Nhỏ Bình thường Lớn

Chưa muốn nói chuyện trên bàn đàm phán biên giới, Trung Quốc buộc Ấn Độ đưa ra lựa chọn khó khăn

TGVN. Việc hiểu các chiến thuật ngắn hạn và chiến lược dài hạn của Bắc Kinh là khá khó khăn, tuy nhiên, chính sách của Trung Quốc với Ấn Độ sau vụ đụng độ quân sự ở Ladakh dường như rất rõ ràng và dể hiểu.
TIN LIÊN QUAN
Ấn Độ-Trung Quốc nhất trí tiếp tục xoa dịu căng thẳng ở biên giới
Thúc đẩy hợp tác thương mại đầu tư ASEAN - Trung Quốc
5549 ic qnbv
Các binh sĩ Ấn Độ (phải) và Trung Quốc (trái) tại khu vực biên giới. (Nguồn: AP)

Sẽ chưa có giải pháp lâu dài

Trung Quốc đã phát đi một thông điệp thẳng thắn tới Ấn Độ rằng việc hoàn tất phân định biên giới, cho dù trên bản đồ hay trên thực địa, sẽ khó có thể sớm xảy ra, như thông tin được đăng tải trên mạng tin The Wire, một trong những trang mạng đáng tin cậy ở Ấn Độ.

Sun Weidong, Đại sứ Trung Quốc tại Ấn Độ, đã truyền tải thông điệp như vậy tới Ấn Độ trong cuộc thảo luận trực tuyến được tổ chức bởi Viện Nghiên cứu Trung Quốc hôm 30/7. Trả lời câu hỏi tại sao Trung Quốc không muốn giải quyết vấn đề Đường Kiểm soát Thực tế (LAC) bằng việc trao đổi bản đồ, ông Sun Weidong nói rằng Bắc Kinh vẫn chưa muốn tái khởi động tiến trình phân định biên giới với Ấn Độ.

Tờ The Wire dẫn lời Đại sứ Sun Weidong cho biết: “Mục tiêu của việc phân định LAC là duy trì hòa bình và sự bình yên. Khi chúng ta nhìn lại lịch sử, nếu một bên đơn phương nêu ra quan điểm của riêng họ về LAC trong cuộc đàm phán, điều đó sẽ dẫn tới tranh cãi. Đó là lý do tại sao tiến trình này không thể tiếp tục. Tôi cho rằng đây là sự chuyển hướng khỏi mục tiêu ban đầu”.

Tiến trình phân định biên giới Trung-Ấn đã bị ngừng lại năm 2002. Trung Quốc và Ấn Độ đã đồng ý tham gia cải thiện quan hệ song phương thông qua hợp tác thương mại và kinh tế, và xây dựng đồng thuận trong các vấn đề toàn cầu, gạt sang một bên những mâu thuẫn về vấn đề biên giới.

Phát biểu của Đại sứ Sun Weidong cho thấy các chiến lược gia Trung Quốc không coi việc giải quyết vấn đề biên giới là ưu tiên ở thời điểm này. Theo Đại sứ Sun Weidong, vấn đề chính ở đây là Ấn Độ và Trung Quốc duy trì hòa bình và sự bình yên ở biên giới theo các thỏa thuận năm 1993 và 1996 cũng như các biện pháp xây dựng lòng tin khác. Nói cách khác, ông Sun Weidong ám chỉ rằng Bắc Kinh muốn duy trì hòa bình tại biên giới như một chiến thuật ngắn hạn, nhưng không tìm kiếm một giải pháp lâu dài ngay lúc này hoặc trong tương lai gần và coi đó là chiến lược dài hạn.

Hai giải pháp khó thực hiện

Như vậy, Trung Quốc buộc Ấn Độ phải lựa chọn giữa 2 giải pháp theo cách “được ăn cả, ngã về không”. Lựa chọn thứ nhất là thực thi “các thỏa thuận và sự đồng thuận” đạt được giữa Ấn Độ và Trung Quốc trong các hội nghị thượng đỉnh không chính thức tại Vũ Hán (Trung Quốc) vào tháng 4/2018 và tại Mahabalipuram (Ấn Độ) vào tháng 10/2019.

Bắc Kinh muốn New Delhi tách rời khỏi liên minh chiến lược với Washington. Họ cũng muốn Ấn Độ chung tay với Trung Quốc trong việc xây dựng một trật tự kinh tế toàn cầu mở, đa cực và có sự tham gia của toàn thế giới. Lựa chọn thứ hai là phân định biên giới với Trung Quốc bằng vũ lực. Điều đó đồng nghĩa với việc Ấn Độ tiến hành cuộc chiến toàn diện với Trung Quốc, giành chiến thắng và buộc Bắc Kinh phải chấp nhận đường biên giới được New Delhi phân định. Tuy nhiên, nếu Ấn Độ lựa chọn cách thứ hai, đó sẽ là hành động "tự sát".

Là một quốc gia, Ấn Độ sẽ bỏ lỡ cơ hội để phát triển kinh tế bởi các nguồn lực bị phân tán để duy trì LAC. Kết quả là New Delhi sẽ không thể dành ưu tiên cho phát triển kinh tế-xã hội, phải phân tán nguồn lực tài chính hiếm hoi để bảo vệ vùng lãnh thổ cằn cỗi và làm trật bánh tiến trình kinh tế của quốc gia.

Nếu đối đầu trực diện với Trung Quốc, Ấn Độ sẽ tụt hậu về kinh tế và chính trị trên trường quốc tế. Rõ ràng rằng các chiến lược gia của Bắc Kinh đã dự đoán về việc Ấn Độ có thể sẽ bị tụt hậu khoảng một nửa thế kỷ sau Trung Quốc và họ có thể ngăn chặn Ấn Độ nổi lên thành đối thủ trong tương lai. Các chiến lược gia Trung Quốc nắm rất rõ lịch sử và tâm lý của Ấn Độ, nước luôn sẵn sàng chiến đấu vì niềm tự hào dân tộc của họ. Trung Quốc muốn đặt gánh nặng lên vai Ấn Độ với việc kéo dài tranh chấp biên giới.

Một thỏa thuận cuối cùng trong phân định biên giới Trung-Ấn sẽ mang tính khả thi nếu năng lực quân sự và kinh tế giữa hai bên cân bằng. Khi đó, họ không cần vũ lực để giải quyết tranh chấp biên giới hai bên. Cho đến lúc đó, Trung Quốc đang tiến hành các bước đi chiến lược trên bàn cờ địa chính trị, và đến lượt Ấn Độ phải đưa ra biện pháp đối phó thích hợp bằng một lựa chọn khó khăn.

Chuyên gia: Mỹ có thể lấp đầy ‘khoảng trống công nghệ’ tại Ấn Độ do Trung Quốc tạo ra

Chuyên gia: Mỹ có thể lấp đầy ‘khoảng trống công nghệ’ tại Ấn Độ do Trung Quốc tạo ra

TGVN. Giới phân tích cho rằng, lệnh cấm của Ấn Độ tới các công ty công nghệ Trung Quốc giữa những cáo buộc về đại ...

Trung Quốc khẳng định hai bên đã rút hoàn toàn quân tại các điểm nóng trên biên giới chung, Ấn Độ lên tiếng

Trung Quốc khẳng định hai bên đã rút hoàn toàn quân tại các điểm nóng trên biên giới chung, Ấn Độ lên tiếng

TGVN. Hãng thông tấn PTI ngày 28/8 đưa tin, Ấn Độ đã bác bỏ thông tin do phía Trung Quốc đưa ra về việc 2 ...

Ấn Độ, Trung Quốc nhất trí sớm rút quân ở khu vực biên giới

Ấn Độ, Trung Quốc nhất trí sớm rút quân ở khu vực biên giới

TGVN. Hai bên nhất trí việc sớm rút quân hoàn toàn khỏi khu vực dọc LAC, giảm căng thẳng ở biên giới giữa hai nước ...

Thu Hiền (theo Asiatimes)

Tin cũ hơn

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử
Nhà báo Brazil: Vai trò, vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng lớn hơn trên trường quốc tế Nhà báo Brazil: Vai trò, vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng lớn hơn trên trường quốc tế
Truyền thông Thụy Điển nêu bật kết quả hợp tác phát triển bền vững trong chuyến thăm của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân Truyền thông Thụy Điển nêu bật kết quả hợp tác phát triển bền vững trong chuyến thăm của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân
Hội nghị thượng đỉnh G20: Vượt qua lời hứa, đến lúc thực thi Hội nghị thượng đỉnh G20: Vượt qua lời hứa, đến lúc thực thi
Nhận định về những 'gạch đầu dòng' việc cần làm của ông Donald Trump trong 24h đầu tiên khi bước vào Nhà Trắng Nhận định về những 'gạch đầu dòng' việc cần làm của ông Donald Trump trong 24h đầu tiên khi bước vào Nhà Trắng
Báo Mexico đề cao mối quan hệ truyền thống của Việt Nam với các nước Mỹ Latinh Báo Mexico đề cao mối quan hệ truyền thống của Việt Nam với các nước Mỹ Latinh
Học giả Trung Quốc đánh giá cao lời kêu gọi về chống lãng phí của Tổng Bí thư Tô Lâm Học giả Trung Quốc đánh giá cao lời kêu gọi về chống lãng phí của Tổng Bí thư Tô Lâm
Tổng thống Putin làm điều chưa từng có tại Valdai và loạt tuyên bố: Trật tự mới, thế giới cần Nga, lòng tham địa chính trị... Tổng thống Putin làm điều chưa từng có tại Valdai và loạt tuyên bố: Trật tự mới, thế giới cần Nga, lòng tham địa chính trị...
Hiệp định Paris liệu có lâm nguy vì kết quả bầu cử Mỹ? Hiệp định Paris liệu có lâm nguy vì kết quả bầu cử Mỹ?
Chủ tịch Tập Cận Bình nhắn nhủ gì tới ông Trump trong thông điệp chúc mừng? Chủ tịch Tập Cận Bình nhắn nhủ gì tới ông Trump trong thông điệp chúc mừng?
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao? Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?