TIN LIÊN QUAN | |
Việt Nam-Trung Quốc tiếp tục thúc đẩy hợp tác tại khu vực biên giới | |
Việt Nam-Trung Quốc tăng cường quan hệ sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát |
Đại sứ nước CHND Trung Hoa tại Việt Nam Hùng Ba. |
Đầu tiên xin được chúc mừng kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập ngành Ngoại giao Việt Nam.
Trung Quốc và Việt Nam là hai quốc gia láng giềng hữu nghị, núi sông liền một dải, gắn bó như môi với răng. Năm 2020 đánh dấu mốc kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Trung - Việt. 70 năm trước, nước Trung Quốc vừa mới thành lập không lâu đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Trong cuộc đấu tranh giành độc lập quốc gia và giải phóng dân tộc, Chủ tịch Mao Trạch Đông và Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các bậc lãnh đạo tiền bối đã kề vai chiến đấu, nhân dân hai nước hiểu biết và ủng hộ lẫn nhau, cùng kết nên tình hữu nghị cách mạng “vừa là đồng chí vừa là anh em”.
Dưới sự quan tâm và thúc đẩy của lãnh đạo cao nhất hai Đảng hai nước, Trung Quốc và Việt Nam lần lượt xác định các nguyên tắc quan trọng nhằm dẫn dắt và phát triển quan hệ song phương như phương châm 16 chữ “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và bốn tốt “Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, thiết lập quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, không ngừng làm phong phú thêm nội hàm hợp tác.
Từ năm 2015 trở lại đây, Tổng Bí thư Tập Cận Bình và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hai lần thực hiện chuyến thăm lẫn nhau mang tính lịch sử trong cùng năm, cùng dẫn dắt quan hệ hai Đảng hai nước bước vào thời đại mới.
Với sự sắp xếp chiến lược và đích thân chỉ đạo của lãnh đạo cấp cao hai Đảng hai nước, hợp tác Trung–Việt trong các lĩnh vực không ngừng được thúc đẩy theo chiều rộng và chiều sâu mới. Lãnh đạo cấp cao hai nước đã duy trì trao đổi mật thiết, mỗi năm trao đổi đoàn các cấp hơn 300 chuyến. Hợp tác kinh tế - thương mại tiếp tục được thúc đẩy. Trung Quốc nhiều năm liên tiếp duy trì vị trí đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, trong khi Việt Nam cũng trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc ở ASEAN và nằm trong top 10 đối tác thương mại lớn trên toàn thế giới của Trung Quốc. Đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam trong gần 10 năm qua tăng trưởng hơn 10 lần, tạo ra hàng chục nghìn việc làm. Bên cạnh đó, hai nước đi sâu hợp tác trong các lĩnh vực an ninh quốc phòng, hợp tác hành pháp, giáo dục đào tạo, văn hóa khoa học kỹ thuật, đồng thời chung tay phối hợp và hợp tác hiệu quả tại khu vực biên giới trên đất liền và Vịnh Bắc Bộ.
Từ đầu năm nay, dịch Covid-19 bùng phát đột ngột và liên tục lan rộng. Dưới sự lãnh đạo kiên cường của Đảng Cộng sản, hai nước Trung Quốc và Việt Nam đã phát huy một cách đầy đủ lợi thế về chế độ “tập trung các nguồn lực làm việc lớn”, đi đầu trong việc kiểm soát được dịch bệnh, duy trì kinh tế xã hội tiếp tục phát triển lành mạnh.
Kể từ khi dịch bệnh xảy ra, hai nước đã giúp đỡ lẫn nhau, tiến hành trao đổi và hợp tác mật thiết về vấn đề đảm bảo việc nhân viên qua lại bình thường và thương mại thông suốt. Sáu tháng đầu năm nay, kim ngạch thương mại Trung – Việt tăng 14,1%, trong đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc tăng 27,5%. Trung Quốc trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ ba của Việt Nam, thể hiện đầy đủ tính bổ sung cao trong phát triển kinh tế Trung – Việt và tính linh hoạt mạnh mẽ của hợp tác thương mại song phương.
Là một trong những nền kinh tế lớn trên thế giới, Trung Quốc là quốc gia đi đầu trong việc phục hồi mạnh mẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc duy trì đà hợp tác kinh tế thương mại Trung – Việt. Cùng với việc hai nước Trung – Việt đưa ra một loạt các biện pháp mạnh mẽ nhằm ổn định kinh tế, ổn định thương mại, ổn định đầu tư nước ngoài dưới bối cảnh phòng, chống dịch Covid-19 trong trạng thái bình thường mới, hợp tác thực chất trong các lĩnh vực kinh tế - thương mại giữa hai bên sẽ góp phần to lớn vào việc duy trì kinh tế của hai nước và kinh tế khu vực phát triển ổn định, lành mạnh.
Tình hình dịch bệnh Covid-19 và tình hình quốc tế và khu vực hiện nay vẫn còn diễn biến phức tạp, gây tác động sâu rộng đến cơ cấu kinh tế và chính trị quốc tế. Làm thế nào để duy trì ổn định chiến lược toàn cầu, duy trì chủ nghĩa đa phương và thương mại tự do là những vấn đề mà hai bên cùng quan tâm.
Đầu năm nay, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình đã điện đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, nhấn mạnh hai nước cần không ngừng củng cố tin cậy chính trị, phát huy tình hữu nghị truyền thống Trung – Việt, củng cố nền tảng quan hệ song phương, không ngừng mở rộng hợp tác trao đổi Trung – Việt, chỉ rõ phương hướng phát triển quan hệ Trung – Việt trong thời đại mới. Hai nước cần thực hiện đầy đủ nhận thức chung quan trọng đạt được của lãnh đạo tối cao hai Đảng hai nước, nhìn nhận và nắm bắt quan hệ Trung – Việt từ tầm cao chiến lược và góc độ toàn cục, cùng bảo vệ sự nghiệp chủ nghĩa xã hội của hai nước trong tình hình quốc tế đang diễn biến phức tạp, thúc đẩy con thuyền quan hệ Trung – Việt cưỡi sóng vượt gió, không ngừng tiến về phía trước.
| Lào tự hào và đánh giá cao về những thắng lợi của ngành Ngoại giao Việt Nam LTS. Báo TG&VN trân trọng giới thiệu chia sẻ của Đại sứ Lào tại Việt Nam Sengphet Houngboungnuang nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày ... |
| 75 năm Ngoại giao Việt Nam - Một số bài học quý giá TGVN. Năm 2020 đánh dấu 75 năm kể từ ngày đất nước ta giành lại quyền độc lập, nhân dân ta giành được quyền tự ... |
| Ngoại giao Việt Nam: Những năm đầu thành lập TGVN. Nhân dịp kỷ niệm 75 năm thành lập ngành Ngoại giao (28/8/1945-28/8/2020), Báo TG&VN xin giới thiệu bài viết của Đại sứ Hoàng Vĩnh ... |