Chuyên gia Australia giải đáp thắc mắc về vaccine Pfizer và AstraZeneca

Vân Hà
Các nhà chức trách Australia đã so sánh hai loại vaccine Pfizer và AstraZeneca, giải đáp những thắc mắc phổ biến, đồng thời đưa ra một số khuyến cáo.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Nên tiêm vaccine Pfizer hay AstraZeneca là câu hỏi được nhiều người Australia đặt ra?
Nên tiêm vaccine Pfizer hay AstraZeneca để phòng dịch Covid-19 là câu hỏi được nhiều người Australia đặt ra?

Độ tuổi được tiêm chủng, sự khác biệt giữa hai loại vaccine Pfizer và AstraZeneca, là hai trong số những vấn đề mà nhiều người trên thế giới quan tâm nhất.

Các thắc mắc này đã được giải đáp bởi chuyên gia tiêm chủng, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nick Wood đến từ Đại học Sydney (Australia).

Cơ chế khác biệt

Mục tiêu chung của cả hai loại vaccine khi được đưa vào cơ thể là kích hoạt cơ chế tạo ra kháng thể chống lại Covid-19.

Để đạt được điều đó, cả hai loại vaccine trên đều sử dụng công nghệ di truyền để kích hoạt phản ứng. Trong khi AstraZeneca dùng một mã DNA, thì Pfizer dùng một mã mRNA, cả hai mã đều tạo ra một loại protein. Sự khác biệt ở đây là cách chúng đưa các loại mã này vào trong cơ thể.

Pfizer đặt mã vào bên trong một thứ được ví như "bong bóng xà phòng", khi mã nằm trong bong bóng đó, nó sẽ dễ dàng trượt vào bên trong tế bào.

AstraZeneca đặt mã di truyền bên trong phiên bản suy yếu của virus adeno (virus cúm gây bệnh ở tinh tinh), sau đó để virus này lây nhiễm cho tế bào bên trong cơ thể. Một khi virus adeno xâm nhập vào bên trong tế bào, nó cung cấp mã cho tế bào đó nhằm kích hoạt phản ứng của hệ miễn dịch.

Khuyến nghị về độ tuổi tiêm vaccine

Khi vaccine được đưa ra thị trường, nhà sản xuất sẽ đưa ra giới hạn độ tuổi thấp nhất có thể sử dụng vaccine.

Đối với Pfizer là 16 tuổi và AstraZeneca là 18 tuổi, sau khi cân nhắc vấn đề đông máu.

Đông máu là phản ứng phụ hiếm gặp với riêng vaccine AstraZeneca và đây cũng là câu chuyện đáng lưu tâm đối với những người trẻ tuổi. Các ca gặp vấn đề đông máu thường ở nhóm tuổi từ 30 đến 40.

Trong khi đó, vaccine Pfizer thường được ưu tiên tiêm cho những người dưới 60 tuổi.

Nhiều quốc gia cũng có những giới hạn tương tự về độ tuổi tiêm chủng với hai loại vaccine này.

Nguy cơ đông máu là gì?

Đông máu là một rủi ro rất nhỏ khi tiêm vaccine AstraZeneca, hơn nữa rủi ro này càng giảm đối với những người lớn tuổi.

Nếu bạn quá lo lắng về rủi ro này thì lựa chọn duy nhất của bạn là đợi cho đến khi vaccine Pfizer trở nên phổ biến và dễ tiếp cận hơn. Tuy nhiên, trong khi chờ đợi, bạn hoàn toàn có nguy cơ nhiễm Covid-19 với tình trạng nặng.

Nếu bạn là người sống ở vùng nông thôn hay trong một trang trại và hiếm khi gặp ai, bạn có thể chờ đợi. Còn nếu bạn 70 tuổi, sinh sống và làm việc trong cộng đồng ở thành phố đông đúc, nơi đang có dịch, bạn nên tiêm vacccine Covid-19, bất kể đó là loại gì.

Chúng ta cần cân nhắc lợi hại, thiệt hơn giữa nguy cơ đông máu và nguy cơ nhiễm Covid-19.

Mới đây Nhóm Cố vấn Kỹ thuật Tiêm chủng của Australia (ATAGI) khuyến nghị những người lớn dưới 60 tuổi, những người không được tiếp cận ngay với vaccine Pfizer nên đánh giá lại những lợi ích đối với họ khi được tiêm vaccine AstraZeneca, so với nguy cơ về những tác dụng phụ nghiêm trọng rất hiếm gặp”.

Đông máu có thể dẫn đến tử vong không?

Có, nhưng tỷ lệ rất thấp. Các nhà khoa học đã xác định có mối liên hệ giữa vaccine AstraZeneca và một tác dụng phụ rất hiếm gặp, nghiêm trọng được gọi là chứng nghẽn mạch kết hợp với giảm tiểu cầu.

Khả năng tác dụng phụ này xảy ra rất thấp, có thể xảy ra ở khoảng 4-6 người trong hàng triệu người tiêm chủng.

Tỷ lệ tử vong đối với các trường hợp đông máu là 5%. Các ca tử vong là do cục máu đông xuất hiện trong đầu. Nếu được khám và chẩn đoán sớm thì hoàn toàn có thể qua khỏi. Trên thực tế đã có một số người được điều trị thành công.

Tác dụng phụ khi tiêm vaccine Pfizer là gì?

Pfizer gây ra một số tác dụng phụ bao gồm sốt, nhức đầu, mệt mỏi trong vài giờ đầu tiên sau tiêm.

Có một số ít trường hợp, phổ biến hơn ở nam giới, bị viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim. Xác suất xảy ra là khoảng 1/40.000-50.000 và có thể xuất hiện trong vài ngày hoặc vài tuần sau tiêm chủng.

Các triệu chứng của những trường hợp này là đau ngực và khó thở. Nếu bạn có những triệu chứng này, hãy tìm đến bác sĩ hoặc đến khoa cấp cứu của bệnh viện để làm điện tâm đồ và xét nghiệm máu.

Những trường hợp này có thể được điều trị bằng Nurofen hoặc các loại thuốc chống viêm khác.

Hãng Pfizer hy vọng có vaccine cho trẻ em từ 5-11 tuổi sớm nhất vào cuối mùa Thu. (Nguồn: Reuters)
Ở một số quốc gia, vaccine Pfizer có thể được tiêm cho trẻ từ 12-15 tuổi. (Nguồn: Reuters)

Nguy cơ tử vong vì Covid-19

Điều này phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng bệnh lý nền. Người lớn tuổi có nguy cơ tử vong cao hơn người trẻ.

Nếu chúng ta có thể dự đoán ai sẽ sống và chết vì nhiễm virus SARS-CoV-2 thì mọi chuyện lại khác. Tuy nhiên điều đó là không thể.

Ai cũng biết virus SARS-CoV-2 có thể khiến người ta ốm nặng, thậm chí gây tử vong. Khi diễn biến bệnh nặng, ai cũng có thể phải nhập viện và phải điều trị trong đơn vị điều trị tích cực (ICU).

Thậm chí sau khi bệnh nhân đã khỏi và xuất viện, các triệu chứng như mệt mỏi hay khó thở vẫn có thể kéo dài sau đó.

Có nên tiêm phòng cho trẻ em?

Ở một số quốc gia, vaccine Pfizer có thể được tiêm cho trẻ từ 12 tuổi trở lên.

Hiện Cơ quan quản lý dược phẩm Australia (TGA) đã phê chuẩn việc tiêm vaccine Pfizer và Moderna cho trẻ em từ 12 tuổi trở lên. Liều khuyến cáo và thời gian giữa các mũi tiêm cũng tương tự như người lớn, 2 mũi cách nhau 28 ngày.

Câu hỏi đặt ra hiện nay là những ai trong độ tuổi này nên được chủng ngừa? Theo ATAGI, bất kỳ ai mắc các bệnh mãn tính hoặc bị ức chế miễn dịch nên được ưu tiên tiêm trước.

Lý do nên tiêm chủng là để bảo vệ bản thân và cũng là để bảo vệ cộng đồng. Trên thực tế đã có những ca tử vong ở trẻ em vì biến chủng Delta.

Tuy nhiên, người lớn vẫn là đối tượng cần được ưu tiên tiêm phòng trước hết bởi khi mắc bệnh, họ sẽ dễ trở nặng hơn.

Covid-19 thế giới 10/9: Xu hướng sống chung với dịch; Trung Quốc tặng 100 triệu liều vaccine cho nước nghèo; loạt biến thể mới xâm nhập châu Á

Covid-19 thế giới 10/9: Xu hướng sống chung với dịch; Trung Quốc tặng 100 triệu liều vaccine cho nước nghèo; loạt biến thể mới xâm nhập châu Á

Theo trang thống kê Worldometers, đến nay, toàn cầu ghi nhận xấp xỉ 224 triệu ca nhiễm Covid-19, trong đó có hơn 4,62 triệu ca ...

Đại sứ Đặng Thị Thu Hà chia sẻ công thức 3C thâm nhập thị trường Morocco

Đại sứ Đặng Thị Thu Hà chia sẻ công thức 3C thâm nhập thị trường Morocco

Theo Đại sứ Việt Nam tại Morocco Đặng Thị Thu Hà, doanh nghiệp Việt Nam cần bảo đảm chất lượng hàng hóa, tham khảo cẩm ...

(theo news.com.au)

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Xem nhiều

Đọc thêm

Thêm 9 quốc gia được Trung Quốc miễn thị thực trong nỗ lực thúc đẩy du lịch và ngoại giao

Thêm 9 quốc gia được Trung Quốc miễn thị thực trong nỗ lực thúc đẩy du lịch và ngoại giao

Công dân Hàn Quốc và Slovakia đã được thêm vào danh sách những người không cần thị thực để đến thăm trong tối đa 15 ngày
Giá tiêu hôm nay 3/11/2024: Thị trường giảm, nguy cơ mất mùa do thời tiết không thuận, nhiều đại lý, doanh nghiệp nhỏ trữ hàng chờ giá

Giá tiêu hôm nay 3/11/2024: Thị trường giảm, nguy cơ mất mùa do thời tiết không thuận, nhiều đại lý, doanh nghiệp nhỏ trữ hàng chờ giá

Giá tiêu hôm nay 3/11/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 140.000 – 141.200 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 3/11/2024: Giá vàng rung lắc giữa sóng bầu cử Mỹ, lời khuyên cho nhà đầu tư thông minh, vàng nhẫn ‘dấn’ thêm một bước

Giá vàng hôm nay 3/11/2024: Giá vàng rung lắc giữa sóng bầu cử Mỹ, lời khuyên cho nhà đầu tư thông minh, vàng nhẫn ‘dấn’ thêm một bước

Giá vàng hôm nay 3/11/2024, giá vàng chao đảo trước một cuộc bầu cử Mỹ nhiều biến số. Thị trường trong nước biến động cùng chiều thế giới.
Cùng hòa mình vào văn hóa các dân tộc Việt Nam tháng 11 này

Cùng hòa mình vào văn hóa các dân tộc Việt Nam tháng 11 này

Tháng 11, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ tổ chức các hoạt động với chủ đề “Về miền ...
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Chủ tịch Quốc hội Cuba Esteban Lazo Hernández

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Chủ tịch Quốc hội Cuba Esteban Lazo Hernández

Chiều 2/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đồng chí Esteban Lazo Hernández, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Chủ ...
Ninh Thuận đưa vào hoạt động tiểu dự án 2.253 tỷ đồng vì môi trường bền vững

Ninh Thuận đưa vào hoạt động tiểu dự án 2.253 tỷ đồng vì môi trường bền vững

Ninh Thuận chính thức khánh thành dự án “Môi trường bền vững các thành phố duyên hải - Tiểu dự án tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm".
Lịch nghỉ tết Nguyên đán 2025 của học sinh TP. Hồ Chí Minh

Lịch nghỉ tết Nguyên đán 2025 của học sinh TP. Hồ Chí Minh

Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 của học sinh TP. Hồ Chí Minh sẽ chỉ kéo dài 9 ngày, từ 25/1 đến hết 2/2 (Dương lịch), dự kiến ít hơn năm ngoái 7 ngày.
Điều kiện xét thăng hạng giáo viên công lập các cấp từ ngày 15/12/2024

Điều kiện xét thăng hạng giáo viên công lập các cấp từ ngày 15/12/2024

Điều kiện xét thăng hạng giáo viên công lập từ 15/12/2024 được quy định tại Thông tư 13/2024/TT-BGDĐT, có hiệu lực từ ngày 15/12/2024.
Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT liên tục tăng với con số gần tuyệt đối

Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT liên tục tăng với con số gần tuyệt đối

Năm 2024 là năm có tỷ lệ thí sinh đỗ tốt nghiệp THPT cao nhất 10 năm qua, với tỷ lệ 99,4% thí sinh đỗ tốt nghiệp.
Bộ GD&ĐT ban hành quy định tiêu chuẩn thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên

Bộ GD&ĐT ban hành quy định tiêu chuẩn thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên

Bộ GD&ĐT vừa thông tin những điểm mới về quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non...
Thi vào lớp 10: Môn thứ 3 sẽ thay đổi hàng năm để tránh học lệch, học tủ

Thi vào lớp 10: Môn thứ 3 sẽ thay đổi hàng năm để tránh học lệch, học tủ

Thứ trưởng Bộ GDĐT Phạm Ngọc Thưởng cho biết, việc thay đổi môn thi thứ 3 vào lớp 10 hằng năm giúp học sinh học đều các môn, tránh học lệch, học tủ.
Nhiều trường đại học dự kiến bỏ xét tuyển học bạ từ năm 2025

Nhiều trường đại học dự kiến bỏ xét tuyển học bạ từ năm 2025

Nhiều trường đại học dự kiến sẽ bỏ xét tuyển học bạ từ năm 2025. Trong khi, hàng loạt trường đã không sử dụng phương thức này từ năm trước.
Khám phá bí mật đằng sau Hello Kitty: Từ biểu tượng đến siêu sao toàn cầu

Khám phá bí mật đằng sau Hello Kitty: Từ biểu tượng đến siêu sao toàn cầu

Nhân vật Hello Kitty, do công ty Nhật Bản Sanrio sở hữu, đã trở thành một biểu tượng văn hóa toàn cầu. Kể từ khi ra đời đã tạo ra tổng doanh thu ước tính ...
Quy định quan trọng từ năm 2025: Người dùng CMND, CCCD cần biết

Quy định quan trọng từ năm 2025: Người dùng CMND, CCCD cần biết

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp nội dung quy định quan trọng từ năm 2025 mà người dùng CMND, CCCD cần biết.
Một hòn đảo ở Bắc Cực hoàn toàn biến mất do băng tan chảy

Một hòn đảo ở Bắc Cực hoàn toàn biến mất do băng tan chảy

Ngày 31/10, Hiệp hội địa lý LB Nga thông báo hòn đảo Mesyatsev biến mất khỏi quần đảo Franz Josef của Nga ở Bắc Cực.
Đầu tháng 11, núi Phú Sĩ không có tuyết sau 130 năm

Đầu tháng 11, núi Phú Sĩ không có tuyết sau 130 năm

Lần đầu tiên sau 130 năm, núi Phú Sĩ - biểu tượng của Nhật Bản - không có tuyết tới đầu tháng 11 do biến đổi khí hậu.
Khung cảnh ngổn ngang sau trận lũ quét kinh hoàng ở Tây Ban Nha

Khung cảnh ngổn ngang sau trận lũ quét kinh hoàng ở Tây Ban Nha

Trận lũ quét mới đây ở vùng Valencia (Tây Ban Nha) đã khiến 158 người thiệt mạng, ô tô dồn thành đống ngổn ngang trên đường phố ngập ngụa bùn đất.
Bác sĩ trẻ Đỗ Trung Kiên trở thành Tiktoker, viết sách dạy tiếng Anh cho sinh viên Y khoa

Bác sĩ trẻ Đỗ Trung Kiên trở thành Tiktoker, viết sách dạy tiếng Anh cho sinh viên Y khoa

Đam mê dịch thuật, bác sĩ Đỗ Trung Kiên (27 tuổi, sinh sống tại Hà Nội) đã quyết định lập kênh TikTok nhằm phổ cập tiếng Anh cho các sinh viên Y khoa.
8 lợi ích sức khỏe khi uống trà matcha hằng ngày

8 lợi ích sức khỏe khi uống trà matcha hằng ngày

Tiêu thụ trà matcha mỗi ngày giúp não bộ tỉnh táo, giảm căng thẳng, kiểm soát cân nặng và đường huyết, hỗ trợ sức khỏe đường ruột và giảm cân.
Chuyên gia tư vấn về nguyên nhân và biện pháp giảm nguy cơ thiếu máu lên não

Chuyên gia tư vấn về nguyên nhân và biện pháp giảm nguy cơ thiếu máu lên não

Thiếu máu lên não là tình trạng máu lên não không đủ, khiến tế bào não không được nuôi dưỡng, là một dấu hiệu cảnh báo nhồi máu não.
Những loại vitamin là 'cứu tinh' của da khô, lão hóa nhanh

Những loại vitamin là 'cứu tinh' của da khô, lão hóa nhanh

Thiếu hụt vitamin C hay E ảnh hưởng đến khả năng giữ ẩm, bảo vệ tế bào da khỏi tổn thương do môi trường, khiến da khô, lão hóa nhanh.
Lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Để đáp ứng nhu cầu cấp thiết và phù hợp với sự thay đổi của bối cảnh kinh tế - xã hội thì việc xây dựng Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số ...
Hơn 2.000 người tham gia đi bộ vì bệnh nhân ung thư Việt Nam

Hơn 2.000 người tham gia đi bộ vì bệnh nhân ung thư Việt Nam

Ngày 20/10, hơn 2.000 người đã tham dự sự kiện '5.000 bước chân hạnh phúc - Ngày hội đi bộ vì bệnh nhân ung thư Việt Nam 2024'.
Đau cổ vai gáy ngày càng trẻ hoá

Đau cổ vai gáy ngày càng trẻ hoá

Đau cổ vai gáy là tình trạng cơ vùng vai gáy co cứng gây đau, kèm theo các hạn chế vận động khi quay cổ hoặc quay đầu.
Phiên bản di động