Back to E-magazine
e magazine
09:00 | 25/03/2021
CHUYỆN ĐẠI SỨ. Việt Nam – Chile: Tầm xa không ngăn cách hai dân tộc (Kỳ cuối)

09:00 | 25/03/2021

TGVN. Tình cảm yêu quý của người dân Chile đối với người Việt Nam luôn khiến những vị Đại sứ Việt Nam ở Chile cảm động. Không phải ngẫu nhiên mà 60 năm trước, ở Thủ đô Santiago đã có công viên mang tên Hồ Chí Minh.
ĐẠI SỨ KỂ CHUYỆN. Việt Nam – Chile: Tầm xa không ngăn cách hai dân tộc (kỳ cuối)

Tình cảm yêu quý của người dân Chile đối với người Việt Nam luôn khiến những vị Đại sứ Việt Nam ở Chile cảm động. Không phải ngẫu nhiên mà 60 năm trước, ở Thủ đô Santiago đã có công viên mang tên Hồ Chí Minh.

ĐẠI SỨ KỂ CHUYỆN. Việt Nam – Chile: Tầm xa không ngăn cách hai dân tộc (kỳ cuối)

Được bổ nhiệm làm Đại sứ Việt Nam tại Chile từ năm 2007 - 2011 là “mối duyên”, nhưng tham gia công tác đối ngoại nhân dân và trở thành Chủ tịch Hội hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Chile từ năm 2013 đến nay chính là “món nợ” tình cảm mà ông Nguyễn Văn Tích dành cho đất nước cách xa nửa vòng trái đất.

Nhìn suốt quãng đời làm cán bộ ngoại giao, ông Nguyễn Văn Tích luôn có duyên với những địa bàn có biên chế tinh giản và gọn nhẹ. Ở Chile cũng vậy, cơ quan dù hiếm người nhưng Đại sứ Việt Nam vẫn thường xuyên kết hợp với phía bạn tổ chức được nhiều sự kiện có ý nghĩa nhân những dịp lễ lớn.

Dù địa lý cách trở, nhưng theo ông Tích, người dân ở Chile luôn nghĩ đến Việt Nam với tình cảm tốt đẹp, dành sự quý trọng cho Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng với sự ngưỡng mộ về cuộc cách mạng của Việt Nam.

Ông Tích nhắc lại tình cảm của cố Tổng thống Chile Salvador Allende đối với Việt Nam cũng như sự kiện hàng nghìn sinh viên Chile tuần hành đi bộ tới 120km để bày tỏ tinh thần đoàn kết, ủng hộ Việt Nam chống xâm lược.

Chile còn có những người bạn rất đáng quý đến từ Viện Văn hóa Chile – Việt Nam do bà Patricia Abarzua hiện đã gần 70 tuổi làm Chủ tịch. Những người bạn này chủ yếu là các giáo sư, nhân sĩ, thợ thủ công từng ủng hộ và có tình cảm yêu mến Việt Nam.

ĐẠI SỨ KỂ CHUYỆN. Việt Nam – Chile: Tầm xa không ngăn cách hai dân tộc (kỳ cuối)

Ông Tích cho biết, những thành viên của Viện Văn hóa Chile – Việt Nam dù nghèo về vật chất nhưng tấm lòng của họ dành cho Việt Nam luôn rộng mở. Họ làm việc tự nguyện dù không có nguồn hỗ trợ tài chính hay văn phòng, trụ sở để hoạt động.

Trong thời gian ông làm Đại sứ, Viện thường xuyên kết hợp tổ chức, hỗ trợ Đại sứ quán tổ chức các triển lãm giới thiệu, quảng bá văn hóa Việt Nam tại các trường đại học và các khu dân cư.

Điều đặc biệt là Chủ tịch danh dự của Viện chính là mẹ đẻ của cựu Tổng thống Chile Michelle Bachelet - người từng hoạt động rất nhiệt tình trong phong trào ủng hộ Việt Nam.

Ông Tích kể, mẹ Tổng thống ở một căn hộ khá đơn sơ trên tầng bốn – nơi có một phòng khách nhỏ và khu vườn ở ban công. Vì ở gần nhà bà nên vào cuối tuần, Đại sứ và phu nhân thường sang đây chơi. Thi thoảng, phu nhân còn làm thức ăn mang đến biếu bà, hoặc hướng dẫn làm các món ăn Việt như phở, nem... khiến mẹ Tổng thống rất thích thú.

Thời gian sau khi về nước nghỉ hưu, Nguyễn Văn Tích luôn ghi nhớ những kỷ niệm sâu đậm với những người bạn Chile. Đây cũng là một trong lý do khiến ông quyết định tiếp tục hoạt động ngoại giao nhân dân và được bầu làm Chủ tịch Hội hữu nghị và hợp tác Việt Nam – Chile.

Gặp khó khăn nhiều về nhân lực và tài chính, nhưng những thành viên trong Hội vẫn cố gắng tổ chức các hoạt động giao lưu nhân dân đều đặn. Ông Tích cho rằng, có rất nhiều triển vọng hợp tác trong lĩnh vực hợp tác doanh nghiệp bởi Chile là nước có công nghệ tiên tiến về nuôi trồng nông-lâm-hải sản và khai khoáng. Ông luôn tin Việt Nam có thể tham thảo, học hỏi được nhiều kinh nghiệm quý giá từ phía bạn.

ĐẠI SỨ KỂ CHUYỆN. Việt Nam – Chile: Tầm xa không ngăn cách hai dân tộc (kỳ cuối)
Đại sứ Chile tại Việt Nam Jaime Chomali (1918-2020) tặng hoa chúc mừng ông Nguyễn Văn Tích tái đắc cử Chủ tịch Hội hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Chile nhiệm kỳ 2019-2024.
ĐẠI SỨ KỂ CHUYỆN. Việt Nam – Chile: Tầm xa không ngăn cách hai dân tộc (kỳ cuối)

Hai năm đau đầu vì…FTA

Một dấu ấn quan trọng trong nhiệm kỳ Đại sứ của bà Hà Thị Ngọc Hà ở Chile (2011-2014) là thúc đẩy ký Hiệp định thương mại song phương (FTA) Việt Nam – Chile.

Ngay hôm trình Quốc thư lên Tổng thống Chile Sebastián Piñera ngày 16/6/2011, câu đầu tiên của Tổng thống nói là đề nghị Việt Nam nhanh chóng ký kết Hiệp định Thương mại tự do (FTA) Việt Nam - Chile. Hiệp định này đã trải qua 3 năm và 10 tháng đàm phán, lúc đó chưa được ký kết.

Bà nói vướng mắc là ở phía Chile và đồng thời mời Tổng thống Sebastián Piñera đi thăm Việt Nam để ký kết Hiệp định.

Tổng thống Chile đã thực hiện đúng lời hứa. Hiệp định FTA Việt Nam - Chile đã được ký kết ngày 11/11/2011 và từ ngày 22-23/3/2012, Tổng thống Sebastian Pinera thăm chính thức Việt Nam.

Tuy nhiên, Hiệp định này Việt Nam phải mất hơn 2 năm sau mới phê chuẩn được (Việt Nam phê chuẩn ngày 1/1/2014) trong khi phía Chile thì Hiệp định có hiệu lực ngay sau khi vừa ký kết xong.

Nguyên nhân là giữa Chile và Peru đang tranh chấp nhau về rượu Pisco. Peru thì nói rượu Pisco là của Peru và Chile thì nói rượu Pisco là của Chile. Mặc dù trong FTA Việt Nam - Chile đã có chỉ dẫn địa lý, nghĩa là Việt Nam công nhận rượu Pisco Chile của Chile.

“Điều đó cũng có nghĩa là ta vẫn đồng thời công nhận rượu Pisco Peru là của Peru. Phía Peru không đồng ý và nói họ sẽ kiện Việt Nam lên Toà án Trọng tài của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)”, Đại sứ Hà Thị Ngọc Hà cho biết.

Suốt trong hai năm đó, Đại sứ Hà Thị Ngọc Hà phải bay đi bay lại như con thoi giữa Chile và Peru để gặp bạn Peru nhằm giải thích mọi quyết định của Việt Nam, mong bạn thông cảm.

Qua nghiên cứu, bà thấy Chile đã ký 23 FTAvới hơn 60 đối tác thương mại và đều có điều khoản này. Sau đó, Chile ký kết với Malaysia và Indonesia cũng có điều khoản tương tự.

Bà Hà đã gặp Đại sứ Malaysia tại Chile và ông Đại sứ cho biết Peru cũng có phản ứng tương tự nhưng sau khi Malaysia phê chuẩn thì bạn lại không làm như đã nói.

Đại sứ Hà Thị Ngọc Hà trao đổi với Nhà về việc này và chắc chắn rằng Peru sẽ không phản ứng như đã “dọa” ta. Sau đó, ta phê chuẩn Hiệp định này vào ngày 1/1/2014.

Đúng như tiên đoán, bạn Peru không có ý kiến gì, đồng thời lại mở Đại sứ quán Peru tại Hà Nội, khép lại hai năm đầy khó khăn vất vả của nữ đại sứ với thành công đáng nhớ này.

Biểu tượng của
tình hữu nghị bền chặt

Một sự việc mà tôi tâm đắc nhất và cũng dày công nhất trong nhiệm kỳ của tôi tại Chile, đó là hoàn thành được việc dựng tượng Bác Hồ tại Công viên Hồ Chí Minh tại Quận Cerro Navia của Thủ đô Santiago de Chile.

Đây là công viên mang tên Hồ Chí Minh được xây dựng cách đây gần 60 năm, trong thời kỳ Việt Nam đang đấu tranh chống Mỹ xâm lược và đã được Tổng thống Chile Salvador Allende đến khai mạc khánh thành.

Trên sân công viên có đặt một bức tranh chân dung Bác Hồ làm bằng gốm sứ và đắp câu thơ nổi tiếng của Bác: “Thân thể ở trong lao, tinh thần ở ngoài lao. Muốn nên sự nghiệp lớn, tinh thần càng phải cao”.

Khi đến thăm nơi đây, Đại sứ Hà Thị Ngọc Hà quyết định xin phép Tổng thống Sebastián Piñera và ông quận trưởng quận Cerro Navia, Luis Plaza Sanches cho phép được đặt một bức tượng chân dung Bác Hồ bằng đồng tại đây.

ĐẠI SỨ KỂ CHUYỆN. Việt Nam – Chile: Tầm xa không ngăn cách hai dân tộc (kỳ cuối)
Lễ khánh thành tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Santiago, ngày 4/7/2014.

Cả hai ông đều đồng ý, nhưng phải mất đến hai năm, bà Hà mới hoàn thành việc xây dựng xong bức tượng Bác. Lý do là mặc dù tán thành nhưng cả hai ông đều thuộc Đảng Tân đại, đang tiến hành bầu cử. Họ sợ đặt tượng Bác Hồ thì người dân ở đây sẽ ủng hộ cho Đảng Cộng sản và Đảng Xã hội mà không bầu cho Đảng Tân đại nữa.

Phải chờ cho cuộc bầu cử kết thúc, khi ấy bà Michelle Bachelet, người của Đảng Xã hội Chile, lên làm Tổng thống thì Đại sứ Ngọc Hà mới được phép đặt viên gạch đầu tiên để xây tượng Bác tại Công viên Hồ Chí Minh tại quận Cerro Navia, Chile.

Tượng Bác Hồ được xây xong và khánh thành vào tháng 7/2014 nhân dịp Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao của Quốc hội Việt Nam sang thăm Chile.

Tôi vẫn nói với các cán bộ của Đại sứ quán Việt Nam tại Chile là tượng Bác Hồ đặt tại đây, sẽ tồn tại mãi mãi cùng năm tháng và là minh chứng cho tình hữu nghị lâu đời, bền chặt giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Chile do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng thống Salvador Allende đặt nền móng và vun đắp. Nhiệm vụ của chúng ta phải giữ gìn và phát triển tình hữu nghị này lên cao mãi mãi.

ĐẠI SỨ KỂ CHUYỆN. Việt Nam – Chile: Tầm xa không ngăn cách hai dân tộc (kỳ cuối)

Đặc sản… động đất

Chia sẻ về những kỷ niệm với đất nước Chile, Đại sứ Ngô Đức Thắng đưa người nghe từ bất ngờ này đến bất ngờ khác.

Sau khi kết thúc nhiệm kỳ Đại sứ tại Thái Lan vào đầu năm 2014 và sau nhiều năm công tác ở các nước Bắc bán cầu trước đó, ông Ngô Đức Thắng có bày tỏ nguyện vọng với Lãnh đạo Bộ để được phân công công tác ở một đất nước Nam bán cầu.

Khi được bổ nhiệm làm Đại sứ Việt Nam tại Chile, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao lúc đó có nói với ông Thắng rằng Chile tuy xa xôi, nhưng là một đất nước phát triển đấy.

Đặt chân xuống sân bay Chile, ông Thắng thấy lời của Bộ trưởng quả thực không sai.

Không giống một số nước, các nhà ngoại giao được hưởng các quyền ưu đãi ngoại giao khá thoải mái thì ở Chile, các nhà ngoại giao không hẳn được ưu ái như thế. Hải quan Chile kiểm tra rất chặt chẽ, giở hết hành lý của ông Thắng để kiểm tra.

Dù đất nước khá là tách biệt, khi cực Nam giáp Biển Nam Cực, phía Đông giáp dãy núi Aldine cao, phía Tây giáp biển và Bắc tiếp giáp Peru với các sa mạc, nhưng Chile vẫn được đánh giá là đất nước quản lý cửa khẩu chặt chẽ bậc nhất thế giới.

Thủ đô Santiago có khí hậu ôn hòa quanh năm, mùa Hè mát mẻ, mùa Đông ít khi có tuyết. Đường phố sạch sẽ, ngăn nắp, quy hoạch bài bản không khác gì các nước phát triển.

“Đặc sản” của Chile là… động đất. Động đất nhiều vô kể. Bởi vậy, Chile rất có kinh nghiệm trong việc xây nhà tránh động đất và có hệ thống cảnh báo sóng thần rất tốt. Đây cũng là kinh nghiệm mà Việt Nam có thể tham khảo, học hỏi.

ĐẠI SỨ KỂ CHUYỆN. Việt Nam – Chile: Tầm xa không ngăn cách hai dân tộc (kỳ cuối)

Chile còn nổi tiếng với nền ẩm thực phong phú, với cá loại thực phẩm tiêu biểu như cherry, cá hồi, xúc xích, rượu vang. Bộ máy chính phủ Chile tinh gọn và hiệu quả, với nền luật pháp nghiêm minh.

Tình cảm yêu quý của người dân Chile đối với người Việt Nam luôn khiến ông cảm động.

Khi giới thiệu là người Việt Nam, phản ứng đầu tiên của họ là rất vui vẻ, hồ hởi.

Những người lớn tuổi thì kể lại những ký ức về Việt Nam, đất nước một thời họ được biết với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, là nguồn cảm hứng cho phong trào dân chủ, xuống đường biểu tình phản đối chiến tranh và ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập và thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam.

Cầu nối Mỹ Latinh và Đông Nam Á

Trong thời gian giữ cương vị Đại sứ Việt Nam tại Chile (2014-2017), Đại sứ Ngô Đức Thắng luôn quan tâm thúc đẩy quan hệ hai nước trên các lĩnh vực có tiềm năng bổ sung lẫn nhau

Ngay từ khi đặt chân đến Chile ngày 18/9/2014, Đại sứ Ngô Đức Thắng đã thường xuyên tranh thủ các cơ hội gặp gỡ, tiếp xúc với các đại diện của các cơ quan chính phủ, quốc hội, các tổ chức chính trị xã hội, trường học, doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân Chile nhằm tìm kiếm các biện pháp để thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước.

Chile là nền kinh tế phát triển cao, ổn định tại khu vực, có khả năng cạnh tranh cao trong những lĩnh vực như khai thác mỏ, năng lượng, trồng trọt hoa quả ôn đới. Trong khi đó Việt Nam là nước có tiềm năng lớn về sản xuất xuất khẩu nông sản nhiệt đới, đồ điện tử, đang trên quá trình công nghiệp hóa có nhu cầu rất lớn về nguồn năng lượng và các khoáng sản.

Với vị trí địa lý và thành viên của các tổ chức kinh tế khu vực khác nhau, Việt Nam và Chile có thể đóng vai trò làm cầu nối và cửa ngõ giữa các tổ chức hợp tác kinh tế khu vực ở Mỹ Latinh và Đông Nam Á. Hai nước cũng có điều kiện chia sẻ, học tập kinh nghiệm của nhau trong việc đối phó với các tác động của biến đổi khí hậu và môi trường, quản lý môi trường biển…

ĐẠI SỨ KỂ CHUYỆN. Việt Nam – Chile: Tầm xa không ngăn cách hai dân tộc (kỳ cuối)
Đại sứ Ngô Đức Thắng phát biểu khai mạc cuộc triển lãm tranh Việt Nam tại Nhà Quốc hội Chile ở thành phố Valparaiso, ngày 9/11/2016.

Nhìn lại chặng đường 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Chile (25/3/1971-25/3/2021), với những bước tiến mạnh mẽ của quan hệ hai nước, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tin tưởng rằng, với ‘ý chí của Lãnh đạo và sự ủng hộ của nhân dân hai nước, quan hệ song phương sẽ tiếp tục “còn phát triển mở rộng và sâu sắc hơn nữa”.

Với tiềm năng và thế mạnh của hai nước, Đại sứ Nguyễn Ngọc Sơn cho rằng hợp tác song phương Việt Nam – Chile còn rất nhiều dư địa, đặc biệt trong các lĩnh vực như nông nghiệp, chế biến nông phẩm, mỏ, năng lượng sạch, công nghệ mới, đổi mới sáng tạo, du lịch, bảo vệ môi trường - đặc biệt môi trường đại dương và chống biến đổi khí hậu. Hợp tác kinh tế giữa hai nước hiện còn chủ yếu là trao đổi thương mại, hầu như chưa có dự án đầu tư quy mô lớn.

Đây có lẽ là lĩnh vực hai nước cần có các biện pháp cụ thể để thúc đẩy trong những năm tới.

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Chile (25/3/1971 - 25/3/2021), Báo Thế giới & Việt Nam xuất bản Đặc san “Việt Nam - Chile: Đối tác Toàn diện”, trong đó có thông điệp của Lãnh đạo hai nước, bài viết của hai Bộ trưởng Ngoại giao, các Thứ trưởng phụ trách kinh tế, các Đại sứ, học giả, chuyên gia, doanh nghiệp… Ấn phẩm song ngữ (tiếng Việt và tiếng Tây Ban Nha) dày 140 trang là bức tranh khá toàn diện và nhiều màu sắc về quan hệ Việt Nam - Chile theo chiều dài lịch sử với kỳ vọng tốt đẹp hướng tới tương lai.

Bạn đọc quan tâm xin liên hệ: Điện thoại +84-24-3799.3143, Email: baoquocte2016@gmail.com

Thực hiện: NGUYÊN AN – VINH HÀ - TRỌNG VŨ

Ảnh: Tư liệu, NVCC

Đồ họa: Nguyễn Hồng

Đọc thêm

Việt Nam - Brazil: Bện chặt thêm sợi dây liên kết từ rất sớm giữa hai dân tộc

Việt Nam - Brazil: Bện chặt thêm sợi dây liên kết từ rất sớm giữa hai dân tộc

"Sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh đến Brazil 112 năm trước chính là biểu tượng cho sợi dây liên kết từ rất sớm giữa hai dân tộc. Dù cách xa nửa vòng trái đất, nhưng nhân dân hai nước đã có những điểm chung..." Đại sứ Việt Nam tại Brazil Bùi Văn Nghị trả lời phỏng vấn Báo Thế giới và Việt Nam trước thềm chuyến tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Những ‘cú twist’ đối ngoại sẽ tái định hình ‘phong cách Donald Trump’

Những ‘cú twist’ đối ngoại sẽ tái định hình ‘phong cách Donald Trump’

‘Nước Mỹ trên hết’, ‘chia sẻ trách nhiệm’, ‘áp lực tối đa’, ‘cây gậy và củ cà rốt’… sẽ là những cách tiếp cận mới trong chính sách đối ngoại mang ‘thương hiệu’ riêng của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Chuyến công tác nhiều lần 'đầu tiên' đặc biệt của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Chuyến công tác nhiều lần 'đầu tiên' đặc biệt của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Chuyến công tác 8 ngày với gần 80 hoạt động của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã đạt được kết quả tốt đẹp trên cả bình diện song phương và đa phương.
Trung Quốc dành nhiều biệt lệ đón tiếp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân

Trung Quốc dành nhiều biệt lệ đón tiếp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân

Trong chuyến thăm cấp Nhà nước tới Trung Quốc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm từ ngày 18-20/8, Đảng, Nhà nước Trung Quốc thu xếp đón tiếp đặc biệt trọng thị, bố trí các biện pháp lễ tân, an ninh cao nhất theo nghi thức chuyến thăm cấp Nhà nước với nhiều biệt lệ, thể hiện sự coi trọng quan hệ với Đảng, Nhà nước, Nhân dân Việt Nam và cá nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đưa đối ngoại Việt Nam lên tầm cao mới

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đưa đối ngoại Việt Nam lên tầm cao mới

"Những thành tựu đối ngoại của Việt Nam trong hơn một thập kỷ qua có những dấu ấn to lớn, quan trọng, có ý nghĩa lịch sử của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng", Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh trong cuộc trả lời phỏng vấn về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với công tác đối ngoại.
'Việt Nam thực chất đã vận hành như một nền kinh tế thị trường'

'Việt Nam thực chất đã vận hành như một nền kinh tế thị trường'

Việc Mỹ sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường sẽ nhất quán, phù hợp với việc tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện, cụ thể hóa các cam kết để mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp và người tiêu dùng của cả hai nước. Chính việc công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường sẽ giúp đẩy nhanh việc chuyển dịch chuỗi cung ứng, phù hợp với chiến lược friend-shoring của Mỹ để sắp xếp lại chuỗi cung ứng đến các quốc gia an toàn và đáng tin cậy.