Back to E-magazine
e magazine
16:30 | 24/03/2021
CHUYỆN ĐẠI SỨ. Việt Nam - Chile: Tầm xa không ngăn cách hai dân tộc (Kỳ 1)

16:30 | 24/03/2021

TGVN. Chia sẻ của Đại sứ Việt Nam tại Chile qua các thời kỳ nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Chile (25/3/1971-25/3/2021).
ĐẠI SỨ KỂ CHUYỆN. Việt Nam – Chile: Tầm xa không ngăn cách hai dân tộc (kỳ 1)

Trong hệ thống gần 100 Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, có lẽ Chile là địa bàn xa cách Việt Nam nhất. Để đi lại giữa hai nước bằng đường hàng không, thông thường cần một ngày rưỡi.

Tuy nhiên, như lời của Đại sứ Việt Nam tại Chile Nguyễn Ngọc Sơn hay các vị nguyên Đại sứ Việt Nam tại Chile gồm ông Vũ Hắc Bồng, ông Nguyễn Văn Đào, ông Nguyễn Văn Tích, bà Hà Thị Ngọc Hà và ông Ngô Đức Thắng thì Chile, dù cách Việt Nam 17.609 km nhưng tình thân, sự gắn bó giữa hai dân tộc lại rất mật thiết vô cùng...

ĐẠI SỨ KỂ CHUYỆN. Việt Nam – Chile: Tầm xa không ngăn cách hai dân tộc (kỳ 1)

dấu mốc Quan trọng

Năm thập niên qua chứng kiến nhiều điểm nhấn quan trọng trong quan hệ Việt Nam – Chile. Chile là nước Nam Mỹ đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam, ngày 25/3/1971, khi chiến tranh Việt Nam còn chưa kết thúc.

Cố Tổng thống Salvador Allende, lúc đó trên cương vị Chủ tịch Thượng viện, đã thăm Việt Nam và gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh tháng 5/1969. Cuộc gặp gỡ lịch sử đó đã tạo nền tảng cho việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước sau này. Ông cũng là chính khách nước ngoài cuối cùng gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh trước khi Người qua đời.ĐẠI SỨ KỂ CHUYỆN. Việt Nam – Chile: Tầm xa không ngăn cách hai dân tộc (kỳ 1)

Lãnh đạo cấp cao nhất của hai nước đã nhiều lần đến thăm nhau. Về phía Chile, từ năm 2003 đến nay, hầu hết các Tổng thống Chile đã thăm chính thức Việt Nam. Về phía Việt Nam, các vị lãnh đạo cấp cao nhất của Việt Nam như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội cũng đều đã thăm Chile.

Chile là một trong ba nước Nam Mỹ đầu tiên thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện với Việt Nam (năm 2007), nước Mỹ Latinh đầu tiên ký FTA với Việt Nam năm 2011, có hiệu lực năm 2014.

Đặc biệt, Chile là nước Mỹ Latinh duy nhất ký hiệp định song phương miễn thị thực cho công dân mang hộ chiếu phổ thông với Việt Nam.

THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU LỚN THỨ BA CỦA VIỆT NAM Ở MỸ LATINH

ĐẠI SỨ KỂ CHUYỆN. Việt Nam – Chile: Tầm xa không ngăn cách hai dân tộc (kỳ 1)
Đại sứ Nguyễn Ngọc Sơn và Quận trưởng quận Cerro Navia, ôg Mauro Tamayo, ký thỏa thuận tu sửa công viên Hồ Chí Minh dưới sự chứng kiến của Thứ trưởng Thường trực Bùi Thanh Sơn.

“Nhìn lại chặng đường 50 năm qua, quan hệ giữa hai nước đã phát triển mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực ngoại giao và trao đổi mậu dịch”, Đại sứ Sơn cho biết.

Việt Nam và Chile chia sẻ quan điểm trên hầu hết các vấn đề lớn của thế giới và đã thiết lập nhiều cơ chế trao đổi song phương định kỳ như “Tham khảo chính trị giữa hai Bộ Ngoại giao”, “Hội đồng Thương mại tự do” về hợp tác kinh tế, thương mại…

Trên bình diện đa phương, hai nước đều là những thành viên tích cực của Liện hợp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới…, đều ủng hộ khuôn khổ hợp tác đa phương bình đẳng, minh bạch, cùng có lợi, dựa trên cơ sở tôn trọng các thỏa thuận, quy định của luật pháp quốc tế, phản đối chủ nghĩa bảo hộ.

Việt Nam và Chile cùng là thành viên Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) và đều đã tham gia ký kết Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)...

Về trao đổi mậu dịch, kim ngạch thương mại giữa hai nước không ngừng tăng, đạt trên 1 tỷ USD trong những năm gần đây, đưa Chile trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Việt Nam ở Mỹ Latinh.

Nhiều sản phẩm của Việt Nam như quần áo, giày dép, máy tính, đồ điện tử, cà phê, gạo… đã có mặt tại thị trường Chile. Rượu vang, cá hồi và nhiều sản phẩm nguyên vật liệu của Chile như đồng, gỗ ván, bột cá… được người tiêu dùng Việt Nam đánh giá cao.

Hai nước đã mở cửa thị trường nhập khẩu các loại hoa quả tươi của nhau, cụ thể là quả thanh long, xoài, bưởi vào thị trường Chile; quả nho, táo, cherry vào thị trường Việt Nam và đang đàm phán để mở cửa thị trường của nhau đối với chôm chôm, chanh, việt quất và các sản phẩm thịt, sữa…

Quan hệ văn hóa, giáo dục và giao lưu nhân dân giữa hai nước cũng không ngừng tăng lên trong những năm qua. Viện Văn hóa Chile – Việt Nam (Hội Hữu nghị Chile – Việt Nam) luôn hoạt động tích cực, đồng hành cùng Đại sứ quán Việt Nam trong hầu hết các hoạt động quảng bá về đất nước, con người và văn hóa Việt Nam tại Chile.

Công viên Hồ Chí Minh, ra đời từ năm 1969 theo sáng kiến của người dân quận Cerro Navia, thủ đô Santiago, để tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại của nhân dân Việt Nam đã tồn tại suốt từ đó đến nay.

Ngày 4/7/2014, tượng đài Hồ Chí Minh đã được đặt tại Công viên này và năm 2019, với sự hỗ trợ về tài chính của tập đoàn Geleximco của Việt Nam, Công viên Hồ Chí Minh đã được chỉnh trang ngày càng đẹp hơn, xứng đáng là một trong những biểu tượng của tình hữu nghị thủy chung giữa nhân dân hai nước.

ĐẠI SỨ KỂ CHUYỆN. Việt Nam – Chile: Tầm xa không ngăn cách hai dân tộc (kỳ 1)

Ở tuổi 93 và đã gần 40 năm kể từ khi ông giữ vai trò Đại sứ Việt Nam tại Chile nhưng Đại sứ Việt Nam đầu tiên tại Chile, ông Vũ Hắc Bồng kể rõ từng chi tiết ngày đầu tiên đặt chân đến Chile và ngày tạm biệt đất nước Nam Mỹ này.

Ông Vũ Hắc Bồng được bổ nhiệm là Đại sứ Việt Nam tại Chile trong bối cảnh tình hình quốc tế đầu thập niên 1970 đang trong cuộc đấu tranh quyết liệt giữa hai thế lực: lực lượng dân chủ, tiến bộ, hòa bình và ngược lại; mâu thuẫn Xô-Trung căng thẳng, có ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao với Việt Nam; Việt Nam đang trên đà thắng lợi với Hiệp định Paris ký năm 1973. Phong trào độc lập dân tộc ở thế giới thứ ba đang sôi sục khí thế, đặc biệt ở các nước châu Phi. Ở Mỹ Latinh, Cuba trở thành lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực và tiếp đến là phong trào dân chủ ở Chile.

LỄ TRÌNH QUỐC THƯ ĐẶC BIỆT

ĐẠI SỨ KỂ CHUYỆN. Việt Nam – Chile: Tầm xa không ngăn cách hai dân tộc (kỳ 1)

Đầu năm 1973, đoàn 5 người lên đường đến Chile, dừng ở Cuba một ít ngày để theo dõi tình hình.

Trong các cuộc trao đổi với Đại sứ quán Việt Nam tại Cuba và Bộ Ngoại giao Cuba, ông Bồng cảm nhận được tình hình Chile thời điểm đó đang rất căng thẳng. Cánh hữu nắm được nhiều lực lượng trong quân đội, các mỏ đồng, liên đoàn giao thông vận tải.

Lúc này phong trào dân chủ ở Chile phát triển mạnh mẽ nhưng phong trào phản dân chủ cũng hoạt động mạnh không kém. Mọi người tỏ ra lo lắng về những khó khăn đoàn gặp phải khi đến Chile trong bối cảnh như trên.

Khi máy bay hạ cạnh ở Chile, Đại sứ Bồng thấy hàng ngàn người đứng ngoài sân bay. Thì ra họ đến để nhìn mặt Đại sứ và đoàn cán bộ, nhân viên Đại sứ quán. Đoàn người hân hoan gọi tên Việt Nam. Hình ảnh đó đủ để mọi người trong đoàn hiểu hình ảnh Việt Nam đã in đậm trong lòng nhân dân các nước thứ ba đang đấu tranh cho độc lập dân tộc và dân chủ như thế nào.

Cuộc tiếp đón của Bộ Ngoại giao Chile và Đảng Cộng sản Chile diễn ra chóng vánh tại sân bay. Trong đoàn người có mặt ở sân bay không loại trừ có các lực lượng chống đối. Bộ Ngoại giao Chile lo sợ nếu đoàn ở lâu sẽ gặp chuyện, nhỡ có sự cố ngày từ ngày đầu tiên thì sẽ rất bất lợi.

Hình ảnh đoàn người chào đón đoàn Việt Nam và sự chu đáo của Bộ Ngoại giao Chile khiến cả đoàn rất xúc động.

Ngay cả khi chưa trình Quốc thư, Phủ Tổng thống đã cho người gọi lên phổ biến tình hình. Con gái của Tổng thống Salvador Allende là cầu nối thông tin và giúp sắp xếp hậu cầu cho đoàn của Đại sứ quán Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam. Phủ Tổng thống thông qua con gái Tổng thống dặn dò công việc và lưu ý một số điều cần thiết, trong đó trấn an mọi người rằng Đảng Cộng sản và Đảng Xã hội Chile sẽ bảo vệ cho các hoạt động của Đại sứ quán.

Lễ trình Quốc thư diễn ra tại cung La Moneda. Người dân đến rất đông để chiêm ngưỡng cuộc trình Quốc thư của Đại sứ nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa.

Câu đầu tiên của Tổng thống Salvador Allende nói với ông Bồng tại buổi tiếp sau lễ trình Quốc thư là nhắc lại kỷ niệm thăm Việt Nam năm 1969 và cuộc gặp với Bác Hồ.

Câu thứ hai là hậu quả về các cuộc ném bom phá hoại của đế quốc Mỹ ở Việt Nam, nhất là hải cảng Hải Phòng. Ông nhắc đi nhắc lại 3 lần 2 tiếng Việt Nam và nói rằng Việt Nam không thể quên trong ký ức mọi người.

VIỆT NAM KHÔNG LÀM HẠI AI!

Ngày 11/9/1973, không quân Chile ném bom Phủ Tổng thống và quân đội điều xe bao vây Phủ Tổng thống khi ông Allende bác bỏ yêu cầu từ chức.

Tối 12/9, Santiago bị phong tỏa hoàn toàn. Tình hình rất bất lợi cho các nước XHCN thân Liên bang Xô viết. Đại sứ quán Cuba cách Đại sứ quán Việt Nam khoảng 1 cây số, nghe tiếng súng nổ oang oang. Đại sứ quán Liên Xô và nhiều nước XHCN trong đó có Đại sứ quán Việt Nam cũng bị bao vây.

Đại sứ quán bàn phương án làm thế nào để chủ động phá vây. Không còn cách nào khác ngoài phá thế bị động sang chủ động bằng binh vận, nói chuyện tình cảm, chuyện gia đình, con cái đối với số binh sĩ đang bao vây Đại sứ quán.

Cán bộ, nhân viên Đại sứ quán nói chuyện trực tiếp với binh lính bằng tiếng Tây Ban Nha và họ đáp lại rằng: Chúng tôi bao vây Đại sứ quán là nhiệm vụ, không đánh Việt Nam đâu. Bởi vì Việt Nam đang đánh Mỹ, Việt Nam không làm hại ai.

ĐẠI SỨ KỂ CHUYỆN. Việt Nam – Chile: Tầm xa không ngăn cách hai dân tộc (kỳ 1)

“Dù là binh sĩ nhưng họ biết ít nhiều về Việt Nam. Chúng tôi đưa nước, đưa bánh mỳ mời những người lính phải thức cả đêm, đã đói mềm. Còn chút cà phê và rượu Lúa Mới mang từ Việt Nam sang để tiếp khách đối ngoại, chúng tôi cũng đưa hết ra mời lính. Nhẹ nhàng, chân thành nhưng đánh vào tâm can”, ông Bồng chia sẻ.

Thế là Đại sứ quán giành thế chủ động hơn. Ban ngày, binh lính cho người của Đại sứ quán ra ngoài xem xét tình hình. Cũng nhờ chiếm được cảm tình của binh lính nên Đại sứ quán cũng đã hỗ trợ được một phụ nữ sống gần đó đưa con bị bệnh tim nặng đi cấp cứu kịp thời trong bối cảnh phong tỏa nghiêm ngặt.

Ngày 19/11/1973, Đại sứ quán nhận lệnh rời khỏi Chile.

Một trung đội của hiến binh đưa người của Đại sứ quán ra máy bay.

Chậm rãi và yên lặng.

35 năm sau đó, Việt Nam trở lại Chile với việc mở lại Đại sứ quán vào năm 2003.

Ngẫm về công tác ngoại giao, ông Bồng đúc kết rằng “lúc nào cũng phải sẵn sàng nhiều mặt. Không chỉ trong bối cảnh hòa bình mà còn sẵn sàng cho những tình huống khi căng thẳng, lúc gần kề súng đạn. Và luôn luôn nhớ lời Bác Hồ căn dặn, rằng phải luôn đứng vững trên tinh thần dân tộc, nắm vững ngọn cờ hòa bình, dĩ bất biến, ứng vạn biến để xử lý trong mọi tình huống phức tạp”.

ĐẠI SỨ KỂ CHUYỆN. Việt Nam – Chile: Tầm xa không ngăn cách hai dân tộc (kỳ 1)

Chile Hiền hòa

Câu chuyện về “mảnh đất cuối cùng của thế giới” của Đại sứ Việt Nam tại Chile giai đoạn 2003-2007 Nguyễn Văn Đào đưa người nghe từ bất ngờ này đến bất ngờ khác.

Khó có thể hình dung được Chile, đất nước cách Việt Nam nửa vòng trái đất lại yêu quý đất nước, con người Việt Nam đến thế!

Chile, mảnh đất cuối cùng của thế giới – theo tiếng của người dân bản địa, như lời Đại sứ Nguyễn Văn Đào, là mảnh đất đẹp từ khí hậu, phong cảnh, con người. Chile cũng được biết đến với những đặc sản nức tiếng như rượu vang, cá hồi…

Vào nửa cuối thập niên 1990, khi còn là Tham tán Công sứ - Đại biện Đại sứ quán Việt Nam tại Argentina, nước láng giềng phía Tây của Chile, ông Đào có điều kiện hiểu thêm về “đất nước Chile hiền hòa”.

Từ Argentina, chính ông Đào đã chủ động đề nghị tăng cường tiếp xúc với phía Chile, từng bước hướng tới mở lại cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở “đất nước rất đáng quan tâm” như Chile.

Khi làm tất cả những việc trên, điều ông Đào chưa bao giờ nghĩ đến là tới một ngày đẹp trời, ông lại là người mở lại Đại sứ quán, lúc này đã là Đại sứ quán CHXHCN Việt Nam tại Chile và vinh dự được trở thành Đại sứ tại nước này.

Thật là ngẫu nhiên, nếu Đại sứ Vũ Hắc Bồng là Đại sứ đầu tiên của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Chile đầu những năm 70 thì ông Đào lại là Đại sứ thường trú đầu tiên của CHXHCN Việt Nam tại Chile sau 30 năm gián đoạn quan hệ, khi Chile trở lại chế độ dân chủ.

Dù gần hai thập niên kể từ ngày ấy, cảm nhận về những người bạn Chile nồng hậu, đoàn kết, yêu quý Việt Nam vẫn vẹn nguyên trong ông. Đất nước Chile dù nhiều đảng phái chính trị khác nhau nhưng người dân, dù theo hệ tư tưởng nào thì nói đến Việt Nam đều coi Việt Nam là bạn.

Trong thời gian làm Đại sứ Việt Nam tại Chile, ông Đào tạo lập được mối quan hệ thân thiết với Lãnh đạo Chile, kết nối chặt chẽ với những người bạn Chile yêu quý Việt Nam, củng cố các tổ chức đoàn kết, hữu nghị với Việt Nam.

Quan hệ hai nước phát triển tích cực thông qua các chuyến thăm cấp cao. Chile trở thành một trong những nước đầu tiên công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường và tích cực ủng hộ và phối hợp với Việt Nam trên các diễn đàn và tổ chức quốc tế.

ĐẠI SỨ KỂ CHUYỆN. Việt Nam – Chile: Tầm xa không ngăn cách hai dân tộc (kỳ 1)
Đặt vòng hoa tại đài tưởng niệm sau lễ trình quốc thư.

BIẾN CÁI KHÓ THÀNH CÁI CÓ

Là quốc gia dài, hẹp, trải dài trên hơn 4.000km trong khi chiều rộng trung bình chỉ hơn 180km, lọt giữa dãy Andes và Thái Bình Dương mênh mông nhưng Chile là nước có nền kinh tế mở nhất Nam Mỹ với việc tham gia rất nhiều hiệp định thương mại tự do.

“Chile luôn biết cách khắc phục những hạn chế về điều kiện địa lý, khí hậu, biến cái khó thành cái có. Người Chile luôn có ý thức chắt lọc tinh hoa thế giới, kết hợp với áp dụng công nghệ để phát triển kinh tế đất nước. Người Chile cũng là những người trọng chữ tín, hứa là làm và quyết tâm theo đuổi công việc. Đây là điểm lợi thế cho các doanh nghiệp Việt Nam khi làm ăn, kinh doanh với Chile”, ông Đào cho biết.

Ông Đào đưa ra ví dụ, điều kiện của Chile không thuận lợi cho việc nuôi cá hồi. Chile đã học tập kinh nghiệm nuôi cá hồi của Na Uy và giờ đây đã trở thành đối thủ cạnh tranh ngang ngửa của chính Na Uy trong xuất khẩu cá hồi. Người Chile đã khéo léo vận dụng công nghệ để tạo ra sự khác biệt cho những con cá hồi từ màu sắc đến giá trị dinh dưỡng, đáp ứng các nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Tương tự, ngành sản xuất rượu vang của Chile đi sau nhiều nước châu Âu và châu Mỹ, những nước đã có tên lâu đời trên bản đồ rượu vang thế giới. Nhưng nhờ áp dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, thúc đẩy trồng nho chất lượng cao với hệ thống sản xuất rượu vang hiện đại, vang Chile đã trở thành thương hiệu gắn liền với đất nước hình trái ớt.

Rượu vang Chile đã có mặt gần như khắp nơi trên thế giới với giá cả và chất lượng rất cạnh tranh cũng như trở thành đồ uống hầu như không thể thiếu tại mọi nhà hàng ở Việt Nam.

Trong công nghiệp mỏ, cũng nhờ áp dụng công nghệ ngâm chiết sinh học, nhiều doanh nghiệp khai thác đồng của Chile đã tận thu được đồng từ các quặng đồng.

ĐẠI SỨ KỂ CHUYỆN. Việt Nam – Chile: Tầm xa không ngăn cách hai dân tộc (kỳ 1)
Đại sứ Nguyễn Văn Đào trong cuộc gặp với Chủ tịch Thượng viện Chile Andrés Zaldívar.

Trong một lần đi thăm một mỏ đồng ở Chile, ông nhìn thấy hàng đống quặng thô, tưởng là rác bỏ đi. Ai dè ông chủ doanh nghiệp giới thiệu, họ lọc được đồng trong số quặng ấy bằng phương pháp ngâm chiết với sự trợ giúp của vi sinh vật. Những vi sinh vật khi ăn quặng đã thải ra đồng, thu hồi được gần như hoàn toàn số đồng ở trong quặng.

Thiên nhiên đã ưu đãi nhưng con người và khoa học công nghệ đã giúp cho tài nguyên khoáng sản thiên nhiên không bị lãng phí, phục vụ trở lại con người. Đây chính là lý do không phải ngẫu nhiên mà Chile đã trở thành một trong những nước sản xuất đồng hàng đầu thế giới.

Câu chuyện của Đại sứ Đào về đất nước Chile dường như dài vô tận. Ông kể về tình cảm của những người bạn Chile đối với Việt Nam, về nền giáo dục cọi trọng thực tiễn, về những ưu thế của ngành công nghiệp mỏ với trên 30% sản lượng đồng của thế giới cũng như về lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, về những thành tựu nổi bật trong lĩnh vực khoa học công nghệ và thương mại quốc tế trong đó gần 40% tỷ trọng ngoại thương lại là làm ăn với các nước châu Á. Thật sự đó là những con số đầy ấn tượng đối với một đất nước Nam Mỹ xa xôi như Chile.

(còn tiếp)

Thực hiện: NGUYÊN AN – VINH HÀ- TRỌNG VŨ

Ảnh: Tư liệu, NVCC

Đồ họa: Nguyễn Hồng

Đọc thêm

Chữ ký tươi đặc biệt của Thủ tướng và 'mệnh lệnh dẫn đại bàng' sải cánh tới Việt Nam

Chữ ký tươi đặc biệt của Thủ tướng và 'mệnh lệnh dẫn đại bàng' sải cánh tới Việt Nam

Đại sứ Hoàng Anh Tuấn có mong muốn cháy bỏng đưa 'đại bàng' Mỹ tới Việt Nam để bứt tốc nền kinh tế.
Đại sứ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ Đỗ Sơn Hải: Một Việt Nam không toan tính, chỉ là trái tim đủ lớn để… cho đi

Đại sứ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ Đỗ Sơn Hải: Một Việt Nam không toan tính, chỉ là trái tim đủ lớn để… cho đi

Suốt cuộc trò chuyện, Đại sứ Đỗ Sơn Hải nhiều lần: Tôi nhấn mạnh, tôi khẳng định, tôi muốn nhắc lại… Đảng và Nhà nước khi cử hai đoàn cứu hộ sang giúp đỡ các bạn Thổ Nhĩ Kỳ sau thảm họa động đất hoàn toàn dựa trên tinh thần chia ngọt sẻ bùi mà không có bất kỳ một mục đích chính trị nào.
Cởi bỏ tâm lý đối phó, hãy viết câu chuyện hấp dẫn về Việt Nam!

Cởi bỏ tâm lý đối phó, hãy viết câu chuyện hấp dẫn về Việt Nam!

Một năm 2023 thành công của đối ngoại Việt Nam giúp Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cảm thấy an tâm về những thành quả của công tác thông tin đối ngoại. Tuy vậy, vẫn còn không ít bài toán cần tìm lời giải ở phía trước để những câu chuyện về Việt Nam đi sâu vào lòng người, chiếm trọn được trái tim của họ.
Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN và vấn đề quyền con người

Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN và vấn đề quyền con người

Cộng đồng ASEAN nói chung và Cộng đồng Văn hóa - Xã hội nói riêng vừa là mục tiêu vừa là điều kiện thuận lợi giúp các nước ASEAN thúc đẩy tăng cường khả năng bảo vệ con người, nâng cao trình độ nhân quyền cho các công dân ASEAN, tạo ra bản sắc riêng của ASEAN: một Cộng đồng, một vận mệnh, thống nhất trong đa dạng.
Thế giới sẽ thế nào trong năm con rồng?

Thế giới sẽ thế nào trong năm con rồng?

Thế giới bước sang năm con rồng, với những thay đổi mang tính bước ngoặt có thể dự báo trước về địa chính trị và địa kinh tế. Những đột phá mới về khoa học - công nghệ cùng với quá trình toàn cầu hóa không thể đảo ngược sẽ giúp nền kinh tế thế giới vượt qua những “cơn gió ngược” và tiếp tục tạo động lực cho sự thay đổi tương quan quyền lực, đồng thời thúc đẩy sự chuyển dịch thế giới sang trật tự đa cực - đa trung tâm.
Lan toả mạnh mẽ hình ảnh một Việt Nam tiềm lực, vị thế và uy tín mới

Lan toả mạnh mẽ hình ảnh một Việt Nam tiềm lực, vị thế và uy tín mới

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới Hà Nội sáng 23/1, kết thúc rất tốt đẹp chuyến công tác tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 54 Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos (WEF Davos 2024), thăm chính thức Hungary và Romania từ ngày 16-23/1/2024.