Chuyến đi 'thừa kế' của Nhà vua Đan Mạch

Nhất Phong
Nhà vua Frederik X của Đan Mạch có chuyến công du nước ngoài đầu tiên trên cương vị Quốc vương kéo dài 3 ngày tới Ba Lan. Một chuyến đi không theo thông lệ…
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Chuyến đi 'thừa kế' của Nhà vua Đan Mạch

Vua Frederik X của Đan Mạch (bên trái), và Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda trong cuộc gặp tại Warsaw, ngày 31/1. (Nguồn: AP)

Đây là một động thái khá thú vị của Hoàng gia Đan Mạch. Bởi theo truyền thống, Nhà vua Đan Mạch sau khi lên ngôi, thường thực hiện chuyến đi công du nước ngoài đầu tiên đến thăm một nước láng giềng thuộc bán đảo Scandinavia là Thụy Điển hoặc Na Uy. Đồng thời, chuyến đi đầu tiên đó thường phải có cả Hoàng hậu đi cùng.

Thế nhưng, chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Vua Frederik lại không diễn ra như thường lệ. Nhà Vua đến thăm Ba Lan và Hoàng Hậu không đi cùng.

Tiếp truyền thống, tăng đổi mới

Theo truyền thông Đan Mạch, chuyến đi này của Vua Frederik X – người vừa lên ngôi hôm 14/1 sau khi Nữ hoàng Margrethe II, 83 tuổi bất ngờ thoái vị sau 52 năm giữ ngai vàng – là nhằm thúc đẩy các chính sách chống biến đổi khí hậu của Copenhagen, gia tăng hợp tác kinh tế và thăm hỏi những người lính Đan Mạch đang làm nhiệm vụ trong lực lượng NATO tại Ba Lan.

Quan trọng hơn, chuyến đi Ba Lan của Nhà vua được thực hiện bởi nó đã được lên kế hoạch trước khi Nữ hoàng Margrethe II nhường ngôi cho Thái tử Frederik. Giới quan sát cho rằng, bởi thế, đây chỉ là một chuyến thăm mang tính "kế thừa", tiếp nối chương trình của Nữ hoàng còn bỏ dở mà chưa phải là chuyến đi bắt đầu chương trình nghị sự chính thức của Nhà vua Frederik X. Do đó, chuyến đi Ba Lan của Nhà Vua không được coi là chuyến thăm cấp nhà nước và cũng chính vì thế, mà ông chỉ đi một mình mà không có Nữ hoàng Mary – một phụ nữ gốc Australia "sắc nước hương trời" đi cùng.

Tuy nhiên, tháp tùng Nhà vua trong chuyến công du Ba Lan vẫn là một phái đoàn cấp cao, gồm Bộ trưởng Ngoại giao Lars Lokke Rasmussen, Bộ trưởng Khí hậu, Năng lượng và Tiện ích Lars Aagaard, và Bộ trưởng Thực phẩm, Nông nghiệp và Ngư nghiệp Jacob Jensen cùng một số doanh nghiệp hùng mạnh của "xứ sở những chú lính chì".

Đến Warsaw, Nhà vua Frederik X đã được Tổng thống nước chủ nhà Andrzej Duda trải thảm đỏ chào đón với các nghi lễ dành cho Hoàng gia. Một trong những hoạt động đầu tiên của Nhà vua ngay sau khi đến Ba Lan vào chiều 31/1 là đặt hoa tại Đài Chiến sĩ vô danh, nơi tưởng niệm những người lính đã hy sinh trong Thế chiến II. Tiếp đó, Nhà vua có các cuộc gặp với Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda, gặp Chủ tịch Hạ viện và dự tiệc chiêu đãi tại Cung điện Hoàng gia ở Warsaw do Tổng thống Duda chủ trì. Trong chuyến thăm, Nhà Vua cũng đến thăm trụ sở khu vực của NATO ở Szczecin, một thành phố phía Tây Bắc Ba Lan.

Theo giới quan sát, chắc hẳn, đến Ba Lan lần này, ngoài các vấn đề về hợp tác kinh tế, chống biến đổi khí hậu mà Vua Frederik là một người rất ủng hộ, thì cuộc xung đột ở Ukraine và việc tiếp tục hỗ trợ Kiev cũng có thể được hai bên bàn thảo. Kể từ sau khi xung đột ở Ukraine bùng phát, Đan Mạch và Hà Lan chính là hai quốc gia đầu tiên gửi máy bay chiến đấu tối tân F-16 cho Ukraine và cam kết hỗ trợ mạnh mẽ cả về quân sự và tài chính cho Kiev.

TIN LIÊN QUAN
Thủ tướng tiếp lãnh đạo các tập đoàn năng lượng hàng đầu của Đan Mạch và Anh

Trong lĩnh vực kinh tế, tại Warsaw, Nhà vua Frederik X và Tổng thống Duda đã chứng kiến hai bên ký kết một số thỏa thuận, trong đó có dự án tái sử dụng nhiệt lượng tỏa ra từ tuyến tàu điện ngầm Warsaw để chuyển đổi thành năng lượng cho hệ thống sưởi ấm của thành phố. Phát biểu tại Quốc hội Ba Lan trước đó, Vua Frederik cho biết, mối quan hệ Đan Mạch – Ba Lan sẽ được tăng cường thông qua việc hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực năng lượng tái tạo trong những năm tới.

Nhà Vua khẳng định “Năng lượng tái tạo, sản xuất bền vững và công nghệ mới là cốt lõi của tầm nhìn chung giữa hai nước về tương lai, mang lại lợi ích cho một thế giới an toàn và thịnh vượng không những cho hôm nay mà còn cho các thế hệ tương lai”.

Những tuyên bố của vị vua trẻ trong lĩnh vực hợp tác năng lượng tái tạo với các nhà lãnh đạo Ba Lan là rất có cơ sở bởi Đan Mạch là một trong những quốc gia rất mạnh về phát triển năng lượng tái tạo cũng như việc thực hiện các cam kết của Copenhagen. Tại Đan Mạch, hơn 50% lượng điện năng của quốc gia được cung cấp bởi năng lượng gió và điện mặt trời trong khi nguồn năng lượng tái tạo được sử dụng rộng rãi nhất ở quốc gia Scandinavia nhỏ bé này là năng lượng sinh học.

Chuyến đi 'thừa kế' của Nhà vua Đan Mạch
Nhà vua Frederik X đã được Tổng thống nước chủ nhà Andrzej Duda trải thảm đỏ chào đón với các nghi lễ dành cho Hoàng gia.

Gây dựng hình ảnh

Giống như Vua Charles III của Anh, Vua Frederik là người luôn ủng hộ những quan điểm hiện đại, đặc biệt là về cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Vị Vua 55 tuổi của Đan Mạch luôn quan tâm đến khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và đặc biệt là các vấn đề môi trường. Vào năm 2000, Thái tử Frederik khi đó đã từng tham gia một chuyến thám hiểm kéo dài 4 tháng tới vùng Greenland và Bắc Cực, một chuyến đi mà sau này ông mô tả đã làm thay đổi vĩnh viễn quan điểm của ông về cuộc khủng hoảng khí hậu toàn cầu.

Kể từ đó đến nay, Vua Frederik đã tham dự nhiều hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế lớn. Ông được xem như gương mặt đại diện cho nỗ lực thúc đẩy năng lượng bền vững của Đan Mạch, đồng thời hỗ trợ các dự án nghiên cứu khoa học xanh, với tư cách là người bảo trợ, nhà thám hiểm hoặc thông qua quỹ từ thiện Kronprins Frederiks Fond của ông. Vua Frederik còn là một trong những tác giả của cuốn sách “Polartokt Kongelig”, xuất bản vào năm 2009, viết về những thách thức của khí hậu với lời tựa do cố Tổng thư ký Liên hợp quốc Kofi Annan viết.

Pernille Almlund, giáo sư truyền thông tại Đại học Roskilde ở Đan Mạch cho rằng, một gia đình hoàng gia hiện đại không thể tách rời khỏi các vấn đề khí hậu khi xây dựng hình ảnh trong mắt công chúng.

Và, ở khía cạnh này, có thể thấy Thái tử Frederik trước đây và Nhà vua hiện nay đang làm rất tốt nhiệm vụ xây dựng “thương hiệu” Hoàng gia trong mắt công chúng, kể cả ở trong nước và bên ngoài.

Và với những mục tiêu như thế, mặc dù chỉ là chuyến đi "thừa kế", nhưng có thể thấy rằng, chuyến thăm Ba Lan lần này của Nhà vua Đan Mạch đã đạt được mục tiêu. Thực là chuyến đi "một công đôi việc", vừa giữ được truyền thống Hoàng gia, vừa tranh thủ gây dựng hình ảnh của một vương triều mới ở Đan Mạch.

Tuyên bố chung về Đối tác chiến lược xanh giữa Chính phủ Việt Nam và Đan Mạnh

Tuyên bố chung về Đối tác chiến lược xanh giữa Chính phủ Việt Nam và Đan Mạnh

Tối 1/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội đàm trực tuyến với Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen. Ngay sau hội đàm, ...

Phó Chủ tịch nước tiếp Hội hữu nghị Đan Mạch-Việt Nam, thăm Đại sứ quán và gặp gỡ đại diện cộng đồng người Việt tại Đan Mạch

Phó Chủ tịch nước tiếp Hội hữu nghị Đan Mạch-Việt Nam, thăm Đại sứ quán và gặp gỡ đại diện cộng đồng người Việt tại Đan Mạch

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân khẳng định Nhà nước Việt Nam rất trân trọng, ghi nhận và đánh giá cao sự đóng ...

Việt Nam là đối tác quan trọng hàng đầu của Đan Mạch tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương

Việt Nam là đối tác quan trọng hàng đầu của Đan Mạch tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương

Hội kiến Chủ tịch Quốc hội Đan Mạch Soren Gade, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân khẳng định, Việt Nam luôn coi trọng ...

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân hội kiến Thái tử kế vị Đan Mạch Frederik

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân hội kiến Thái tử kế vị Đan Mạch Frederik

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân mong muốn Hoàng gia và Chính phủ Đan Mạch sẽ tiếp tục ủng hộ Việt Nam hiện ...

Làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hữu nghị và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam với Đan Mạch và Na Uy

Làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hữu nghị và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam với Đan Mạch và Na Uy

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm chính thức Đan Mạch và Na Uy từ ngày 20-25/11, theo lời mời của Thủ tướng ...

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Chủ Nhật 5/5/2024: Kim Ngưu tình duyên khởi sắc

Tử vi 12 cung hoàng đạo Chủ Nhật 5/5/2024: Kim Ngưu tình duyên khởi sắc

Tử vi hôm nay 5/5/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam - XSMN 4/5 - SXMN 4/5/2024 - kết quả xổ số hôm nay 4/5

Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam - XSMN 4/5 - SXMN 4/5/2024 - kết quả xổ số hôm nay 4/5

XSMN 4/5 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 4/5/2023. kết quả xổ số ngày 4 tháng 5. xổ số hôm nay 4/5. SXMN 4/5. XSMN ...
Cập nhật bảng giá xe hãng Mitsubishi mới nhất tháng 5/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng Mitsubishi mới nhất tháng 5/2024

Bảng giá xe hãng Mitsubishi của các dòng Attrage 2021, Triton 2021, Outlander 2021, Xpander 2021, Xpander 2022, Pajero Sport 2023, Outlander 2022, Xpander 2023 và XForce 2024 sẽ được ...
Giá cà phê hôm nay 4/5/2024: Giá cà phê 'rớt khủng khiếp', cơ hội bán giá cao trên sàn đã qua?

Giá cà phê hôm nay 4/5/2024: Giá cà phê 'rớt khủng khiếp', cơ hội bán giá cao trên sàn đã qua?

Giá cà phê hôm nay 4/5/2024: Giá cà phê 'rớt khủng khiếp', cơ hội bán giá cao trên sàn đã qua?
Nhật Bản ủng hộ các sáng kiến và ưu tiên mà Việt Nam đề xuất nhằm thúc đẩy hợp tác với OECD

Nhật Bản ủng hộ các sáng kiến và ưu tiên mà Việt Nam đề xuất nhằm thúc đẩy hợp tác với OECD

Nhật Bản ủng hộ đề xuất tham gia các Uỷ ban và tranh thủ nguồn lực của OECD phục vụ việc xây dựng các chính sách phát triển kinh tế ...
OECD: Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp Đồng Bộ trưởng Thương mại và Sản xuất Australia Tim Ayres

OECD: Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp Đồng Bộ trưởng Thương mại và Sản xuất Australia Tim Ayres

Bộ trưởng Tim Ayres đánh giá cao sự phối hợp chặt chẽ giữa hai nước trên cương vị Đồng Chủ tịch Chương trình Đông Nam Á (SEARP) của OECD (2022-2025)...
Tấn công hơn 150 cuộc từ khi xung đột Israel-Hamas nổ ra, Houthi chưa dừng, đe dọa bước leo thang ngay lập tức

Tấn công hơn 150 cuộc từ khi xung đột Israel-Hamas nổ ra, Houthi chưa dừng, đe dọa bước leo thang ngay lập tức

Lực lượng Houthi đe dọa sẽ mở rộng các cuộc tấn công nhằm vào các tàu đi đến các cảng của Israel từ Địa Trung Hải.
Nhật Bản-Philippines nỗ lực đạt thỏa thuận quốc phòng vì... Trung Quốc

Nhật Bản-Philippines nỗ lực đạt thỏa thuận quốc phòng vì... Trung Quốc

Nhật Bản và Philippines nhất trí nỗ lực đạt thỏa thuận tiếp cận đối ứng nhằm tăng cường hợp tác an ninh.
Ngày càng lo về quan hệ Nga-Triều Tiên, Mỹ cùng đồng minh sắp dùng đến thứ vũ khí này

Ngày càng lo về quan hệ Nga-Triều Tiên, Mỹ cùng đồng minh sắp dùng đến thứ vũ khí này

Mỹ sẽ tiếp tục áp đặt các biện pháp trừng phạt những đối tượng hợp tác hòng thúc đẩy việc chuyển giao vũ khí và dầu tinh chế giữa Nga-Triều Tiên.
Thụy Sỹ-Ukraine rần rần hướng tới hội nghị hòa bình, Nga tuyên bố sẵn sàng chấp nhận đề xuất 'nghiêm túc', cảnh báo cứng rắn về Crimea

Thụy Sỹ-Ukraine rần rần hướng tới hội nghị hòa bình, Nga tuyên bố sẵn sàng chấp nhận đề xuất 'nghiêm túc', cảnh báo cứng rắn về Crimea

Nga tuyên bố sẽ không tham dự hội nghị hòa bình về Ukraine được tổ chức tại Thụy Sỹ vào tháng 6 tới và kêu gọi các nước làm điều tương tự.
Mỹ-Saudi Arabia tập trận chung

Mỹ-Saudi Arabia tập trận chung

Cuộc tập trận chung Mỹ-Saudi Arabia có mục đích tăng cường khả năng xử l‎ý các mối đe dọa nguy hiểm hóa học, sinh học, phóng xạ và hạt nhân.
Xung đột ở Dải Gaza: Israel dùng Rafah để ra 'tối hậu thư' cho Hamas, LHQ cảnh báo thảm họa

Xung đột ở Dải Gaza: Israel dùng Rafah để ra 'tối hậu thư' cho Hamas, LHQ cảnh báo thảm họa

Israel cho Hamas một tuần để đồng ý về thỏa thuận giải quyết vấn đề con tin, nếu không sẽ tiến hành cuộc tấn công vào thành phố Rafah tại Gaza.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chuyến thăm Pháp, Hungary và Serbia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng 5 được cho là sẽ tạo động lực cho quan hệ Trung Quốc-châu Âu.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Phiên bản di động