào tuần tới, nhằm tăng ...

Nikkei Asia: Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Nhật-Hàn sẽ chứng kiến khoảnh khắc lịch sử

Nikkei Asia: Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Nhật-Hàn sẽ chứng kiến khoảnh khắc lịch sử

Trong bài viết xuất bản hôm 14/8, tờ Nikkei Asia (Nhật Bản) nhấn mạnh tầm quan trọng của Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Nhật-Hàn sắp tới, ...

(theo The Korea Herald)

Xem nhiều

Đọc thêm

Tìm thấy hóa thạch khủng long ăn cỏ, chạy nhanh, đuôi cong hướng xuống

Tìm thấy hóa thạch khủng long ăn cỏ, chạy nhanh, đuôi cong hướng xuống

Argentina phát hiện hóa thạch loài khủng long ăn cỏ cỡ trung mới, có khả năng chạy nhanh và sống cách đây khoảng 90 triệu năm ở kỷ Phấn Trắng.
Tự kiểm tra cân nặng mỗi sáng giúp tránh tăng cân trong kỳ nghỉ lễ

Tự kiểm tra cân nặng mỗi sáng giúp tránh tăng cân trong kỳ nghỉ lễ

Nghiên cứu khoa học chỉ ra thói quen tự kiểm tra cân nặng mỗi sáng giúp bạn điều chỉnh chế độ ăn uống và tập luyện ngay, tránh tăng cân.
Giá xăng dầu hôm nay 27/4: Tăng nhẹ do hỗ trợ bởi căng thẳng Trung Đông

Giá xăng dầu hôm nay 27/4: Tăng nhẹ do hỗ trợ bởi căng thẳng Trung Đông

Giá xăng dầu hôm nay 27/4, kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tuần (ngày 26/4), giá dầu tăng nhẹ, được sự hỗ trợ bởi căng thẳng ở Trung ...
Hoa hậu Lý Kim Thảo chụp ảnh thời trang giới thiệu cảnh đẹp du lịch Phú Thọ

Hoa hậu Lý Kim Thảo chụp ảnh thời trang giới thiệu cảnh đẹp du lịch Phú Thọ

Hoa hậu Lý Kim Thảo thay 6 trang phục đa phong cách, chụp ảnh tại các địa danh nổi tiếng ở Phú Thọ như đền Hùng, đồi chè Long Cốc...
Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng thừa nhận giá chung cư tại một số nơi ở Hà Nội có tình trạng bị đẩy giá nhưng với giá tăng đột biến có rất ít ...
Tưng bừng khai trương phố ẩm thực đầu tiên ở Hải Dương

Tưng bừng khai trương phố ẩm thực đầu tiên ở Hải Dương

UBND phường Bình Hàn (TP Hải Dương) tổ chức khai trương phố ẩm thực Tuệ Tĩnh. Đây là tuyến phố ẩm thực đầu tiên của tỉnh Hải Dương.
Lý do hoãn chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan

Lý do hoãn chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan

Chuyến thăm Mỹ vào ngày 9/5 của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã bị hoãn lại sang thời điểm thuận tiện cho cả hai bên do xung đột về lịch trình.
Bộ Quốc phòng Mỹ hồi đáp báo giới liên quan vấn đề chia sẻ chi phí quân sự với Hàn Quốc

Bộ Quốc phòng Mỹ hồi đáp báo giới liên quan vấn đề chia sẻ chi phí quân sự với Hàn Quốc

Mỹ khẳng định theo đuổi một kết quả công bằng, bình đẳng để duy trì và tăng cường quan hệ đồng minh song phương.
Israel nói về thỏa thuận trao đổi con tin, khẳng định không để Hamas làm trì hoãn một việc

Israel nói về thỏa thuận trao đổi con tin, khẳng định không để Hamas làm trì hoãn một việc

Israel khẳng định sẵn sàng dành cho các cuộc đàm phán giải cứu con tin 'cơ hội cuối cùng' để đạt được thỏa thuận với Hamas.
Iran tấn công Israel: Mỹ nói Tehran nên đặt câu hỏi về tính hiệu quả của hệ thống vũ khí, EP kêu gọi trừng phạt

Iran tấn công Israel: Mỹ nói Tehran nên đặt câu hỏi về tính hiệu quả của hệ thống vũ khí, EP kêu gọi trừng phạt

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết, Iran nên đặt câu hỏi về tính hiệu quả của các hệ thống vũ khí của họ sau cuộc tấn công vào Israel hồi đầu tháng.
Sau quyết định buộc tội 5 đối tượng xâm phạm an ninh quốc gia có liên quan tới Moscow, Anh lập tức triệu Đại sứ Nga

Sau quyết định buộc tội 5 đối tượng xâm phạm an ninh quốc gia có liên quan tới Moscow, Anh lập tức triệu Đại sứ Nga

5 người đàn ông, trong đó có một công dân Anh, bị buộc tội liên quan đến hoạt động thù địch nhà nước nhằm mục đích làm lợi cho Nga.
Điện Kremlin: Nga không phải mối đe dọa cho châu Âu, hai bên ‘sẽ phải nhất trí về cách chúng ta sinh tồn’

Điện Kremlin: Nga không phải mối đe dọa cho châu Âu, hai bên ‘sẽ phải nhất trí về cách chúng ta sinh tồn’

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho rằng, Nga và châu Âu sẽ không còn có thể nối lại mối quan hệ trước đây trong hoàn cảnh hiện nay.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phiên bản di động