Nhóm người yếu thế luôn được Việt Nam quan tâm trong đại dịch Covid-19. (Ảnh: PNO) |
Trả lời phóng viên tại Ottawa, Giáo sư Julie Nguyễn - Chủ tịch Hội các sáng kiến Canada-ASEAN thuộc trường Đại học York (Canada) đã nhận định rằng Việt Nam luôn quan tâm thực hiện các công ước của Liên hợp quốc (LHQ) bảo vệ các nhóm yếu thế, trong đó có phụ nữ, trẻ em, người già, những nhóm dân tộc ở vùng sâu, vùng xa, người khuyết tật, cũng như đảm bảo lợi ích của họ theo điều kiện cụ thể của đất nước.
Giáo sư Julie Nguyễn cho biết bản thân bà đã từng tham gia viết Báo cáo phát triển con người của LHQ tại Việt Nam năm 1997, tập trung vào các nhóm yếu thế, đồng thời có các nghiên cứu về bình đẳng giới tại Việt Nam, đặt trong bối cảnh chung về bình đẳng giới trên thế giới.
Bà đánh giá Việt Nam không chỉ quan tâm, đảm bảo lợi ích của các nhóm yếu thế, mà còn nỗ lực hết sức nâng cao lợi ích của người dân nói chung và các nhóm người thiệt thòi nói riêng. Khi tham gia các dự án xóa đói giảm nghèo do Canada hỗ trợ phát triển tại Việt Nam từ những năm 90 của thế kỷ trước và các hoạt động hỗ trợ trao đổi thương mại giữa Canada và Việt Nam từ những năm 2000, Giáo sư Julie Nguyễn nhận thấy Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu mà thế giới và bà hết sức ngưỡng mộ trong sự nghiệp phát triển đất nước, bảo đảm quyền kinh tế, xã hội, giáo dục, văn hóa...
Đặc biệt, kể từ khi Chính phủ Việt Nam thực hiện công cuộc Đổi mới, tỷ lệ đói nghèo đã giảm mạnh, nền kinh tế phát triển vượt bậc khiến các nước trên thế giới ngày càng quan tâm đến Việt Nam như một đối tác không thể thiếu.
Trong hơn 2 năm bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, với phương châm "không để ai bị bỏ lại phía sau", Việt Nam đã thu hút được sự chú ý của thế giới. Theo Giáo sư Julie Nguyễn, các nước trên thế giới đã đánh giá rất cao sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong việc tổ chức chăm sóc y tế miễn phí, tiêm vaccine phòng bệnh, đưa ra các gói hỗ trợ doanh nghiệp và người dân... để đối phó với các tác động của đại dịch.
Ngoài ra, việc Việt Nam tham gia những sứ mệnh gìn giữ hòa bình của LHQ còn cho thấy vai trò, vị thế ngày càng cao của Việt Nam trong các lĩnh vực ngoại giao, cũng như trong việc đảm bảo quyền con người.
| Bảo đảm quyền của người khuyết tật và người cao tuổi Về cơ bản pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam đã có những quy định nhằm bảo đảm quyền của người khuyết tật ... |
| Tham gia quốc tế từ ý thức trách nhiệm, Việt Nam giành được lòng tin của quốc tế Vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam có được như ngày nay là nhờ vào sự đóng góp của Việt Nam trên ... |
| Đặc xá: Cơ hội công bằng cho nỗ lực hoàn lương Đặc xá là sự khoan hồng đặc biệt của Nhà nước đối với người phạm tội bị kết án phạt tù; là động lực khuyến ... |
| Việt Nam mong muốn tiếp nối sứ mệnh tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc Việc ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025 đã cho thấy chính sách nhất quán của Việt Nam là ... |
| Thành tựu và nỗ lực bảo đảm quyền con người của Việt Nam xứng đáng được ghi nhận Quá trình vận động làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (HĐNQ LHQ) nhiệm kỳ 2023-2025 của các quốc gia ứng viên ... |