TIN LIÊN QUAN | |
Cuộc dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu đã bắt đầu? | |
Tái cấu trúc chuỗi cung ứng để phục hồi nền kinh tế ASEAN |
Chuỗi cung ứng thành ‘vũ khí’, toàn cầu bị đặt vào rủi ro. (Nguồn: Wuwm) |
Ở đây, nền kinh tế Trung Quốc trở thành mục tiêu mà thứ vũ khí ấy nhắm tới. Tokyo đã dành khoản ngân sách dự phòng 2,2 tỷ USD để hỗ trợ các công ty Nhật Bản đưa sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Mỹ cũng tiết lộ sự hỗ trợ tương tự cho các doanh nghiệp của đất nước mình.
1 mũi tên có trúng 3 đích?
Triển khai vũ khí này tức là có thể cùng lúc đánh trúng 3 đích, trừng phạt Trung Quốc vì gây ra đại dịch Covid-19; xóa bỏ nguồn gốc gây ra sự dễ tổn thương của các dây chuyền sản xuất hàng hóa thiết yếu và cuối cùng là đưa “trở về quê hương” những nền tảng sản xuất mà do bị đặt ở nước ngoài đã vô tình làm suy yếu hoặc “rỗng ruột” các hoạt động sản xuất trong nước.
Bên cạnh một số ý kiến đồng tình, nhiều ý kiến tỏ nghi ngờ về 3 mục tiêu này với một số lập luận phản bác đáng chú ý.
Thứ nhất, việc trừng phạt tùy thuộc vào “con mắt” người phán xét. Trong một thế giới toàn cầu hóa liên kết cao độ, virus đã lan truyền với tốc độ chóng mặt. Không một quốc gia nào được cho là đã xử lý khéo léo dịch bệnh ở giai đoạn đầu. Cái gọi là trừng phạt sẽ liên quan các chính trị gia muốn đẩy trách nhiệm về những khiếm khuyết trong việc ứng phó với dịch bệnh.
Thứ hai, nguồn gốc của tính dễ tổn thương của các dây chuyền sản xuất hàng hóa thiết yếu không thể lý giải một cách giản đơn là do toàn cầu hóa, mặc dù đúng là có những rủi ro không thể chối cãi.
Ngưỡng mộ mô hình “sản xuất tức thời” (Just-in-time _ sản xuất sản phẩm đúng số lượng tại đúng nơi vào đúng thời điểm) của Nhật Bản trong những năm 1980, các nước châu Âu đã hình thành mạng lưới các nhà cung ứng sản xuất không chỉ để cung ứng, mà còn để đáp ứng các nhu cầu một cách hoàn hảo nhất. Qua thời gian, với các tiến bộ đột phá về công nghệ, mạng lưới giao thông vận tải được nâng cấp với chi phí rẻ hơn, các chuỗi cung có quan hệ gần với nhau được mở rộng thành mạng lưới toàn cầu. Chuỗi cung ứng từ đó được hình thành, hoàn thiện với đặc tính cố hữu là “tính dễ tổn thương” đối với tất cả “các nhà” tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.
Thứ ba, mối liên kết yếu của một chuỗi cung ứng với trong nước phơi bày sự đánh đổi giữa tính hiệu quả của chuỗi và khả năng dẫn đến tình trạng “nút thắt cổ chai”, nhất là khi sự dư thừa và chậm trễ trong hệ thống được xử lý một cách quá triệt để.
Ở đây, trong đại dịch Covid-19, sự thiếu hụt các thiết bị y tế trong nước do phụ thuộc vào nguồn sản xuất ở nước ngoài đã đe dọa sự an nguy của con người là một ví dụ điển hình. Đề xuất của Nhật Bản và Mỹ dựa trên mặc định rằng, chuỗi cung ứng có thể được điều chuyển một cách dễ dàng.
Tuy nhiên, quan niệm này không hẳn phù hợp với tính phức tạp của một mạng lưới các chuỗi cung vốn phải mất rất nhiều thời gian và công sức để thiết lập. Đối lập với các ý chí chính trị muốn nhanh chóng “cởi trói” cho mạng lưới chuỗi cung, các nghiên cứu gần đây lại nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường sự kết dính của các chuỗi cung ứng toàn cầu.
“Chuỗi cung” không chỉ là cung
Trong một bài phân tích, GS. Stephen Roach, giảng viên Đại học Yale, cựu Chủ tịch Morgan Stanley châu Á cho rằng, bản thân tên gọi “chuỗi cung” cũng gây nên các sai lệch trong các cuộc tranh luận. Ngoài việc liên quan đến mặt cung trong phương trình kinh tế, chuỗi cung toàn cầu còn có nhiều ý nghĩa khác.
Dịch Covid-19: Thoát phụ thuộc vào Trung Quốc - nói vẫn dễ hơn làm TGVN. Các chuyên gia dự báo rằng, dịch viêm phổi cấp Covid-19 do virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) là một lý do nữa để các ... |
Thứ nhất, người tiêu dùng sẽ là đối tượng thụ hưởng cuối cùng của tự do thương mại, chuyên môn hóa quốc tế và sự kết nối xuyên biên giới có được nhờ các chuỗi cung.
Chẳng hạn, với những người tiêu dùng đang chịu thua thiệt về thu nhập, đặc biệt là người tiêu dùng Mỹ với thu nhập thực tế trung bình không được cải thiện trong 30 năm qua, sức mua được tăng cường nhờ các chuỗi cung ứng trở nên đặc biệt quan trọng. Đưa chuỗi cung ra khỏi nơi sản xuất giá rẻ như ở Trung Quốc sẽ có khả năng làm mất năng lực kiểm soát lạm phát và làm giảm sức mua của người tiêu dùng.
Thứ hai, chuỗi cung toàn cầu hỗ trợ lớn cho phát triển toàn cầu thông qua thúc đẩy tạo thêm nhiều công ăn việc làm và xóa đói giảm nghèo ở nhiều nước có thu nhập thấp.
Trung Quốc là một ví dụ. Từ khi gia nhập WTO, Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng GDP trung bình là 9% trong 18 năm, tạo thêm 200 triệu việc làm và giúp giảm nghèo cho hơn 500 triệu người. Sự trỗi dậy mạnh mẽ của kinh tế Trung Quốc có được nhờ các chuỗi cung và thị trường rộng mở đã đưa nước này trở thành một cỗ máy tăng trưởng toàn cầu; chiếm 37% GDP thế giới, lũy kế từ năm 2008 đến năm 2018.
Thứ ba, chuỗi cung đóng vai trò thúc đẩy sự phối hợp, hợp tác toàn cầu; cho phép các tập đoàn đa quốc gia, các chính phủ, các tổ chức và cơ quan quản lý đa phương cùng nhau chụm lại trong chiếc ô toàn cầu hóa.
Điều này theo đó không chỉ yêu cầu cần phải tăng cường các dòng thương mại, vốn tài chính và thông tin xuyên biên giới mà còn dẫn đến sự gia tăng các dòng chảy sở hữu trí tuệ và quốc tế hóa các thành phố toàn cầu, tạo mối liên kết từ New York cho đến Hong Kong, London và Sydney.
Toàn cầu hóa đang hứng chịu công kích ở nhiều nơi trên thế giới. Chuỗi cung và nền tảng sản xuất toàn cầu hiện đại mà chuỗi cung thêu dệt nên là một phần quan trọng trong cấu trúc của nền kinh tế toàn cầu hiện đại, phản ánh những tiến bộ mới nhất về công nghệ, sản xuất, kỹ thuật lắp ráp và khả năng giao nhận gần như tức thời của hàng hóa và dịch vụ.
Bởi vậy, việc tháo dỡ các chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ đặt tất cả vào rủi ro. Kêu gọi đưa sản xuất về lại trong nước đồng nghĩa với việc cộng thêm tính toán sai về chính trị vào các rủi ro kinh tế. Chuyển sản xuất từ những nền tảng ngoài nước chi phí thấp trở về những địa điểm có chi phí sản xuất cao giống như việc áp thuế một cách tàn nhẫn vào những người tiêu dùng vốn đang chịu nhiều tổn thương.
Tháo dỡ các chuỗi cung toàn cầu dưới chiêu bài trừng phạt, lo sợ về tính dễ tổn thương hay chủ nghĩa dân tộc không chỉ là sự khước từ những lợi ích tích cực của toàn cầu hóa, mà còn tước bỏ những cơ hội hợp tác mà thế giới hiện cần phải có hơn lúc nào hết, trong bối cảnh bị tàn phá bởi đại dịch.
Covid-19 khiến kinh tế thế giới thiệt hại lên tới 8,8 nghìn tỷ USD TGVN. Nền kinh tế toàn cầu có thể bị thiệt hại từ 5,8 nghìn tỷ tới 8,8 nghìn tỷ USD, tương đương 6,4% tới 9,7% ... |
Cuộc đua vaccine phòng Covid-19: Trung Quốc có xưởng sản xuất lớn nhất thế giới, 'gã khổng lồ' Pháp phát ngôn gây tranh cãi TGVN. Mới đây, công ty xây dựng số 4 Kỹ thuật Hệ thống Điện tử Trung Quốc (CEFOC) tuyên bố, dự án xưởng sản xuất ... |
'Không muốn đối thoại' với ông Tập, Tổng thống Mỹ dọa cắt đứt hoàn toàn quan hệ, Nga bênh vực Trung Quốc TGVN. Ngày 14/5, Tổng thống Donald Trump tuyên bố, hiện không muốn đối thoại với Chủ tịch Tập Cận Bình, đồng thời bày tỏ 'vô ... |