TIN LIÊN QUAN | |
Nửa triệu người follow cặp đôi “chó-mèo” đi khắp thế giới | |
Nam Phi: Chú mèo con có hai khuôn mặt, 3 mắt |
Trong các nền văn hóa, con mèo mang ý nghĩa biểu tượng rất khác nhau, từ tốt lành đến ác độc - có lẽ do tính cách và thái độ mèo vừa dịu dàng quấn quít, vừa vờ vĩnh cào cắn.
Điểm qua vài nét về mèo trong một số nền văn hóa phương Tây thấy cũng có một số điểm giống ta, nhất là về văn hóa dân gian. Trong ngôn ngữ Đức, có những từ ngữ và tục ngữ về mèo như: giả dối như mèo; như mèo vờn chuột; thỏa thuận với nhau như chó với mèo; mất công cho mèo (mất công toi); thả mèo ra khỏi bị (lộ bí mật); mấy đời mèo chịu bỏ chuột (khó đổi tính bẩm sinh); đêm tối mèo nào cũng xám; vắng mèo chuột tha hồ nhảy múa; mèo uốn lưng tròn (quỵ lụy).
Mèo là loài động vật gần gũi với con người nhất. |
Nhiều ý trên đây cũng có trong tiếng Pháp, tiếng Anh. Tiếng Pháp ngoài ra có một số từ ngữ và tục ngữ khác về mèo như: Chớ đánh thức mèo đang ngủ (đừng dại chuốc lấy khó khăn nguy hiểm); mèo bị bỏng sợ nước lạnh (bị một vố nên quá thận trọng); mèo hay, chuột cũng chẳng vừa (vỏ quýt dày, móng tay nhọn); viết như mèo (chữ xấu),... gọi mèo là mèo (nói thẳng thừng, không dè dặt); người ta ví tham ăn, mơn trớn, âu yếm, thích vuốt ve như mèo. Con mèo đi hia là một truyện cổ tích Pháp nổi tiếng. Trong văn học Pháp thế kỉ XX, tiểu thuyết Con mèo cái của nhà văn nữ Colette rất hay: hai vợ chồng trẻ mới cưới, con nhà giàu, đến ở nhà mới. Cô vợ ghen với con mèo cái được chồng sủng ái, đẩy nó từ tầng 8 xuống khi chồng đi vắng. Nhưng nó vướng vào một cái mành ở tầng 3 nên không chết. Chồng khám phá ra vụ mưu sát, mối tình không còn nữa. Ngoài những điểm giống tiếng Pháp và tiếng Đức, tiếng Anh cũng có những từ ngữ và tục ngữ khác như: Cho mình là râu mèo (cực giỏi, cực tốt); mèo có thể nhìn thẳng mặt nhà vua (đường hoàng); đánh nhau như những con mèo kilkenny (đấu đến chết); đem chuông buộc cổ mèo; mưa mèo mưa chó (mưa to); nhìn xem mèo nhảy hướng nào (xét tình thế rồi mới quyết định). Trong văn học Mỹ, truyện Con mèo đen của Edgar Poe nổi tiếng: một người chồng sau khi giết vợ bị ám ảnh bởi con mèo đen, day dứt và tự thú. Trong văn hóa dân gian phương Tây, mèo đen thường gắn với ma quỷ, phù thủy.
Giờ xin chuyển sang chuyện mèo thời hiện đại:
Ai nuôi mèo cũng thấy có lúc mèo đến cọ đầu vào chân chủ. Đó là, do tác động của một chất nội tiết tố (hormone) gọi là phéromone có tác dụng điều chỉnh một số ứng xử của loài vật, thí dụ ứng xử tình dục... Cũng có khi mèo cào lia lịa, đái bậy, kêu gào thảm thiết. Để chấm dứt stress ấy, người ta bơm cho mèo chất phéromone bằng một máy cắm vào điện được chế ra ở Hà Lan.
Lại một chuyện nữa khá giật gân về dùng mèo làm gián điệp (theo báo Anh Daily Telegraph kể). Trong những năm 60 của thế kỉ 20, CIA của Mỹ đã thử biến mèo thành bộ máy nghe và ghi âm để dò những điều tuyệt mật của Liên Xô. Thế là con mèo “Kitty nghe âm” đã bị mổ bụng để đút vào máy thu và phát cùng pin. Đuôi sử dụng làm ăng-ten. Với nhiệm vụ nghe trộm các cuộc nói chuyện, mèo được đặt lên bục cửa sổ, ghế dài công viên hay trong các thùng rác.
Cuộc thí nghiệm đầu tiên tốn mất trên mười triệu bảng Anh và thất bại thảm hại. Một cựu nhân viên CIA là Marchette kể lại là tới một công viên, đưa mèo ra khỏi xe tải nhỏ thì mèo bị một xe tắc-xi đi qua chẹt chết. Thế là toi công chuẩn bị trong năm năm. Và hồ sơ đã được khép lại. Năm 1966, khi thí nghiệm mèo Kitty thì ở Anh cũng phát hành một bộ phim sử dụng chó mắc máy thu thanh để do thám Nga.
Thượng đế hẳn cũng không biết con người sẽ sử dụng con vật vào những việc gì nữa.
Trăn dài 3m táo tợn lẻn vào nhà để... săn mèo Khi đang chuẩn bị đi ngủ, cô Kesinee Jittakit (53 tuổi) ở tỉnh Chachoengsao, Thái Lan đã nghe thấy tiếng động lạ. Jittakit đã vô ... |
Tranh sơn mài “Mèo vờn nhau” đạt giá kỷ lục Bức tranh sơn mài Mèo vờn nhau của danh họa Nguyễn Sáng được nhiều nhà đâu tư quan tâm trả giá và đạt mức giá cuối ... |
“Mèo chuột túi” và nghị lực sinh tồn Một chú mèo ở Thái Lan đã trở nên nổi tiếng vì nghị lực sinh tồn sau một vụ tai nạn khủng khiếp. |