Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm Philippines: Dấu mốc đáng nhớ của quan hệ song phương và lịch sử hợp tác nghị viện

Phương Hằng
(thực hiện)
Nhân dịp Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm chính thức Philippines (23-25/11), Đại sứ Việt Nam tại Philippines Hoàng Huy Chung trả lời phỏng vấn Báo Thế giới & Việt Nam về ý nghĩa chuyến thăm và những nét nổi bật trong quan hệ song phương.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Chủ tịch Quốc hội thăm Philippines: Dấu mốc đáng nhớ của quan hệ song phương và lịch sử hợp tác nghị viện
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam thăm chính thức Philippines từ ngày 23-25/11. (Nguồn: TTXVN)

Xin Đại sứ cho biết ý nghĩa và những nội dung quan trọng trong chuyến thăm chính thức Philippines của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ?

Đây là chuyến thăm chính thức Philippines đầu tiên của Lãnh đạo cấp cao Việt Nam sau 5 năm và của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam sau 16 năm.

Đồng thời, đây cũng là chuyến thăm Philippines đầu tiên của người đứng đầu ngành lập pháp (Quốc hội) nước ngoài kể từ khi Bạn tổ chức thành công Tổng tuyển cử tháng 5 vừa qua và có ban Lãnh đạo Thượng viện, Hạ viện Khóa 19.

Điều này thể hiện rất rõ sự coi trọng của Việt Nam đối với ban Lãnh đạo mới của Philippines và quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Philippines, nhất là sau khi hai nước vừa kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (12/71976-12/72021).

Chuyến thăm sẽ giúp tăng cường tin cậy chính trị và thúc đẩy hợp tác song phương trên tất cả các lĩnh vực, nhất là kinh tế, thương mại-đầu tư, giáo dục-đào tạo, nông nghiệp, lao động… Đây chắc chắn sẽ là một trong những dấu mốc đáng nhớ của quan hệ Việt Nam-Philippines nói chung, cũng như lịch sử hợp tác nghị viện giữa hai nước nói riêng.

Sau khi triển khai Kế hoạch hành động Việt Nam-Philippines giai đoạn 2019-2024, Đại sứ đánh giá như thế nào về những thành tựu nổi bật trong hợp tác giữa hai nước thời gian qua?

Kế hoạch hành động Việt Nam-Philippines về triển khai quan hệ Đối tác chiến lược giai đoạn 2019-2024 là cơ sở quan trọng để hai nước thúc đẩy các hoạt động hợp tác song phương trên mọi lĩnh vực trong thời gian vừa qua.

Mặc dù tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, nhất là tác động nặng nề, toàn diện đại dịch Covid-19, song quan hệ Việt Nam-Philippines vẫn giữ được đà phát triển tốt và đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào.

Chủ tịch Quốc hội thăm Philippines: Dấu mốc đáng nhớ của quan hệ song phương và lịch sử hợp tác nghị viện
Đại sứ Việt Nam tại Philippines Hoàng Huy Chung. (Ảnh: HT)

Về chính trị-ngoại giao: Hai bên duy trì mối quan hệ hữu nghị truyền thống và tin cậy chính trị cao thông qua việc duy trì các cuộc tiếp xúc, trao đổi, điện và thư thăm hỏi giữa các lãnh đạo cấp cao hai nước như: Điệm đàm giữa Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Philippines Rodrigo R. Duterte tháng 5/2020; điện đàm giữa Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Tổng thống Philippines Rodrigo R. Duterte tháng 7/2021; tiếp xúc song phương giữa Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. bên lề Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 40, 41 tại Campuchia tháng 11 này.

Tại các cuộc tiếp xúc, lãnh đạo cấp cao hai nước đã nhất trí thúc đẩy và làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Philippines thông qua việc tạo dựng lòng tin và tăng cường hợp tác trong mọi lĩnh vực có chung lợi ích.

Tháng 6/2022, Việt Nam là một trong ba quốc gia cử đoàn đại biểu cấp cao sang tham dự Lễ nhậm chức của Tổng thống Ferdinand Marcos Jr. do Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước dẫn đầu. Tổng thống Philippines Marcos và Phó Tổng thống Philippines Sara Duterte đã bày tỏ sự cảm kích và khẳng định Philippines ưu tiên và coi trọng việc thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược giữa hai nước trong thời gian tới.

Về kinh tế-thương mại và đầu tư: Mặc dù đại dịch Covid-19 đã làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu nói chung và ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động giao thương giữa hai nước nói riêng, song tổng kim ngạch hai chiều vẫn đạt và vượt mức đề ra.

Năm 2021, kim ngạch xuất nhập khẩu song phương đạt trên 7 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay. Bước sang năm nay, tình hình dịch bệnh Covid-19 đã cơ bản được kiểm soát. Hai nước đều theo đuổi chính sách mở cửa trở lại, tạo nên thời điểm vàng để doanh nghiệp hai bên tích cực trao đổi, tìm kiếm cơ hội hợp tác, đầu tư.

Riêng trong 10 tháng đầu năm nay, kim ngạch thương mại hai chiều đã đạt khoảng 6,646 tỷ USD, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Philippines đạt khoảng 4,355 tỷ USD, nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường Philippines đạt 2,311 tỷ USD và dự báo cả năm nay, kim ngạch song phương sẽ đạt mốc 8 tỷ USD.

Bên cạnh mặt hàng xuất khẩu chủ lực là gạo còn nhiều sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp khác của Việt Nam cũng đã thâm nhập và bắt đầu tìm được chỗ đứng tại thị trường Philippines như cà phê, xi măng, sắt thép, nguyên vật liệu xây dựng, thủy sản chế biến...

Tuy nhiên, hợp tác đầu tư giữa hai nước còn ở mức khá khiêm tốn. Philippines hiện đứng thứ 28/140 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với tổng giá trị đầu tư ước đạt 650 triệu USD. Trong khi đó, doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Philippines khoảng 4 triệu USD vào các lĩnh vực như công nghệ, thông tin và dịch vụ.

Về quốc phòng-an ninh: Hợp tác quốc phòng-an ninh là một trong những trụ cột của hợp tác song phương Việt Nam-Philippines. Trong những năm qua, hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng-an ninh đã liên tục đạt được các bước phát triển phù hợp với sự phát triển chung của quan hệ song phương.

Tháng 10/2017, Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch thăm chính thức Philippines. Tháng 3/2019, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana thăm chính thức Việt Nam.

Sau một thời gian gián đoạn do đại dịch Covid-19, tháng 11 này, Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam Nguyễn Tân Cương thăm Philippines.

Mới đây nhất, Bộ trưởng Quốc phòng hai nước có đã cuộc gặp song phương bên lề Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng tại Campuchia.

Bên cạnh đó, hai bên tiếp tục thúc đẩy các cơ chế hợp tác song phương ở các cấp và quân binh chủng như Hội nghị Đối thoại thường niên chính sách quốc phòng cấp Thứ trưởng; Hội nghị Tình báo song phương (Intelex và ATAX) cũng như các hoạt động giao lưu giữa các quân binh chủng.

Đặc biệt, Không quân hai nước đã thiết lập cơ chế tham vấn và dự kiến sẽ tổ chức Hội nghị tham vấn đầu tiên tại Việt Nam từ ngày 27/11-2/12 tới đây. Trong khi đó, Cảnh sát biển hai nước đang hoàn tất các công đoạn cuối cùng để có thể ký kết Biên bản ghi nhớ (MoU) trong thời gian tới.

Về giáo dục, văn hóa, du lịch và giao lưu nhân dân: Mặc dù bị tác động trực tiếp và nặng nề bởi đại dịch Covid-19, hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực như giáo dục, văn hóa, du lịch và giao lưu nhân dân vẫn đạt được những thành tựu to lớn, đặc biệt là hợp tác giáo dục.

Hiện nay, Việt Nam là một trong các quốc gia thu hút lượng lớn giáo viên Philippines sang giảng dạy tiếng Anh từ cấp tiểu học đến đại học, giúp đáp ứng nhu cầu to lớn về ngoại ngữ của nước ta trong quá trình hội nhập.

Ngoài ra, Philippines cũng đang trở thành một trong những điểm đến hàng đầu cho học sinh, sinh viên Việt Nam theo học các khoá học tiếng Anh ngắn ngày, trại hè Anh ngữ...

Với những nét tương đồng rõ rệt về khí hậu, thổ nhưỡng, văn hóa, người dân Philippines luôn dành nhiều tình cảm quý mến cho đất nước và con người Việt Nam, vun đắp mối quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời giữa hai dân tộc.

Chủ tịch Quốc hội thăm Philippines: Dấu mốc đáng nhớ của quan hệ song phương và lịch sử hợp tác nghị viện
Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, chiều 1/4/2022, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng đã trao tượng trưng 200 tấn gạo, trị giá gần 100.000 USD, là quà tặng của Chính phủ và nhân dân Việt Nam gửi tặng Chính phủ và Nhân dân Philippines để hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai. (Nguồn: BC)

Gạo là mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của Việt Nam sang Philippines. Trong bối cảnh có nhiều thay đổi trong chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu hiện nay, bên cạnh gạo, Đại sứ có thể cho biết những tiềm năng thúc đẩy giao thương khác sang thị trường Philippines và ngược lại?

Philippines là bạn hàng truyền thống và là thị trường xuất khẩu gạo quan trọng của Việt Nam. Trong những năm qua, tổng lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của nước ta sang thị trường này ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam.

Năm 2020, tổng giá trị xuất khẩu gạo của nước ta sang Philippines lần đầu tiên vượt mốc 1 tỷ USD. Năm 2021, gạo Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Philippines đạt trên 2,45 triệu tấn, kim ngạch đạt trên 1,25 tỷ USD, chiếm 39,4% trong tổng lượng và 38% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo cả nước.

Ngược lại, Việt Nam đóng vai trò chiến lược trong bảo đảm an ninh lương thực cho Philippines. Kể từ năm 2019, khi Philippines thực hiện chính sách mở cửa, tự do hóa xuất nhập khẩu và thương mại gạo (theo Đạo luật số 11203 năm 2019 quy định tự do hóa xuất nhập khẩu và thương mại gạo, dỡ bỏ hạn ngạch và hạn chế nhập khẩu), Việt Nam đã vươn lên trở thành nhà cung ứng quan trọng, chiếm vị trí số 1 xuất khẩu gạo vào thị trường này.

Để đảm bảo an ninh lương thực, hằng năm, Philippines phải nhập khẩu trên 2 triệu tấn gạo, trong đó phần lớn là nhập khẩu từ Việt Nam. Giai đoạn năm 2020-2021, nhập khẩu gạo từ Việt Nam chiếm trên 85% tổng lượng gạo nhập khẩu của Philippines.

Tháng 7/2021, trước những khó khăn thách thức to lớn do đại dịch Covid-19, việc Lãnh đạo cấp cao Việt Nam cam kết duy trì nguồn cung gạo ổn định và đầy đủ cho Philippines đã được lãnh đạo và người dân Philippines vô cùng cảm kích.

Đại sứ Hoàng Huy Chung: "Việt Nam đóng vai trò chiến lược trong bảo đảm an ninh lương thực cho Philippines".

Hiện nay, trong bối cảnh tình hình xung đột Nga-Ukraine tiếp tục gây ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu, làm gia tăng lạm phát tại nhiều nước trên thế giới và có nguy cơ đe dọa trực tiếp đến an ninh lương thực của nhiều quốc gia, quan hệ hợp tác về thương mại gạo giữa hai nước càng thể hiện ý nghĩa chiến lược.

Bên cạnh mặt hàng gạo, Philippines còn là thị trường có tiềm năng và dư địa xuất khẩu cho nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam, đặc biệt là các loại hàng tươi sống.

Tuy nhiên, nhiều sản phẩm, ngành hàng ưu tiên mà phía bạn cần và ta có khả năng đáp ứng nhưng chưa được khơi thông.

Các sản phẩm công nghiệp nhẹ, phân bón, hóa chất, các loại dụng cụ, máy móc, chế tạo, sản phẩm điện, điện tử, điện lạnh, đồ gia dụng, các sản phẩm công nghiệp nặng, vật liệu xây dựng… cho thị trường Philippines cũng còn nhiều dư địa và tiềm năng khai thác.

Có thể nói, hai bên hiện nay vẫn còn rất nhiều tiềm năng, dư địa về thương mại để tiếp tục thúc đẩy. Trong thời gian tới, hai nước cần tiếp tục củng cố khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động hợp tác, tháo gỡ, hạn chế rào cản thương mại, tạo thuận lợi cho dòng lưu chuyển hàng hóa.

Đặc biệt, Việt Nam cần tiếp tục tăng cường triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại để quảng bá các sản phẩm thế mạnh của ta, trao đổi đoàn doanh nghiệp để kết nối giao thương, đẩy nhanh tiến trình hoàn tất các thủ tục mở cửa thị trường cho các sản phầm nông nghiệp thế mạnh của mỗi nước trên cơ sở cân bằng lợi ích.

Nếu triển khai hiệu quả và đồng thời các hoạt động này, quan hệ hợp tác thương mại giữa hai nước sẽ có nhiều động lực phát triển hơn nữa trong những năm tới, góp phần mang lại sự thịnh vượng chung cho cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, đưa mối quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam-Philippines lên tầm cao mới.

Chủ tịch Quốc hội thăm Philippines: Dấu mốc đáng nhớ của quan hệ song phương và lịch sử hợp tác nghị viện
Philippines là bạn hàng truyền thống và là thị trường xuất khẩu gạo quan trọng của Việt Nam. (Nguồn: nhadautu.vn)

Như trên Đại sứ có nhận định, đầu tư giữa hai nước còn khá khiêm tốn. Vậy đâu là giải pháp hiệu quả để các doanh nghiệp dấn sâu hơn vào thị trường của nhau, thưa Đại sứ?

Tính đến hết tháng 12/2021, Philippines có 82 dự án đầu tư còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký đạt 615 triệu USD, đứng thứ 28/140 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam. Trong khi đó, Việt Nam có 5 dự án đầu tư sang Philippines với tổng vốn đạt 4 triệu USD, trong các lĩnh vực phát triển phần mềm ứng dụng, dịch vụ và thương mại.

Theo báo cáo của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) năm 2020, Philippines là nước hạn chế nhất trong đầu tư nước ngoài tại khu vực và hạn chế thứ 3 trên thế giới. Điều này đã dẫn đến việc đất nước bị tụt lại phía sau về logistics và công nghệ số.

Chính phủ Philippines mong muốn mở cửa thu hút đầu tư và đổi mới trong các lĩnh vực như vận tải đường bộ, đường hàng không và viễn thông.

Ngày 10/12/2021, Quốc hội Philippines đã thông qua Sửa đổi Đạo luật Tự do hóa Thương mại Bán lẻ (Amendments to the Retail Trade Liberalization Act) và Đạo luật Đầu tư nước ngoài (Foreign Investment Act), cho phép đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực quan trọng, bao gồm viễn thông và giao thông vận tải, với các biện pháp bảo vệ cần thiết.

Với chính sách này, Chính phủ Philippines mong muốn sẽ giúp gia tăng cơ hội việc làm, tăng cường đổi mới, giảm giá thành, cải thiện chất lượng hàng hóa và dịch vụ cho người dân.

Trong bối cảnh đó, các cơ quan ban ngành của ta, đặc biệt là Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp... cần nghiên cứu kỹ các đạo luật mới sửa đổi của Philippines để tận dụng cơ hội đầu tư vào thị trường này.

Ngược lại, cần tăng cường tổ chức các hội nghị, hội thảo giới thiệu chính sách thu hút đầu tư và môi trường đầu tư tại Việt Nam đến các địa phương, doanh nghiệp Philippines để tiếp tục quảng bá hình ảnh đất nước, hiểu biết lẫn nhau, xây dựng quan hệ kết nối và xúc tiến đầu tư hợp tác giữa hai nước.

Khi cả hai nước đều đang nỗ lực mở cửa để phục hồi sau đại dịch, các cơ chế song phương và đa phương thuận lợi, Đại sứ mong muốn thúc đẩy điều gì nhất để tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Philippines?

Việt Nam-Philippines vừa là láng giềng cạnh khu vực Biển Đông có tầm quan trọng chiến lược về địa chính trị, địa kinh tế; vừa là thành viên ASEAN có nhiều nét tương đồng nhau về diện tích, dân số và trình độ phát triển.

Quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Philippines được lãnh đạo và nhân dân hai nước coi trọng, thúc đẩy. Trong thời gian tới, việc tăng cường quan hệ song phương sẽ được tập trung vào ba định hướng lớn.

Một là, tiếp tục củng cố, tăng cường tình hữu nghị truyền thống và tin cậy chính trị cao giữa lãnh đạo và nhân dân hai nước; tiếp tục duy trì và thúc đẩy các cuộc trao đổi, điện đàm, tiếp xúc song phương và bên lề các diễn đàn đa phương để củng cố lòng tin chính trị, tháo gỡ khó khăn, mở ra cơ hội hợp tác trên nhiều lĩnh vực.

Hai là, tiếp tục đưa hợp tác kinh tế trở thành một trong những động lực phát triển chủ chốt hướng tới phục hồi, phát triển bền vững sau đại dịch, tham gia hiệu quả vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Hai nước cần nỗ lực tạo điều kiện thuận lợi cho kết nối giao thương và đẩy mạnh đầu tư, đặc biệt trong các lĩnh vực hai bên có tiềm năng và thế mạnh như nông nghiệp, công nghiệp, điện tử, du lịch, phát triển kinh tế biển...

Bên cạnh đó, cần mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực mới phù hợp với thời đại công nghệ 4.0 như chuyển đổi số, thương mại điện tử, kinh tế xanh, đồng thời tăng cường trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ lẫn nhau trong công tác thích ứng với biến đổi khí hậu, ứng phó với thảm hoạ thiên nhiên.

Ba là, tiếp tục đẩy mạnh hợp tác giữa hai nước tại các tổ chức và diễn đàn khu vực và quốc tế nhằm duy trì môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác và thịnh vượng.

Việt Nam và Philippines đều coi trọng vai trò của các cơ chế hợp tác đa phương với Liên hợp quốc là trung tâm trong thúc đẩy giải quyết các vấn đề toàn cầu; chia sẻ quan điểm trong nhiều vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh chung của cả khu vực, trong đó có vấn đề Biển Đông.

Hai bên cần tiếp tục hợp tác thúc đẩy ASEAN tăng cường đoàn kết, phát huy vai trò trung tâm trong thảo luận các vấn đề khu vực và quốc tế tại các tổ chức và diễn đàn đa phương như Liên hợp quốc, APEC, ASEM... góp phần quan trọng vào việc tạo dựng môi trường hòa bình, hợp tác, ổn định và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

Xin cảm ơn Đại sứ!

Việt Nam-Philippines: Quan hệ Đối tác chiến lược không ngừng phát triển

Việt Nam-Philippines: Quan hệ Đối tác chiến lược không ngừng phát triển

Nhiều năm qua, quan hệ Việt Nam và Philippines không ngừng được vun đắp và phát triển. Đặc biệt từ sau khi ký Tuyên bố ...

Hạ viện Philippines thông qua Nghị quyết thúc đẩy quan hệ với Việt Nam

Hạ viện Philippines thông qua Nghị quyết thúc đẩy quan hệ với Việt Nam

Việc Hạ viện Philippines ra nghị quyết này thể hiện sự đặc biệt hoan nghênh chuyến thăm chính thức Cộng hòa Philippines của Chủ tịch ...

Đại sứ Meynardo Los Banos Montealegre: Tiềm năng hợp tác Philippines-Việt Nam rất lớn vì có mục tiêu và thách thức chung

Đại sứ Meynardo Los Banos Montealegre: Tiềm năng hợp tác Philippines-Việt Nam rất lớn vì có mục tiêu và thách thức chung

Nhân dịp Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm chính thức Philippines (22-25/11), Đại sứ Philippines tại Việt Nam Meynardo Los Banos Montealegre chia ...

Phó Tổng thống Mỹ công bố tài trợ 'khủng' trong chuyến thăm ‘lịch sử’ đảo Philippines

Phó Tổng thống Mỹ công bố tài trợ 'khủng' trong chuyến thăm ‘lịch sử’ đảo Philippines

Thăm đảo Palawan ngày 22/11, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris sẽ công bố viện trợ 7,5 triệu USD cho các cơ quan thực thi ...

Phối hợp tổ chức kỷ niệm Năm Đoàn kết Hữu nghị Việt Nam-Lào 2022 tại Philippines

Phối hợp tổ chức kỷ niệm Năm Đoàn kết Hữu nghị Việt Nam-Lào 2022 tại Philippines

Toàn thể cán bộ, nhân viên hai Đại sứ quán Việt Nam và Lào tại Philippines cùng gia đình đã cùng nhau tham gia các ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm, hai bên đã nâng cấp quan hệ Việt Nam-Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Hai Chủ tịch Quốc hội đã trao đổi thực chất, hiệu quả về các biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước, hai Quốc hội trong thời ...
Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn nhân dịp Việt Nam trúng cử thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031.
Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Tòa nhà hành chính Quốc hội Campuchia là công trình được Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trao tặng Đảng, Nhà nước và nhân dân Campuchia.
Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024 tại thị trường trong nước quay đầu giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo.
Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Chiều 21/11, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng trả lời câu hỏi của phóng viên về tình hình xung đột leo thang giữa Nga và Ukraine.
Thư mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Vương quốc Campuchia

Thư mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Vương quốc Campuchia

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã gửi Thư chúc mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Prak Sokhonn.
Việt Nam trúng cử lần thứ hai thành viên Ủy ban Luật Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2025-2031

Việt Nam trúng cử lần thứ hai thành viên Ủy ban Luật Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2025-2031

Trong vai trò thành viên UNCITRAL, Việt Nam sẽ tiếp tục tham gia vào tiến trình đàm phán và định hình các quy tắc của Luật Thương mại quốc tế...
Hội chợ ASEAN và những người bạn tại Hoa Kỳ

Hội chợ ASEAN và những người bạn tại Hoa Kỳ

Hội chợ giúp giới thiệu, quảng bá văn hoá đặc sắc của các nước ASEAN và những người bạn tới công chúng Mỹ.
Đại sứ Hà Hoàng Hải trình Thư ủy nhiệm lên Tổng thống Lithuania

Đại sứ Hà Hoàng Hải trình Thư ủy nhiệm lên Tổng thống Lithuania

Đại sứ Hà Hoàng Hải khẳng định, Việt Nam luôn mong muốn thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt với Cộng hòa Lithuania.
Đoàn lãnh đạo Quảng Ngãi làm việc với tỉnh Adana, Thổ Nhĩ Kỳ về tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại

Đoàn lãnh đạo Quảng Ngãi làm việc với tỉnh Adana, Thổ Nhĩ Kỳ về tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi và Adana trao đổi cụ thể về những định hướng hợp tác giữa hai địa phương, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, thương mại.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động