TIN LIÊN QUAN | |
Đàm phán Mỹ - Trung tại G20: Bắc Kinh không vội vã, Washington hạ thấp kỳ vọng | |
Đàm phán Mỹ - Trung: Bao giờ cho đến hồi cuối |
Tổng thống Nga Vladimir Putin, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc gặp thượng đỉnh tại Ấn Độ, năm 2016. (Nguồn: AP) |
Cuộc gặp thượng đỉnh tay ba được công bố ở thủ đô Bishkek của Kyrgyzstan sau cuộc gặp song phương giữa ông Putin và ông Modi nhân dịp hội nghị cấp cao thường niên của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO).
Sân chơi riêng trong cuộc chơi chung
Việc lãnh đạo ba nước Trung Quốc, Nga và Ấn Độ gặp nhau trong khuôn khổ "cấp cao ba bên" vốn không phải mới mẻ gì. Cách đây 13 năm, nó đã được thực hiện, nhưng rồi không được tiếp tục vì cả ba đều là thành viên của nhóm BRICS - bao gồm thêm Brazil và Nam Phi - và nhóm này có cơ chế gặp cấp cao thường niên. Ấn Độ cũng còn đã có nhiều năm là nước quan sát viên của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải trước khi trở thành thành viên chính thức năm 2017. Năm ngoái, bên lề hội nghị cấp cao của nhóm G20 ở Argentina, cơ chế gặp cấp cao ba bên giữa Ấn Độ, Nga và Trung Quốc được vận hành lại, ở Osaka sẽ là lần thứ 3.
Để hiểu được mục đích và suy tính của Nga, Trung Quốc và Ấn Độ với việc kích hoạt lại cơ chế này thì chỉ cần trả lời câu hỏi vì sao ông Putin, ông Tập Cận Bình và ông Modi gặp nhau trong khuôn khổ diễn đàn BRICS và SCO mà lại còn gặp tay ba ở G20. Điểm nhấn của họ không chỉ đơn thuần chỉ có gặp cấp cao tay ba mà còn thực hiện cuộc gặp này ở diễn đàn G20, không phải là "ăn theo" cấp cao G20 mà là sự kiện phụ của cấp cao G20. Sự quan tâm chung của dư luận đến sự kiện chính sẽ bị xan xẻ. Bộ ba kia có sân chơi riêng và cuộc chơi riêng ở sân chơi chung và cuộc chơi chung mà cuộc chơi chung ở sân chơi chung diễn biến như thế nào cũng như đưa lại những kết quả gì lại phụ thuộc ở mức độ khá đáng kể vào diễn biến và kết quả của cuộc chơi riêng và sân chơi riêng kia.
Mục đích chính của bộ ba này là co cụm và tập hợp nhau lại để thống nhất quan điểm và phối hợp hành động nhưng chỉ trong những chủ đề nội dung được bàn thảo tại khuôn khổ diễn đàn G20, qua đó vừa gây dựng tiếng nói chung vừa dựa cậy lẫn nhau để tăng thế và lực cho từng bên. Nếu đứng riêng lẻ, từng bên trong bộ ba đấy chỉ là một trong 20 bên tham gia. Nhưng nếu co cụm lại thành cùng hội cùng thuyền thì họ sẽ trở thành một tác nhân uy quyền trong G20, đúng như câu ngạn ngữ "Một cây làm chẳng nên non / Ba cây chụm lại thành hòn núi cao". Bộ ba này thúc đẩy hợp tác tay ba với kỳ vọng cộng hưởng thành hòn núi cao ấy và chủ ý để cho bên ngoài thấy là núi ấy đã hình thành.
Ba lý do co cụm và tập hợp
Brazil và Nam Phi cũng tham gia G20 nhưng chỉ có ba bên kia có cuộc gặp riêng ở G20 bởi 3 lý do. Thứ nhất, bộ ba kia cần hình ảnh về co cụm và tập hợp tay ba ở G20 chứ không cần và coi trọng một cuộc thượng đỉnh của nhóm BRICS bên lề hội nghị cấp cao của nhóm G20. Thứ hai, bộ ba này hiện có nhu cầu đối phó với Mỹ trong khi Brazil và Nam Phi không có nhu cầu ấy, có nghĩa là hai thành viên còn lại này của nhóm BRICS không những không hữu ích gì mà thậm chí còn cản trở việc họ cùng nhau đối phó Mỹ. Thứ ba, bộ ba này hướng cái nhìn về khu vực châu Á - Thái Bình Dương và để ngỏ khả năng dần thể chế hoá cơ chế cấp cao ba bên này thành khuôn khổ diễn đàn mới. Họ mới chỉ nhất trí là lại có cuộc gặp cấp cao ba bên ở Nhật Bản như năm ngoái ở Argentina chứ chưa quyết là sẽ thường xuyên hoá và định kỳ hoá nó vào dịp cấp cao thường niên của nhóm G20. Nhưng việc ấy thật ra đâu có khó khăn gì và tốn kém nhiều thời gian đối với họ.
Cả ba hiện tại đều bị Mỹ gây khó dễ, đặc biệt về kinh tế và thương mại, và tình trạng này nhiều khả năng sẽ còn dai dẳng. Cả ba đều phải trù liệu đến việc phải đối phó với cuộc cạnh tranh chiến lược quyết liệt và lâu dài của Mỹ trên mọi phương diện. Vì thế, họ có nhu cầu cấp thiết không chỉ giúp nhau ứng phó với thách thức từ phía Mỹ mà còn cả tập hợp lực lượng trên thế giới, trong mọi khuôn khổ diễn đàn đa phương mà không cần phải chính thức liên minh, liên kết với nhau để cô lập Mỹ, chẳng hạn như sử dụng việc thúc đẩy chủ nghĩa đa phương và tự do hoá thương mại, chống chính trị cường quyền và áp đặt, chống chủ nghĩa đơn phương và bảo hộ thương mại. Mỹ càng coi thường, phớt lờ hay bất chấp khuôn khổ diễn đàn G20 thì vai trò và ảnh hưởng của bộ ba kia trong tình trạng đã "chụm lại thành núi" càng thêm quan trọng đối vois tương lai của G20 nói chung.
Mưu tính rất thực dụng này của bộ ba không hẳn không khả thi và không hứa hẹn thành công trong G20. Nhưng nó cũng có những hạn chế của nó khi từng bên còn có nhu cầu khác nhau về vẫn phải hợp tác với Mỹ và vì giữa Trung Quốc và Ấn Độ hiện tại và cả trong tương lai nữa không được như giữa Trung Quốc và Nga hay như giữa Ấn Độ và Nga. Vì thế, kỳ vọng lớn của cả ba về "chụm cây thành núi" chỉ có thể thành công khi họ ý thức được là trên phương diện gì ở đâu vào thời điểm nào thì phải "chụm cây thành núi". Và việc ấy không hề đơn giản và dễ dàng đối với họ.
Người Phát ngôn Nhà Trắng cũng chưa chắc về cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Trung tại G20 Mặc dù chưa được lên kế hoạch chắc chắn, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có khả năng ... |
Trước thềm thượng đỉnh G20, ông Putin nói quan hệ Nga - Mỹ ngày càng tồi tệ Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng, quan hệ giữa Nga - Mỹ đang ngày càng xấu đi, đồng thời lưu ý chính quyền hiện ... |
Chưa có tín hiệu cụ thể nào về cuộc gặp thượng đỉnh Nga - Mỹ ở G20 Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể vẫn gặp nhau tại G20 ở Osaka, Nhật Bản vào cuối tháng ... |