Chuyển đổi kinh tế-sinh thái, xã hội theo mô hình sinh thái bền vững ở Việt Nam

Minh Khuê
Biến đổi khí hậu đang đặt ra nhiều thách thức lớn, đòi hỏi Việt Nam cần sớm triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để đạt các mục tiêu phát triển quan trọng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Việt Nam còn nhiều dư địa để phát triển tăng trưởng xanh. (Nguồn: Báo Chính phủ)
Việt Nam còn nhiều dư địa để phát triển tăng trưởng xanh. (Nguồn: Báo Chính phủ)

Thách thức của thời đại

Theo Báo cáo Phát triển Con người 2020 của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), loài người đang gây bất ổn cho các hệ thống trên Trái đất. Sự căng thẳng của các hệ thống sinh thái phản ánh bất ổn trong các hệ thống xã hội.
Sự mất cân bằng của hệ thống này làm trầm trọng thêm sự mất cân bằng của các hệ thống khác, tạo ra thách thức to lớn cho con người và sự sống trên Trái đất. Biến đổi khí hậu, với tầm ảnh hưởng toàn cầu, chắc chắn là thách thức như thế.

Việt Nam không phải là ngoại lệ. Mảnh đất hình chữ S đã, đang và sẽ chịu tác động nặng nề từ biến đổi khí hậu. Hạ tầng đô thị, chất lượng cuộc sống của hàng triệu người dân, đặc biệt là tại vùng duyên hải, trở nên dễ bị tổn thương hơn bao giờ hết trước hàng loạt thiên tai, bão lũ và tình trạng nước biển dâng.

Biến đổi khí hậu là thách thức toàn cầu và vì thế, đòi hỏi một giải pháp toàn cầu, với sự chung tay của tất cả các nước. Tuy nhiên, các quốc gia cần xây dựng cho mình một kế hoạch tăng trưởng khoa học, chú trọng giảm thiểu tác động của đô thị hóa tới hệ sinh thái, khí hậu và môi trường hiện nay.

Trong bối cảnh đó, “phát triển bền vững” đã trở thành từ khóa được đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, phát triển ra sao để bền vững là nhiệm vụ không dễ dàng.

Trong bối cảnh đó, chuyển đổi sinh thái-xã hội là khía cạnh không thể tách rời để đạt được sự phát triển bền vững. Lý thuyết về sinh thái-xã hội đã được phát triển để tạo ra tri thức kết nối xã hội và tự nhiên, từ đó làm cơ sở để con người có thể xây dựng khung lý thuyết cho sự phát triển hài hoà giữa tự nhiên và xã hội. Chuyển đổi sinh thái-xã hội là cách tiếp cận phát triển mới, trong đó có sự dịch chuyển của hệ thống xã hội, vốn có sự tách biệt tương đối với hệ thống tự nhiên, sang một hệ thống tích hợp hài hoà các yếu tố tự nhiên và xã hội.

(12.16) Sơ đồ về phát triển bền vững của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO). (Nguồn: Zing)
Sơ đồ về phát triển bền vững của Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO). (Nguồn: Zing)

Chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam

Tại Việt Nam, từ Đại hội VIII (năm 1996), Đảng Cộng sản Việt Nam đã bắt đầu đặt ra mục tiêu cho chiến lược xây dựng và phát triển nền kinh tế-xã hội theo hướng “tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả cao và bền vững đi đôi với giải quyết những vấn đề bức xúc về xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng, cải thiện đời sống của nhân dân…”. Quan điểm phát triển kinh tế-xã hội theo hướng bền vững của Việt Nam đã được khẳng định tại văn kiện Đại hội lần thứ IX, X, XI, đặc biệt trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020: “Phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong Chiến lược”.

Tại Đại hội Đảng lần thứ XII, quan điểm xây dựng và phát triển nền kinh tế-xã hội theo mô hình sinh thái bền vững một lẫn nữa được Đảng cụ thể hóa bằng chiến lược “đổi mới mô hình tăng trưởng”. Theo đó, “mô hình tăng trưởng trong thời gian tới kết hợp có hiệu quả phát triển chiều rộng với chiều sâu, chú trọng phát triển chiều sâu, nâng cao chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh trên cơ sở nâng cao năng suất lao động, tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học-công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát huy lợi thế so sánh và chủ động hội nhập quốc tế, phát triển nhanh và bền vững; giải quyết hài hoà giữa mục tiêu trước mắt và lâu dài; giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, thân thiện với môi trường, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân”.

Trước đó, đứng trước những cơ hội và thách thức để phát triển nền kinh tế Việt Nam theo hướng bền vững, ngay từ giữa những năm 2000, Đảng và Nhà nước đã đặt ra chiến lược “Phát triển bền vững quốc gia”. Đến năm 2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020 tại Quyết định số 432/QĐ-TTg, ngày 12/4/2012. Chiến lược này đã xác định các quan điểm, mục tiêu, định hướng ưu tiên phát triển trong 10 năm tiếp theo, các nhóm giải pháp và các chỉ tiêu phát triển bền vững để giám sát, đánh giá quá trình phát triển bền vững của đất nước.

Những phân tích trên đây cho thấy việc Đảng và Nhà nước lựa chọn mô hình phát triển bền vững đối với kinh tế-xã hội Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là tất yếu và hoàn toàn cấp thiết.

Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, bên cạnh những thành tựu quan trọng, quá trình phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam thời gian qua đã và đang đối mặt với nhiều thách thức. Đặc biệt, trong phát triển kinh tế, hạn chế về khoa học, công nghệ cùng với chất lượng đội ngũ lao động chưa được cải thiện khiến trình độ của nền sản xuất của Việt Nam hiện nay về cơ bản vẫn còn lạc hậu và kém bền vững.

Điều này thể hiện rõ trong sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, Việt Nam là một trong những quốc gia có lợi thế về ngành này, song về căn bản lại chưa tận dụng được thế mạnh của mình. Lực lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp tương đối đông (chiếm 41,9% lực lượng lao động cả nước năm 2016), nhưng trình độ lao động hạn chế, kỹ thuật lạc hậu dẫn đến năng suất lao động thấp. Do đó, đóng góp của lĩnh vực nông nghiệp vào sự tăng trưởng chung của nền kinh tế đất nước còn khiêm tốn và thiếu bền vững. Năm 2016, mức tăng của ngành nông nghiệp Việt Nam là 1,36%, thấp hơn nhiều so với năm 2011. Tỷ trọng đóng góp của ngành nông nghiệp chỉ chiếm 16,32% trong cơ cấu chung của nền kinh tế.

Đáng ngại hơn, ảnh hưởng kép của biến đổi khí hậu và đại dịch Covid-19 vừa qua đã gây ra nhiều tác động tiêu cực đối với sản xuất nông nghiệp đối với Việt Nam và các nước Đông Nam Á (trừ Singapore và Brunei). Trong bối cảnh đó, ngành này cần có điều chỉnh kịp thời, song phải phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, sinh thái từng quốc gia và địa phương.

Ở chiều ngược lại, sản xuất công nghiệp và dịch vụ đã đóng góp quan trọng cho quá trình phát triển của Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế, tăng trưởng của nền kinh tế thời gian qua chủ yếu vẫn dựa vào hoạt động khai thác, xuất khẩu tài nguyên thô. Trong khi đó, các ngành kinh tế công nghiệp có tính bền vững cao như dịch vụ về tài chính, vận tải, du lịch, công nghệ thông tin… tuy có bước phát triển, nhưng chưa thật vững chắc.

Theem vào đó, vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay đang đối diện với nhiều nguy cơ, thách thức. Hiểu biết còn hạn chế cùng với hệ thống luật pháp, nhất là luật pháp về môi trường còn nhiều bất cập, đã góp phần dẫn đến các phương thức sản xuất, lối sống ít thân thiện với môi trường. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến cho công tác bảo vệ môi trường ở mảnh đất hình chữ S vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Biến đổi khí hậu là thách thức toàn cầu và vì thế, đòi hỏi một giải pháp toàn cầu, với sự chung tay của tất cả các nước. Tuy nhiên, các quốc gia cũng cần xây dựng kế hoạch tăng trưởng khoa học, chú trọng giảm thiểu tác động của đô thị hóa tới hệ sinh thái, khí hậu và môi trường hiện nay.

Bốn giải pháp đồng bộ

Tất cả hạn chế, thách thức nêu trên cho thấy để đạt các mục tiêu cơ bản trong chiến lược xây dựng và phát triển nền kinh tế-xã hội theo mô hình sinh thái bền vững, Việt Nam cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

Đầu tiên, tiếp tục đẩy nhanh “Chiến lược tăng trưởng xanh” ở Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế. Muốn vậy, cần tái cấu trúc nền kinh tế và hoàn thiện thể chế theo hướng khuyến khích các ngành kinh tế sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên với giá trị gia tăng cao, hạn chế và tiến tới xóa bỏ các ngành sử dụng lãng phí tài nguyên và gây ô nhiễm mô trường. Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng và cập nhật rộng rãi công nghệ hiện đại trong nước và trên thế giới để sử dụng có hiệu quả tài nguyên, thân thiện với môi trường.

Cần tăng cường công tác tuyên truyền, khuyến khích vai trò của các thành phần kinh tế và người dân tham gia tích cực vào việc xây dựng nền kinh tế xanh mọi lúc, mọi nơi. Song song với đó là hoàn thiện hệ thống chính sách và pháp luật cần tích cực xây dựng bộ máy quản lý nhà nước phù hợp để quản lý và vận hành nền kinh tế xanh trên tất cả các lĩnh vực.

Thứ hai, đẩy mạnh chiến lược quản lý và bảo vệ môi trường một cách bền vững ở Việt Nam hiện nay. Trước mắt, cần tập trung kiểm soát việc xả thải của các dự án phát sinh lượng nước lớn ra môi trường; các loại hình sản xuất ô nhiễm môi trường như luyện thép, khai thác khoáng sản, nhiệt điện, sản xuất giấy, dệt nhuộm…; cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, cơ sở sản xuất có công nghệ lạc hậu. Tuyên truyền, nâng cao ý thức cho người dân về vai trò và ý thức bảo vệ môi trường. Về lâu dài, cần hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường để đảm bảo cho phát triển một nền kinh tế-xã hội theo mô hình sinh thái bền vững.

Thứ ba, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa nhằm đáp ứng yêu cầu cho phát triển nền kinh tế-xã hội ở Việt Nam hiện nay theo mô hình sinh thái bền vững. Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng với hệ thống chính trị theo hướng một mặt vừa tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị nhưng mặt khác, tạo ra cơ chế dân chủ để đảm bảo hệ thống chính trị hoạt động hiệu quả.

Thứ tư, tiếp tục đổi mới và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa theo hướng đề cao vai trò và địa vị pháp lý của các thành phần kinh tế. Đổi mới hoạt động quản lý của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo hướng tiết dụng, chuyên nghiệp và dân chủ.

Về lâu dài, nhà nước cần tạo ra một hệ thống cơ chế, chính sách và pháp luật phù hợp nhằm khai thác và phát huy tối đa hiệu quả sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế, cùng hướng đến mục tiêu chung xây dựng và phát triển thành công nền kinh tế-xã hội theo mô hình sinh thái bền vững.

EU kêu gọi COP27 kiên định với mục tiêu 1,5 độ C

EU kêu gọi COP27 kiên định với mục tiêu 1,5 độ C

Quan chức Liên minh châu Âu (EU) về khí hậu cho rằng COP27 cần duy trì mục tiêu về hạn chế sự nóng lên toàn ...

Mỹ kêu gọi Trung Quốc 'chung tay hành động' chống biến đổi khí hậu

Mỹ kêu gọi Trung Quốc 'chung tay hành động' chống biến đổi khí hậu

Ngày 20/11, Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về biến đổi khí hậu John Kerry đã kêu gọi Bắc Kinh hợp tác cùng Washington ...

Liên minh Rừng ngập mặn vì khí hậu

Liên minh Rừng ngập mặn vì khí hậu

Liên minh Rừng ngập mặn vì khí hậu (Mangrove Alliance for Climate) vừa được thành lập tại Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của ...

Liên minh Nghị viện Pháp ngữ thúc đẩy hợp tác ứng phó với biến đổi khí hậu và dịch bệnh

Liên minh Nghị viện Pháp ngữ thúc đẩy hợp tác ứng phó với biến đổi khí hậu và dịch bệnh

Hội nghị lần thứ 10 vùng châu Á-Thái Bình Dương trong Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF) do Quốc hội Việt Nam đăng cai ...

Thiết lập JETP thể hiện cam kết về chống biến đổi khí hậu của Việt Nam

Thiết lập JETP thể hiện cam kết về chống biến đổi khí hậu của Việt Nam

Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết tuyên bố chính trị về JETP khẳng định cam kết mạnh mẽ, nhất quán và nỗ lực ...

Bài viết cùng chủ đề

Biến đổi khí hậu

Xem nhiều

Đọc thêm

Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân chủ trì lễ đón chính thức Tổng thống Bulgaria và Phu nhân

Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân chủ trì lễ đón chính thức Tổng thống Bulgaria và Phu nhân

Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân Nguyễn Thị Minh Nguyệt chủ trì Lễ đón chính thức Tổng thống Rumen Radev và Phu nhân.
Báo động tình trạng lạm dụng kháng sinh gia tăng trên toàn cầu

Báo động tình trạng lạm dụng kháng sinh gia tăng trên toàn cầu

Các chuyên gia dự báo mức tiêu thụ kháng sinh toàn cầu có thể tăng lên 75,1 tỷ liều hàng ngày vào năm 2030, tương đương mức tăng 52,3%.
Cựu Hoa khôi bóng chuyền Kim Huệ và những môn thể thao đam mê sau giải nghệ

Cựu Hoa khôi bóng chuyền Kim Huệ và những môn thể thao đam mê sau giải nghệ

Sau ly hôn, cựu Hoa khôi bóng chuyền Phạm Thị Kim Huệ sống cùng con gái, hiện cô làm HLV phó của CLB Vietinbank.
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 26/11/2024, Lịch vạn niên ngày 26 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 26/11/2024, Lịch vạn niên ngày 26 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 26/11. Lịch âm 26/11/2024? Âm lịch hôm nay 26/11. Lịch vạn niên 26/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 26/11/2024: Tuổi Thân tài lộc vượng phát

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 26/11/2024: Tuổi Thân tài lộc vượng phát

Xem tử vi 26/11 - tử vi 12 con giáp hôm nay 26/11/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Harry Kane phá kỷ lục ghi bàn 'nhanh như chợp' của Erling Haaland

Harry Kane phá kỷ lục ghi bàn 'nhanh như chợp' của Erling Haaland

Lập hat-trick ở trận Bayern Munich thắng Augsburg, vòng 11 Bundesliga, Harry Kane xô đổ một kỷ lục ghi bàn tại giải VĐQG Đức của Erling Haaland.
Hành động vì bình đẳng giới

Hành động vì bình đẳng giới

Cần nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, tác động vào nhận thức về bình đẳng giới của mọi người.
Mỹ đón hơn 1,1 triệu sinh viên quốc tế, dẫn đầu không còn là Trung Quốc

Mỹ đón hơn 1,1 triệu sinh viên quốc tế, dẫn đầu không còn là Trung Quốc

Ấn Độ vượt qua Trung Quốc, đứng đầu danh sách những nước có số lượng du học sinh đông đảo nhất tại Mỹ với 331.602 sinh viên trong năm học 2023-2024.
Ấn Độ lần đầu tiên vượt Trung Quốc về số lượng du học sinh tại Mỹ

Ấn Độ lần đầu tiên vượt Trung Quốc về số lượng du học sinh tại Mỹ

Tờ Global Times dẫn kết quả khảo sát của IIE cho biết, số lượng sinh viên Ấn Độ tại Mỹ đã vượt qua Trung Quốc lần đầu tiên trong 15 năm qua.
Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ vươn ra Đông Nam Á: Lan tỏa tri thức, phát triển văn hoá đọc tại nước bạn Lào

Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ vươn ra Đông Nam Á: Lan tỏa tri thức, phát triển văn hoá đọc tại nước bạn Lào

Chương trình Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ, tổ chức lễ trao tặng sách cho trường tiểu học ở Lào.
Luật Thủ đô (sửa đổi) nâng tầm giáo dục Hà Nội

Luật Thủ đô (sửa đổi) nâng tầm giáo dục Hà Nội

Baoquocte.vn. Theo nhiều chuyên gia, Luật Thủ đô (sửa đổi) góp phần đưa Hà Nội thành trung tâm lớn về giáo dục, đào tạo chất lượng cao.
Thêm nhiều điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng học bạ

Thêm nhiều điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng học bạ

Dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non.
Hướng dẫn đăng ký kiểm tra phục hồi điểm giấy phép lái xe từ năm 2025

Hướng dẫn đăng ký kiểm tra phục hồi điểm giấy phép lái xe từ năm 2025

Từ năm 2025, người có giấy phép lái xe bị trừ hết 12 điểm thì phải tham gia kiểm tra phục hồi điểm giấy phép lái xe nếu muốn tiếp tục lái xe.
Bão Bert gây mưa lớn, gió mạnh, tuyết rơi dày, nhiều thiệt hại tại Anh và Ireland

Bão Bert gây mưa lớn, gió mạnh, tuyết rơi dày, nhiều thiệt hại tại Anh và Ireland

Bão Bert gây tuyết dày, mưa lớn, gió mạnh tại Anh và CH Ireland, khiến nhiều đường sá ngập và hàng chục nghìn người dân rơi vào cảnh mất điện.
Dịch sốt xuất huyết vẫn diễn biến phức tạp, không nên lơ là, chủ quan

Dịch sốt xuất huyết vẫn diễn biến phức tạp, không nên lơ là, chủ quan

Từ tháng 9 đến tháng 11 được coi là thời điểm 'nóng' của dịch bệnh sốt xuất huyết khi thời tiết bắt đầu trở lạnh, mưa nhiều, muỗi vằn sinh sôi, phát triển.
'Sức mạnh Nhân đạo' 2024: Hỗ trợ 1,2 triệu người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn đón Tết trọn vẹn

'Sức mạnh Nhân đạo' 2024: Hỗ trợ 1,2 triệu người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn đón Tết trọn vẹn

Ngày 23/11, tại Hà Nội, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tổ chức Chương trình 'Sức mạnh Nhân đạo' 2024.
Giải thưởng Khuê Văn Các lần thứ I vinh danh 9 nhà khoa học trẻ tiêu biểu

Giải thưởng Khuê Văn Các lần thứ I vinh danh 9 nhà khoa học trẻ tiêu biểu

Tối 22/11 đã diễn ra lễ trao Giải thưởng Khuê Văn Các lần thứ I, năm 2024, dành cho các nhà khoa học trẻ Việt Nam trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân ...
Dịch vụ công mang lại môi trường minh bạch, hướng tới mục tiêu công bằng, bền vững

Dịch vụ công mang lại môi trường minh bạch, hướng tới mục tiêu công bằng, bền vững

Dịch vụ công mang lại môi trường minh bạch, hướng đến mục tiêu công bằng, văn minh và mang tính cộng đồng.
Báo động tình trạng lạm dụng kháng sinh gia tăng trên toàn cầu

Báo động tình trạng lạm dụng kháng sinh gia tăng trên toàn cầu

Các chuyên gia dự báo mức tiêu thụ kháng sinh toàn cầu có thể tăng lên 75,1 tỷ liều hàng ngày vào năm 2030, tương đương mức tăng 52,3%.
TPHCM: Cảnh báo tăng ca mắc sốt xuất huyết

TPHCM: Cảnh báo tăng ca mắc sốt xuất huyết

Tính đến tuần 46 của năm 2024, TP.HCM đã ghi nhận hơn 12.000 ca mắc sốt xuất huyết, trở thành địa phương có số ca mắc bệnh cao nhất khu vực phía Nam.
Một số nguyên tắc cơ bản trong quá trình giảm mỡ nội tạng

Một số nguyên tắc cơ bản trong quá trình giảm mỡ nội tạng

Bác sĩ chuyên về béo phì Li Tangyue (Trung Quốc), cho biết để loại bỏ mỡ nội tạng cần giảm lượng đường nạp vào, tăng chất xơ hòa tan và protein.
Vì sao trời lạnh dễ bị đau nhức xương khớp? Những cách giúp giảm đau tại nhà hiệu quả

Vì sao trời lạnh dễ bị đau nhức xương khớp? Những cách giúp giảm đau tại nhà hiệu quả

PGS.TS.BS. Nguyễn Thị Kim Liên cho biết, cơn đau nhức xương khớp có thể xuất hiện nhiều hơn khi trời lạnh và đưa ra tư vấn cách giúp giảm đau.
Dự án y tế AI giảm gánh nặng chữa bệnh cho cư dân bản địa Australia

Dự án y tế AI giảm gánh nặng chữa bệnh cho cư dân bản địa Australia

Dự án y tế Healthy Connections nhằm giải quyết những thách thức trong việc tiếp cận dịch vụ y tế cơ bản của cư dân vùng hẻo lánh ở phía Tây Australia.
Phát động chiến dịch chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết năm thứ 14

Phát động chiến dịch chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết năm thứ 14

Chiến dịch 'JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết' nhằm tuyên truyền phòng chống bệnh sốt xuất huyết trên toàn quốc vừa được phát động.
Phiên bản di động