Bảo đảm quyền của người khuyết tật và người cao tuổi

Chu Văn
Về cơ bản pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam đã có những quy định nhằm bảo đảm quyền của người khuyết tật và người cao tuổi- đối tượng thuộc nhóm dễ bị tổn thương.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Đồng bào các dân tộc ít người luôn được bảo đảm quyền công dân, được Nhà nước quan tâm chăm lo, đầu tư phát triển, để vừa giữ gìn bản sắc văn hóa riêng, vừa đáp ứng yêu cầu phát triển chung trên cả nước. Trong ảnh: Sinh hoạt Câu lạc bộ Người cao tuổi lồng
Đồng bào các dân tộc ít người luôn được bảo đảm quyền công dân, được Nhà nước quan tâm chăm lo, đầu tư phát triển, để vừa giữ gìn bản sắc văn hóa riêng, vừa đáp ứng yêu cầu phát triển chung trên cả nước. Trong ảnh: Sinh hoạt Câu lạc bộ Người cao tuổi lồng ghép công tác dân số kế hoạch hóa gia đình ở xã miền núi Châu Phong, huyện Quỳ Châu, Nghệ An. (Nguồn: TTXVN)

Cùng với việc hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật bảo đảm các quyền và trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi và người khuyết tật, công tác giám sát việc thực hiện Luật Người cao tuổi, Luật Người khuyết tật cũng được Quốc hội quan tâm để có căn cứ, cơ sở thực tiễn nhằm điều chỉnh chính sách, tìm ra những giải pháp phù hợp nhằm thích ứng với già hóa dân số và tình trạng khuyết tật ngày càng gia tăng, thực hiện các cam kết quốc tế về bảo đảm quyền của đối tượng yếu thế nói chung, người cao tuổi, người khuyết tật nói riêng.

Pháp luật quốc tế và Việt Nam về quyền của người khuyết tật, người cao tuổi

Theo Điều 1 Công ước quyền của người khuyết tật, người khuyết tật được hiểu là “những người có khiếm khuyết lâu dài về thể chất, tâm thần, trí tuệ hoặc giác quan mà khi tương tác với những rào cản khác nhau có thể phương hại đến sự tham gia hữu hiệu và trọn vẹn của họ vào xã hội trên cơ sở bình đẳng với những người khác”. Đây là lần đầu tiên có một định nghĩa về người khuyết tật được xác định trong luật nhân quyền quốc tế. Điều này có ý nghĩa lớn trong việc thúc đẩy và bảo vệ các quyền của người khuyết tật.

Tại Việt Nam, việc bảo đảm các quyền của người khuyết tật luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm với các chính sách, pháp luật khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho người khuyết tật thực hiện bình đẳng về các quyền về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, phát huy khả năng của họ để ổn định đời sống, hòa nhập cộng đồng, tham gia các hoạt động xã hội. Đồng thời, Hiến pháp năm 2013 đã mở rộng đối tượng được Nhà nước trợ giúp, không phân biệt người khuyết tật có hay không có nơi nương tựa; không phân biệt người khuyết tật là trẻ em hay không.

Bên cạnh Hiến pháp còn có các văn bản pháp luật chuyên ngành, đặc biệt là Luật Người khuyết tật năm 2010 đã đưa ra các quy định nhằm bảo đảm quyền của người khuyết tật. Theo Luật Người khuyết tật, ngoài những quyền cơ bản của công dân, người khuyết tật còn có các quyền như: tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội; sống độc lập, hòa nhập cộng đồng; được miễn hoặc giảm một số khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội; được trợ cấp hàng tháng; được chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, học văn hóa, học nghề, việc làm, trợ giúp pháp lý, tiếp cận công trình công cộng, phương tiện giao thông, công nghệ thông tin, dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và dịch vụ khác phù hợp với dạng tật và mức độ khuyết tật; các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Một số hành vi nghiêm cấm khi đối xử với người khuyết tật: kỳ thị, phân biệt đối xử người khuyết tật, xâm phạm thân thể, nhân phẩm, danh dự, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp của người khuyết tật; lôi kéo, dụ dỗ hoặc ép buộc người khuyết tật thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, đạo đức xã hội; lợi dụng người khuyết tật, tổ chức của người khuyết tật, tổ chức vì người khuyết tật, hình ảnh, thông tin cá nhân, tình trạng của người khuyết tật để trục lợi hoặc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

Người có trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm nuôi dưỡng chăm sóc theo quy định của pháp luật. Cản trở quyền kết hôn, quyền nuôi con của người khuyết tật. Gian dối trong việc xác định mức độ khuyết tật, cấp giấy xác nhận khuyết tật.

Như vậy, hệ thống pháp luật về người khuyết tật ở Việt Nam ngày càng được hoàn thiện theo hướng bảo đảm sự tương đồng với Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật. Hệ thống đó bao gồm: Luật người khuyết tật 2010, Luật Trợ giúp pháp lý 2006 và một số Luật khác như Bộ luật Lao động, Luật Giáo dục, Luật Dạy nghề, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật Công nghệ thông tin. Với việc ban hành Luật Người khuyết tật năm 2010, Việt Nam đã từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo đảm quyền của người khuyết tật.

Về người cao tuổi, hiện nay chưa có điều ước quốc tế chuyên biệt về mà nội dung liên quan đến quyền và bảo đảm quyền của người cao tuổi chủ yếu được quy định ở một số công ước, khuyến nghị và bình luận chung của các Ủy ban giám sát công ước, các nghị quyết của Đại Hội đồng, Hội đồng Nhân quyền LHQ, các văn kiện được thông qua tại hội nghị toàn cầu.

Theo Ủy ban về các quyền kinh tế, xã hội, văn hoá, những quyền cần bảo đảm đặc biệt cho người cao tuổi bao gồm: quyền bình đẳng (trước pháp luật và về giới), các quyền liên quan đến việc làm, quyền về an sinh xã hội, quyền được bảo vệ gia đình, quyền được hưởng tiêu chuẩn sống thích đáng, quyền được chăm sóc sức khoẻ và các quyền về giáo dục, văn hoá.

Ở Việt Nam, quyền của người cao tuổi Việt Nam được thể hiện trong Hiến pháp 2013, Luật Người cao tuổi 2009, Luật Bảo hiểm xã hội 2014, Luật Bảo hiểm y tế 2008 (sửa đổi, bổ sung 2014), Luật Khám chữa bệnh 2009, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007, Luật Việc làm 2009...

Những văn bản này tạo ra khung pháp lý vững chắc bảo đảm những quyền và lợi ích cơ bản của người cao tuổi. Trong đó, quan trọng nhất là Luật Người cao tuổi đã xác định: “Người cao tuổi là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ 60 tuổi trở lên”. Như vậy, độ tuổi được xem là người cao tuổi ở Việt Nam cơ bản tương đồng với độ tuổi được xác định bởi các cơ quan LHQ.

Quyền của người cao tuổi tại Việt Nam bao gồm một số quyền cơ bản sau đây: Quyền không bị phân biệt đối xử; quyền về an sinh xã hội; quyền có việc làm; quyền được tham gia vào đời sống văn hóa, xã hội; quyền được phụng dưỡng, chăm sóc sức khỏe; quyền được phát huy vai trò trong xã hội...

Thực trạng bảo đảm quyền của người khuyết tật, người cao tuổi

Theo thống kê của Tổng cục Thống kê, qua kết quả cuộc điều tra quốc gia về người khuyết tật tính đến năm 2016, Việt Nam có khoảng 6,2 triệu người khuyết tật từ 2 tuổi trở lên, chiếm 7,06% dân số, trong đó có khoảng 663 nghìn trẻ em khuyết tật từ 2-17 tuổi.

Nhiều năm qua được sự quan tâm, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước, cuộc sống của người khuyết tật đã từng bước được cải thiện cả về vật chất lẫn tinh thần. Đặc biệt, kể từ khi Luật người khuyết tật 2010 được ban hành và có hiệu lực thì người khuyết tật Việt Nam đã có nhiều chuyển biến theo hướng tích cực ở tất cả mọi phía. Song, việc bảo đảm quyền của người khuyết tật trên thực tế vẫn còn một số hạn chế như sau:

Thứ nhất, hạn chế liên quan đến một số quyền của người khuyết tật. người khuyết tật vẫn phải đối mặt với rất nhiều thách thức, rào cản trong việc tiếp cận và tham gia vào đời sống xã hội, khả năng hòa nhập của người khuyết tật nói chung, đặc biệt là ở khu vực nông thôn rất khó khăn. Các vấn đề liên quan tiếp cận giao thông, công trình công cộng, văn hóa, thể thao, du lịch hay như các vấn đề về chăm sóc sức khỏe, dịch vụ y tế, phục hồi chức năng, giáo dục, hỗ trợ sống độc lập… cho người người khuyết tật còn nhiều thách thức, tác động tiêu cực đến việc bảo đảm quyền của người khuyết tật.

Thứ hai, chưa bảo đảm tiếp cận toàn diện hệthống giáo dục hòa nhập. Mặc dù Nhà nước đã có chính sách đầu tư để nâng cao năng lực cho người khuyết tật nhưng rất ít người khuyết tật có khả năng tiếp cận giáo dục đại học…

Liên quan đến bảo đảm quyền của người cao tuổi, hiện nay hệ thống pháp luật cũng như hệ thống cơ sở chăm sóc sức khỏe người cao tuổi bước đầu được hình thành và phát triển từ trung ương tới địa phương, trong đó, đặc biệt nhấn mạnh đến hệ thống chăm sóc y tế dành cho người già được triển khai ở hệ thống y tế trên toàn quốc.

Thực hiện các chính sách về BHYT, BHXH, trợ cấp xã hội về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu nhằm giảm chi phí khám chữa bệnh, đồng thời, bảo đảm mức sống cơ bản cho người cao tuổi, đặc biệt là người nghèo, người già neo đơn, người khuyết tật. Tuy nhiên, việc thực hiện nhóm quyền này trên thực tế còn tồn tại một số hạn chế sau:

Thứ nhất, nhu cầu chăm sóc người cao tuổi về sức khỏe và tinh thần ngày càng lớn trong khi sự phát triển của các dịch vụ chăm sóc và cơ sở hạ tầng lại không tương xứng.

Thứ hai, xuất phát từ nhận thức của cơ quan, tổ chức, cộng đồng xã hội cũng như nhận thức của chính người cao tuổi về vấn đề chăm sóc người cao tuổi chưa tương xứng với yêu cầu của thực tiễn.

Thứ ba, việc triển khai các quy định của pháp luật nhằm bảo đảm quyền của người cao tuổi trên thực tiễn còn thiếu cơ chế linh hoạt để bảo vệ, thúc đẩy quyền của người cao tuổi.

Hiện nay, người cao tuổi tham gia BHYT vẫn ở tỷ lệ thấp, cơ sở bảo trợ xã hội chuyên chăm sóc, nuôi dưỡng người cao tuổi còn ít, trang bị còn thiếu thốn; mức trợ cấp xã hội còn thấp so với mức sống tối thiểu. Bên cạnh đó, các hoạt động văn hóa, giáo dục, du lịch, thể dục, thể thao, giao thông công cộng còn nhiều hạn chế, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng nông thôn với điều kiện kinh tế còn rất hạn hẹp.

Các hoạt động công cộng gắn liền với quyền của người cao tuổi như tham gia giao thông công cộng, vé thăm bảo tàng, di tích văn hóa vẫn chưa thực hiện tốt một cách toàn diện. Đặc biệt, việc xây dựng các công trình dành riêng cho người cao tuổi theo xu hướng tiếp cận dựa trên quyền như lối đi riêng cho người khuyết tật, người cao tuổi trên phương tiện giao thông công cộng, khoa khám miễn phí riêng cho người cao tuổi, làn đường dành cho người đi bộ... vẫn còn rất hạn chế.

Để bảo đảm tốt hơn quyền của người khuyết tật và người cao tuổi, cần tập trung một số giải pháp sau:

Một là, hoàn thiện hệ thống các quy định pháp luật liên quan đến quyền của người khuyết tật: tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung các chính sách hỗ trợ và quy định về quyền củangười khuyết tậtsao cho phù hợp với Bộ luật Lao động, Luật người khuyết tật, Luật Việc làm, Luật Giáo dục nghề nghiệp và Công ước Quốc tế về quyền của người khuyết tật mà Việt Nam đã phê chuẩn.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền của người cao tuổi. Với sự tham gia ký kết, phê chuẩn và cam kết thực hiện rất nhiều điều ước quốc tế về quyền con người, trong tư duy lập pháp cũng như nhận thức của người dân cần tiếp cận người cao tuổi gắn với quyền cụ thể, là lấy quyền của người cao tuổi là đối tượng để điều chỉnh pháp luật. Do vậy, hệ thống pháp luật của Việt Nam điều chỉnh các vấn đề pháp lý liên quan đến người cao tuổi cần được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hơn nữa nhằm bảo đảm tốt nhất quyền của người cao tuổi.

Hai là, tổ chức xây dựng cơ sở dữ liệu về người khuyết tật (tổng số, tình trạng sức khỏe, dạng tật; số người trong độ tuổi lao động, còn khả năng lao động; số người có nhu cầu về nghề và học nghề của người khuyết tật; số người có nhu cầu làm việc và những công việc phù hợp với nhu cầu và sức khỏe của người khuyết tật…) ở từng địa phương và trong cả nước nhằm tạo cơ sở xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách.

Ba là, liên quan đến một số nhóm quyền của người khuyết tật. Cần bảo đảm tiếp cận giáo dục đầy đủ; loại bỏ các rào cản trong giáo dục, đặc biệt trong giáo dục đại học và đào tạo nghề. Bảo đảm các tiêu chuẩn trong xây dựng và giao thông công cộng tiếp cận cho người khuyết tật, cần quy định trách nhiệm của các nhà cung cấp dịch vụ không chỉ ở khu vực nhà nước mà cả trong khu vực tư nhân đối với lĩnh vực giao thông và xây dựng.Có chính sách hỗ trợ để tất cả người khuyết tật phải được đảm bảo quyền tiếp cập các dịch vụ trợ giúp pháp lý miễn phí, quyền tiếp cận với công lý bất kể điều kiện tài chính của họ để bảođảm phù hợp với Luật người khuyết tật...

Bốn là, nâng cao ý thức, hiểu biết của các nhà quản lý, hoạch định chính sách cũng như cộng đồng về quyền của người cao tuổi. Tuyên truyền, vận động mọi người dân chủ động tham gia BHXH, bảo hiểm thân thể, BHYT; tiết kiệm chi tiêu, tích lũy cho tuổi già... Để nâng cao nhận thức của cộng đồng về quyền của người cao tuổi, cần có các chương trình truyền hình phát sóng trên các phương tiện thông tin truyền thông của Việt Nam phổ biến thông tin, kiến thức về quyền của người cao tuổi.

Năm là, đẩy mạnh các hoạt động chăm sóc sức khỏe về thể chất và tinh thần của người cao tuổi. Xem xét xây dựng các chương trình cụ thể về tư vấn, hướng dẫn, bồi dưỡng và tập huấn kiến thức tự chăm sóc bản thân, nâng cao sự chủ động bảo vệ sức khỏe đối với người cao tuổi.

Đồng thời, huy động nguồn vốn hỗ trợ để tiến hành xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật và thành lập các lão khoa ở các bệnh viện cấp địa phương, khuyến khích khám chữa bệnh miễn phí cho người cao tuổi.

Cần thực hiện các chính sách liên quan đến miễn/giảm giá vé tham quan, phí dịch vụ đối với người cao tuổi khi tham quan di tích văn hóa, lịch sử, bảo tàng, danh lam thắng cảnh, thể dục thể thao; tham gia giao thông công cộng. Đồng thời, khuyến khích người cao tuổi thành lập các câu lạc bộ văn hóa, tri thức, thể thao để người cao tuổi có cơ hội rèn luyện sức khỏe, sống vui, sống thọ và có đóng góp cho xã hội.

Như vậy, có thể thấy, về cơ bản pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam đã có những quy định nhằm bảo đảm quyền của người khuyết tật và người cao tuổi- đối tượng thuộc nhóm dễ bị tổn thương. Trong đó, đưa ra và xây dựng các chuẩn mực pháp lý nhằm bảo đảm quyền của hai đối tượng này, và mỗi quốc gia có nghĩa vụ phải bảo đảm các quyền này trong mọi hoàn cảnh.

Thành tựu và nỗ lực bảo đảm quyền con người của Việt Nam xứng đáng được ghi nhận

Thành tựu và nỗ lực bảo đảm quyền con người của Việt Nam xứng đáng được ghi nhận

Quá trình vận động làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (HĐNQ LHQ) nhiệm kỳ 2023-2025 của các quốc gia ứng viên ...

Đảm bảo quyền của người khuyết tật trong phát triển bền vững tại Việt Nam

Đảm bảo quyền của người khuyết tật trong phát triển bền vững tại Việt Nam

Mới đây, Hội thảo khoa học quốc tế “Đảm bảo quyền của người khuyết tật trong phát triển bền vững tại Việt Nam và một ...

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Cùng hành động để đảm bảo nền giáo dục an toàn cho tất cả mọi người

Tổng thư ký Liên hợp quốc: Cùng hành động để đảm bảo nền giáo dục an toàn cho tất cả mọi người

Ngày 9/9, Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres đã kêu gọi các nước đẩy mạnh nỗ lực bảo vệ quyền được tiếp ...

Việt Nam luôn nhất quán thực hiện chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người dân

Việt Nam luôn nhất quán thực hiện chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người dân

Phát biểu tại Hội nghị biểu dương các tổ chức tôn giáo có đóng góp trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, ...

Thỏa thuận mới thúc đẩy quyền của người cao tuổi và giải quyết các vấn đề dân số tại Việt Nam

Thỏa thuận mới thúc đẩy quyền của người cao tuổi và giải quyết các vấn đề dân số tại Việt Nam

Ngày 25/8, tại Ngôi nhà Xanh Liên hợp quốc (LHQ), Quỹ Dân số LHQ (UNFPA) tại Việt Nam và Viện Nghiên cứu Mitsubishi (MRI) đã ...

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Xem nhiều

Đọc thêm

Quân nhân Anh đang rời bỏ lực lượng vũ trang 'với tỷ lệ đáng báo động'

Quân nhân Anh đang rời bỏ lực lượng vũ trang 'với tỷ lệ đáng báo động'

Tờ Telegraph đưa tin, bất chấp đợt tăng lương kỷ lục vào mùa Hè, quân nhân Anh đang rời bỏ lực lượng vũ trang 'với tỷ lệ đáng báo động'.
Tiền đạo Nguyễn Xuân Son nhận 'cơn mưa' lời khen từ truyền thông Đông Nam Á

Tiền đạo Nguyễn Xuân Son nhận 'cơn mưa' lời khen từ truyền thông Đông Nam Á

Báo chí Đông Nam Á đã dành nhiều lời khen về màn ra mắt của Nguyễn Xuân Son với tuyển Việt Nam ở ASEAN Cup 2024.
Miss Charm 2024: Đại diện Việt Nam đoạt Á hậu 2, ấn tượng với màn trả lời phỏng vấn

Miss Charm 2024: Đại diện Việt Nam đoạt Á hậu 2, ấn tượng với màn trả lời phỏng vấn

Đại diện Việt Nam Quỳnh Nga giành ngôi vị Á hậu 2 tại Chung kết Miss Charm 2024 - Hoa hậu Sắc đẹp quốc tế.
Tìm thấy hợp chất ức chế sự phát triển của virus corona

Tìm thấy hợp chất ức chế sự phát triển của virus corona

Một nhóm nghiên cứu tại Nhật Bản đã công bố phát hiện ra một chất trong cây hương nhu có tác dụng ức chế sự phát triển của virus corona.
Rơi trực thăng cứu hộ tại Thổ Nhĩ Kỳ, không ai sống sót

Rơi trực thăng cứu hộ tại Thổ Nhĩ Kỳ, không ai sống sót

Ngày 22/12, tại vùng Mugla, Tây Nam Thổ Nhĩ Kỳ, đã xảy ra vụ rơi trực thăng cứu thương khiến 4 người thiệt mạng.
Sao Việt: Hoa hậu Ý Nhi khoe nhan sắc ngọt ngào, Nhã Phương 'biến hình'

Sao Việt: Hoa hậu Ý Nhi khoe nhan sắc ngọt ngào, Nhã Phương 'biến hình'

Sao Việt hôm nay: Diệp Lâm Anh lạ lẫm với kiểu tóc tém, Đan Trường lưu diễn cùng vợ cũ ở Phần Lan, Việt Hoa đăng ảnh xinh đẹp, nhẹ ...
UNHCR huy động kinh phí hỗ trợ người tị nạn tại Nam Sudan

UNHCR huy động kinh phí hỗ trợ người tị nạn tại Nam Sudan

Theo Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR), tình trạng thiếu kinh phí đang ảnh hưởng đến các nỗ lực ứng phó khẩn cấp người tị nạn ở Nam Sudan.
Quảng Ninh đẩy mạnh nâng cao chất lượng công tác nhân quyền trên địa bàn tỉnh

Quảng Ninh đẩy mạnh nâng cao chất lượng công tác nhân quyền trên địa bàn tỉnh

Ngày 20/12, Văn phòng Thường trực nhân quyền Chính phủ và Ban chỉ đạo nhân quyền tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền 2024
Ngày quốc tế Người di cư: Lan tỏa những câu chuyện truyền cảm hứng

Ngày quốc tế Người di cư: Lan tỏa những câu chuyện truyền cảm hứng

Ngày 19/12, tại Hà Nội, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức tọa đàm 'Hành trình di cư: Những bước chân cảm hứng' nhân Ngày quốc tế Người di cư 2024
Tết hy vọng của các cựu quân nhân và gia đình nạn nhân chất độc da cam

Tết hy vọng của các cựu quân nhân và gia đình nạn nhân chất độc da cam

Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam sẽ gửi trao những món quà như là những niềm hy vọng tới cho gia đình các nạn nhân nhiễm chất độc da cam.
Trao giải cho 24 tác phẩm báo chí xuất sắc về bình đẳng giới

Trao giải cho 24 tác phẩm báo chí xuất sắc về bình đẳng giới

Các tác phẩm báo chí xoay quanh chủ đề: thúc đẩy phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, thúc đẩy bình đẳng giới trong chuyển đổi số và phát triển kinh tế.
Rà soát tình hình, nâng cao hiệu quả triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự

Rà soát tình hình, nâng cao hiệu quả triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự

Ngày 18/12, Bộ Ngoại giao và IOM tổ chức Hội nghị rà soát tình hình triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự.
Trưởng Phái đoàn IOM ấn tượng trước nỗ lực triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Việt Nam

Trưởng Phái đoàn IOM ấn tượng trước nỗ lực triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Việt Nam

Theo Trưởng Phái đoàn IOM, Việt Nam nằm trong số ít các nước có Kế hoạch triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự.
Thông tin đối ngoại về quyền con người: Cần đổi mới thực sự từ tư tưởng, nhận thức đến cách làm

Thông tin đối ngoại về quyền con người: Cần đổi mới thực sự từ tư tưởng, nhận thức đến cách làm

Trong thời kỳ hội nhập quốc tế và kỷ nguyên kỹ thuật số, thông tin đối ngoại về quyền con người cần được đổi mới và sáng tạo như thế nào?
Đại biểu đoàn mục sư Tin lành quốc tế: Thế giới cần thấy được sự cởi mở, tự do ở Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực tôn giáo

Đại biểu đoàn mục sư Tin lành quốc tế: Thế giới cần thấy được sự cởi mở, tự do ở Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực tôn giáo

Theo ông Jossy Chacko, đoàn mục sư Tin lành quốc tế, Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể về chính sách để bảo đảm tự do tôn giáo cho người dân.
Quyền chuyển đổi giới tính trong pháp luật một số quốc gia - Một số gợi mở cho Việt Nam

Quyền chuyển đổi giới tính trong pháp luật một số quốc gia - Một số gợi mở cho Việt Nam

Trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển, hợp pháp hóa quyền chuyển đổi giới tính đã trở thành một vấn đề trọng tâm được đưa ra bàn luận sôi nổi...
Kết quả thúc đẩy và bảo vệ quyền con người ở Việt Nam sau hơn 35 năm đổi mới

Kết quả thúc đẩy và bảo vệ quyền con người ở Việt Nam sau hơn 35 năm đổi mới

Sau hơn 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong lĩnh vực thúc đẩy, bảo vệ quyền con người.
Lợi dụng vấn đề trái phiếu doanh nghiệp để chống phá, nhận diện để kịp thời đấu tranh

Lợi dụng vấn đề trái phiếu doanh nghiệp để chống phá, nhận diện để kịp thời đấu tranh

Bên cạnh những hiệu quả mang lại, việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp tiềm ẩn nhiều nguy cơ, thách thức trong quản lý.
Vạch trần thủ đoạn tội phạm, Anh đẩy mạnh chiến dịch bảo vệ người di cư

Vạch trần thủ đoạn tội phạm, Anh đẩy mạnh chiến dịch bảo vệ người di cư

Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông toàn cầu trên mạng xã hội với chủ đề 'Vạch trần thủ đoạn của những đối tượng đưa người di cư trái phép'.
Nga: Trẻ em nhập cư không biết tiếng Nga thì đừng đến trường!

Nga: Trẻ em nhập cư không biết tiếng Nga thì đừng đến trường!

Theo luật mới có hiệu lực từ ngày 1/4/2025, trẻ em nhập cư muốn nhập học các chương trình giáo dục phổ thông các cấp phải vượt qua kỳ thi năng lực tiếng Nga.
Quốc gia Đông Nam Á đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới

Quốc gia Đông Nam Á đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới

Ngày 4/12, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Thái Lan cho biết các văn phòng đăng ký kết hôn trên cả nước sẽ chính thức làm thủ tục đăng ký kết hôn đồng giới.
Cứ 10 phút lại có một phụ nữ bị giết hại - Thực trạng toàn cầu đau lòng

Cứ 10 phút lại có một phụ nữ bị giết hại - Thực trạng toàn cầu đau lòng

Mỗi ngày có 140 phụ nữ và trẻ em gái tử vong do bạn trai hoặc người thân trong gia đình gây ra, tức là cứ 10 phút có một phụ nữ hoặc trẻ em ...
Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

75 năm trước, lịch sử ngoại giao Mỹ đã ghi danh nữ Đại sứ đầu tiên…
Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Trung tâm Đông-Tây (Mỹ) vinh danh Tổng thống quần đảo Marshall Hilda Heine với Giải thưởng Phụ nữ có tầm ảnh hưởng (Women of Impact Award) năm 2024.
Phiên bản di động