Việc lần đầu tiên 3 nước giữ vị trí quan trọng ở châu Âu gồm Anh, Pháp, Đức gửi một công hàm chi tiết dài 2 trang tới Liên hợp quốc về vấn đề Biển Đông cho thấy có sự điều chỉnh quan trọng về lập trường. (Nguồn: Sputnik) |
Báo Tin tức Czech (novinky.cz) mới đây đăng bài viết của nhà báo Czech Alex Svemberg - chuyên gia bình luận các vấn đề an ninh quốc tế - đề cập việc 3 nước Anh, Pháp, Đức mới đây gửi công hàm chung tới Liên hợp quốc bác bỏ tuyên bố đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc đối với Biển Đông.
Trong công hàm này, các nước châu Âu nhấn mạnh quan điểm giải quyết các vấn đề trên Biển Đông bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế và các điều khoản UNCLOS 1982.
Bài viết dẫn lời bình luận của chuyên gia luật pháp quốc tế Jonathan Odom cho rằng, việc 3 nước giữ vị trí quan trọng ở châu Âu gồm Anh, Pháp, Đức gửi công hàm chung tới Liên hợp quốc là bước đi rất quan trọng và tích cực, cho rằng tuyên bố đòi hỏi chủ quyền lịch sử của Trung Quốc đối với hầu hết Biển Đông là vi phạm UNCLOS.
Ba quốc gia đều là thành viên của UNCLOS và trước đây đã thể hiện lập trường chung trong vấn đề Biển Đông thông qua việc đưa ra một một tuyên bố chung bày tỏ quan ngại về diễn biến căng thẳng khu vực vào năm 2019.
Việc lần đầu tiên 3 nước gửi một công hàm chi tiết dài 2 trang tới Liên hợp quốc về chủ đề liên quan tới tình hình trên Biển Đông cho thấy có sự điều chỉnh quan trọng về lập trường đối với vấn đề này.
Theo bài viết, cách đây 4 năm, Tòa trọng tài thường trực Liên hợp quốc (PCA) ở The Hague đã ra phán quyết về vụ kiện Trung Quốc của Philippines, trong đó khẳng định tuyên bố chủ quyền lịch sử của Trung Quốc đối với Biển Đông là trái với luật pháp quốc tế.
Nội dung công hàm của Anh, Đức, Pháp gửi Liên hợp quốc đã nhắc lại điều này. Trong công hàm, 3 nước tuyên bố việc đòi hỏi thực thi quyền lịch sử ở Biển Đông là trái với luật pháp quốc tế và các điều khoản của UNCLOS, đồng thời nhấn mạnh phán quyết của Tòa PCA ngày 12/7/2016 đã khẳng định điều này.
Đáng chú ý, mức độ quan tâm của 3 cường quốc châu Âu đối với khu vực không chỉ dừng lại ở ngôn từ mà còn bằng hành động cụ thể. Trong năm 2020, Pháp đã triển khai hoạt động đảm bảo tự do hàng hải FONOP ở khu vực, trong khi Anh cam kết sẽ triển khai một tàu khu trục HMS Queen Elizabeth tới Biển Đông vào năm 2021. Đức cũng đang tính toán cách thức triển khai hoạt động trong khu vực.
Theo quan điểm của nhiều nước châu Âu, các vấn đề liên quan trên Biển Đông cần được giải quyết bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở các nguyên tắc và quy định của UNCLOS.
| Tin thế giới 28/9: Armenia-Azerbaijan bùng lửa thù địch; Ông Biden kêu gọi 'đạo đức và lương tâm'; Những 'lời hứa suông' ở Biển Đông TGVN. Xung đột Armenia-Azerbaijan, đề cử Thẩm phán Tòa án tối cao Mỹ, quan hệ Mỹ-Trung, Biển Đông, Mỹ-Iraq và tình hình Belarus là một ... |
| Biển Đông: Trung Quốc tiếp tục nhận chỉ trích từ Mỹ và cựu quan chức Philippines TGVN. Cựu quan chức Philippines đã cáo buộc "tiêu chuẩn kép" của Trung Quốc tại Biển Đông trong khi Mỹ cho rằng Bắc Kinh đã ... |
| Vấn đề Biển Đông: Philippines đề cao phán quyết của PCA tại Liên hợp quốc, chuyên gia nói gì? TGVN. Liên quan đến việc Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte nêu Phán quyết 2016 của PCA tại Liên hợp quốc, nhiều chuyên gia nhận định ... |