Chống biến đổi khí hậu: Các nhà lãnh đạo G20 "phớt lờ" Tổng thống Mỹ

Theo mạng tin CBC, lãnh đạo Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) dự kiến sẽ thông qua kế hoạch hành động mới nhằm đối phó với biến đổi khí hậu tại hội nghị thượng đỉnh diễn ra ở Đức tuần này, cho dù vấp phải sự phản đối của Tổng thống Mỹ Donald Trump. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
chong bien doi khi hau cac nha lanh dao g20 phot lo tong thong my Đức và Trung Quốc cam kết đẩy mạnh quan hệ hợp tác
chong bien doi khi hau cac nha lanh dao g20 phot lo tong thong my Thủ tướng đến Frankfurt, bắt đầu thăm chính thức CHLB Đức và dự Hội nghị Thượng đỉnh G20

Là Chủ tịch luân phiên của hội nghị thượng đỉnh năm nay, Thủ tướng Đức Angela Merkel tuyên bố sẽ tập trung vào việc hoàn thành các mục tiêu của Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, mà Tổng thống Trump đã quyết định rút lui.

Nỗ lực được tái khẳng định

Trong những tuần qua, Thủ tướng Canada cũng đã có các cuộc trao đổi với lãnh đạo các nước G20 như bà Merkel, Thủ tướng Anh Theresa May, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Sau mỗi cuộc trao đổi, Văn phòng Thủ tướng Canada đều phát đi thông cáo nói rằng ông Justin Trudeau và các nhà lãnh đạo G20 tái khẳng định cam kết đối với nỗ lực quốc tế nhằm đối phó với biến đổi khí hậu.

chong bien doi khi hau cac nha lanh dao g20 phot lo tong thong my
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Angela Merkel tại Hội nghị thượng đỉnh G7. (Nguồn: AFP)

Thủ tướng Canada cũng đã có cuộc trao đổi với Tổng thống Trump nhưng không có bất cứ tuyên bố nào cho thấy hai nước thảo luận về những cam kết chống biến đổi khí hậu. 

Giống như tại hội nghị thượng đỉnh G7 gần đây ở Italy, hội nghị thượng đỉnh G20 đang đối mặt với nguy cơ Tổng thống Trump phủ quyết bất kỳ cam kết nào liên quan đến Hiệp định Paris hay đưa ra những kế hoạch hành động mà không có sự tham gia của Mỹ.

Ông Andrew Light, cựu quan chức Bộ Ngoại giao và là một thành viên cao cấp của Viện Tài nguyên Thế giới ở Washington, cho rằng "đây là một quyết định quan trọng" vì Mỹ đã tuyên bố rời khỏi Hiệp định Paris cho dù đây là một trong những nước có lượng phát thải lớn nhất thế giới. Vì vậy trước mắt, G20 cần đưa ra một quyết định rõ ràng: Một là tiếp tục hoạt động như G19, hai là đưa ra cam kết về biến đổi khí hậu cho riêng G19. 

Theo ông Light, cho dù G20 có ra tuyên bố như thế nào thì đây cũng sẽ là một sự đả kích lớn với Mỹ sau những tuyên bố của ông Trump rằng việc đáp ứng các cam kết trong hiệp định Paris sẽ làm tê liệt nền kinh tế Mỹ. Ông Light cho rằng: "Nhiều nước sẵn sàng đối đầu với những lãnh đạo khác về những cam kết chống biến đổi khí hậu, không phải vì quốc gia đó đặt vấn đề này lên hàng đầu mà bởi vì họ nhận ra thị trường năng lượng sạch đang thực sự bùng nổ".

Trọng tâm phát triển bền vững

Ngày 3/7, tại Hamburg - nơi diễn ra hội nghị thượng đỉnh G20 - một cuộc biểu tình phản đối toàn cầu hóa đã diễn ra với sự tham gia của khoảng 10.000 người. Trong khi đó, Thủ tướng Merkel nói rằng các nhà lãnh đạo của G20 sẽ phải tập trung vào phát triển kinh tế bền vững và toàn diện hơn là chỉ bận tâm tới sự thịnh vượng của quốc gia.

Bà Merkel cho rằng "với những nỗ lực của các nước trong quá khứ, thế giới sẽ không thể phát triển bền vững và toàn diện... Chúng ta cần thông qua những thỏa thuận về bảo vệ khí hậu, mở cửa thị trường và cải thiện các hiệp định thương mại mà vẫn duy trì được các tiêu chuẩn về bảo vệ người tiêu dùng, an sinh xã hội và bảo vệ môi trường". 

chong bien doi khi hau cac nha lanh dao g20 phot lo tong thong my
Những người biểu tình phản đối toàn cầu hóa đeo mặt nạ phỏng theo các nhà lãnh đạo G20, tại Hamburg, ngày 2/7. (Nguồn: Getty Images)

Đức sẽ đề xuất “kế hoạch phát triển của G20 về biến đổi khí hậu và an ninh năng lượng". Tại hội nghị thượng đỉnh lần này, các nhà lãnh đạo sẽ cam kết những nỗ lực phối hợp nhằm đẩy nhanh quá trình xây dựng hệ thống năng lượng carbon thấp để giảm phát thải khí nhà kính và hạn chế quá trình nóng lên toàn cầu. Bản dự thảo được công bố đầu năm nay nhấn mạnh rằng “chỉ có hệ thống năng lượng bền vững với giá phải chăng, đáp ứng được các mục tiêu của Hiệp định Paris mới có thể tạo nền tảng cho sự thịnh vượng của các thế hệ tương lai”.

Trong khi đó, Tổng thống Mỹ lại đề cao lợi ích của than đá, dầu mỏ, khí đốt tự nhiên cũng như năng lượng hạt nhân, đồng thời tuyên bố mục tiêu "thống trị năng lượng" dựa vào những hoạt động đẩy mạnh xuất khẩu các nguồn năng lượng truyền thống của Mỹ. 

Bà Erin Flanagan, Giám đốc Chính sách liên bang của Viện nghiên cứu Pembina - một tổ chức môi trường ở Calgary (Canada), cho rằng các doanh nghiệp trên toàn thế giới sẽ theo dõi phản ứng của lãnh đạo các nước G20. Liệu sự phản đối của ông Trump có khiến các nước cân nhắc lại cam kết của họ? Theo bà Flanagan, "đây là thời điểm quan trọng. Tuyên bố của G19 về các cam kết với Hiệp định Paris là rất quan trọng vì mọi người đều đang trông đợi từ các nền kinh tế lớn một động thái đáp trả lại các quyết định của Trump”. 

Thách thức của ông Trudeau

Thủ tướng Trudeau - chủ trì cuộc họp G7 vào năm tới - sẽ phải đối mặt với những khó khăn lớn khi vừa thúc đẩy các cam kết bảo vệ khí hậu, đẩy mạnh quá trình xây dựng nền kinh tế carbon thấp, vừa phải đối đầu với sự cạnh tranh của nền kinh tế năng lượng toàn diện của Mỹ.

chong bien doi khi hau cac nha lanh dao g20 phot lo tong thong my
Thủ tướng Canada Justin Trudeau. (Nguồn: The Canadian Press)

Tại hội nghị thượng đỉnh này, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh Mark Carney sẽ đề xuất các công ty và những nhà đầu tư thị trường vốn thực hiện đánh giá và công khai báo cáo về những rủi ro mà biến đổi khí hậu có thể gây ra cho doanh nghiệp và các khoản đầu tư của họ. G20 đã thành lập một ủy ban đặc biệt để thực hiện nhiệm vụ này do Michael Bloomberg, nhà sáng lập công ty Bloomberg L.P, làm Chủ tịch. 

Theo Céline Bak, thành viên của Trung tâm Sáng kiến Quản trị Quốc tế, điều này sẽ gửi một thông điệp mạnh mẽ tới các doanh nghiệp tư nhân và các nhà quản lý thị trường vốn rằng, những rủi ro gây ra do biến đổi khí hậu cần được xem xét nghiêm túc như một vấn đề tài chính chủ đạo. Bà Bak cho rằng: "Điều quan trọng là G20 cần hiểu được bản chất của nhiệm vụ mà nhóm đề ra. Thị trường vốn là thị trường toàn cầu và nó sẽ khiến mọi thứ trì trệ nếu không có sự đồng thuận của tất cả những người tham gia". Cũng theo bà Bak, chính phủ Trung Quốc đang yêu cầu tất cả các công ty niêm yết công bố báo cáo về những rủi ro gây ra do biến đổi khí hậu, mặc dù ông Bloomberg chỉ đưa ra đề xuất dựa trên tinh thần tự nguyện.

Cơ quan quản lý chứng khoán Canada đang xem xét lại chế độ công khai thông tin ở nước này để xác định xem liệu các công ty có sẵn sàng báo cáo những rủi ro phát sinh từ biến đổi khí hậu và các chính sách nhằm giảm phát thải khí nhà kính hay không.

chong bien doi khi hau cac nha lanh dao g20 phot lo tong thong my Phép thử mạo hiểm cho chính sách đối ngoại của Mỹ

Theo tờ The Wall Street Journal, vụ phóng tên lửa đạn đạo đầu tiên mà theo tuyên bố của Triều Tiên là có thể bay tới ...

chong bien doi khi hau cac nha lanh dao g20 phot lo tong thong my Thủ tướng lên đường thăm chính thức CHLB Đức và dự Hội nghị Thượng đỉnh G20

Đêm 4/7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Hà Nội, bắt đầu thăm ...

chong bien doi khi hau cac nha lanh dao g20 phot lo tong thong my G20: Cùng kểt nối, hướng tới tương lai

Hội nghị thượng đỉnh G20 lần thứ 12 diễn ra trong bối cảnh những căng thẳng về thương mại, chống biến đổi khí hậu, người ...

(theo CBC.ca/TTXVN)

Bài viết cùng chủ đề

Biến đổi khí hậu

Đọc thêm

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch ...
Mở cửa xe ô tô không quan sát bị phạt bao nhiêu tiền?

Mở cửa xe ô tô không quan sát bị phạt bao nhiêu tiền?

Xin cho tôi hỏi nếu tài xế mở cửa xe ô tô không quan sát bị phạt bao nhiêu tiền? - Độc giả Hoài An
Vận mệnh đảo ngược, điều phi thường đang diễn ra, hãy quên Đức hay những ‘ông lớn’ khác đi, đây mới là nơi châu Âu có thể ‘nương tựa’

Vận mệnh đảo ngược, điều phi thường đang diễn ra, hãy quên Đức hay những ‘ông lớn’ khác đi, đây mới là nơi châu Âu có thể ‘nương tựa’

Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, đang kéo vận mệnh của khu vực đi xuống, trong khi các quốc gia phía Nam đang trở thành người dẫn đầu ...
Lưu ý cách đăng ký thi lớp 10 năm 2024 tại TP. Hồ Chí Minh

Lưu ý cách đăng ký thi lớp 10 năm 2024 tại TP. Hồ Chí Minh

15h ngày hôm nay (3/5), Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh sẽ mở cổng đăng ký dự thi vào lớp 10.
iPhone 16 tiếp tục lộ diện kích thước màn hình

iPhone 16 tiếp tục lộ diện kích thước màn hình

Kích thước màn hình iPhone 16 Pro và iPhone 16 Pro Max sẽ được gia tăng lên lần lượt 6,3 inch và 6,9 inch.
Giá heo hơi hôm nay 3/5: Giá heo hơi miền Nam dịch chuyển nhẹ, thấp nhất 63.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay 3/5: Giá heo hơi miền Nam dịch chuyển nhẹ, thấp nhất 63.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay 3/5 ở khu vực miền Nam tăng rải rác một vài nơi, dao động trong khoảng 60.000 - 63.000 đồng/kg.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Phiên bản di động