Vấn đề Biển Đông: Philippines đề cao phán quyết của PCA tại Liên hợp quốc, chuyên gia nói gì?

NGUYÊN VY
TGVN. Liên quan đến việc Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte nêu Phán quyết 2016 của PCA tại Liên hợp quốc, nhiều chuyên gia nhận định nước này nên liên tục củng cố tầm quan trọng của Phán quyết.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Về việc Tổng thống Duterte nêu Phán quyết 2016 của PCA (Tòa Trọng tài thường trực) về vấn đề Biển Đông tại Liên hợp quốc, ngày 24/9 chuyên gia Jeffrey Ordaniel (Chương trình hàng hải Pacific Forum, Mỹ) nhận định việc ông Duterte đề cao Phán quyết là bước đi đúng, nếu Philippines có chiến lược, nước này nên liên tục củng cố tầm quan trọng của Phán quyết 2016.

Phán quyết của PCA là một phần của luật pháp quốc tế

Nhà nghiên cứu tại Trường Quản lý thuộc Đại học Manila, Julio Amador III, nhận định: “Động thái này không nên bị xem nhẹ”, sau khi ông Duterte đưa ra phát biểu trên. Ông Amador cho rằng chính quyền của Tổng thống Duterte giờ đây xem phán quyết là phần trọng tâm trong chính sách ngoại giao của Philippines.

Học giả Jay Batongbacal, Giám đốc Viện Các vấn đề hàng hải và luật biển (Đại học Philippines), cho rằng cần theo dõi thêm hành động của chính quyền Duterte sau khi ông Duterte nhấn mạnh tầm quan trọng của Phán quyết.

Trước đó, trong bài diễn văn được ghi âm trước gửi tới Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 22/9 nhân dịp kỷ niệm 75 năm thành lập tổ chức này, Tổng thống Duterte đã nhấn mạnh phán quyết của PCA ủng hộ về vụ kiện của Philippines đối với các yêu sách hàng hải mở rộng của Trung Quốc ở Biển Đông.

chuyen gia viec philippines de cao phan quyet cua pca la buoc di dung
Trong bài diễn văn gửi tới Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 22/9, Tổng thống Rodrigo Duterte nhấn mạnh phán quyết của PCA ủng hộ về vụ kiện của Philippines đối với các yêu sách hàng hải mở rộng của Trung Quốc ở Biển Đông. (Nguồn: UN/AFP)

Tổng thống Duterte nói: "Philippines khẳng định cam kết đó ở Biển Đông phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) và Phán quyết của Tòa Trọng tài năm 2016”, cho rằng phán quyết của PCA “hiện là một phần của luật pháp quốc tế, vượt xa khỏi sự thỏa hiệp cũng như nằm ngoài tầm với của những chính phủ muốn làm phai nhạt, giảm bớt hoặc từ bỏ (phán quyết này)”.

Nhấn mạnh: “Chúng tôi kiên quyết bác bỏ các nỗ lực nhằm làm suy yếu phán quyết đó”, Tổng thống Duterte cũng ca ngợi sự ủng hộ của nhiều quốc gia với phán quyết này.

Vì một giải pháp hòa bình

Sau phát biểu của Tổng thống Duterte, phát ngôn viên Phủ Tổng thống, ông Harry Roque, diễn giải rõ hơn về phát biểu của Tổng thống.

Theo ông Roque, phát biểu của Tổng thống Philippines chỉ đơn giản nhắc lại chính sách mà ông từng nhiều lần nêu trước đó trước Trung Quốc.

“Tôi không nghĩ đó là một thông điệp mạnh mẽ. Đó là lời tái khẳng định một chính sách đã tồn tại. Trong chiến dịch vận động tranh cử, ông Duterte tuyên bố sẽ không nhường một tấc đất nào thuộc chủ quyền quốc gia. Điều này nhất quán với tuyên bố của ông trên cương vị Tổng thống về không nhượng bộ chủ quyền”, ông Roque nói.

Ông Roque cũng cho rằng những người chỉ trích lâu nay không chịu lắng nghe các tuyên bố về chủ quyền của Tổng thống Duterte. Một nước đơn lẻ không có khả năng hiện thực hóa phán quyết. Cách thức tốt nhất để thực thi phán quyết là các bên liên quan công nhận giá trị của văn bản này.

Theo phát ngôn viên Phủ Tổng thống, vũ lực không phải là giải pháp. Còn một cách khác, đó là đoàn kết về một giải pháp hòa bình, đó là đưa ra Đại hội đồng LHQ.

Ông Roque cũng thêm rằng Philippines sẽ tiếp tục theo đuổi các khía cạnh hợp tác khác trong quan hệ với Trung Quốc, bởi tranh chấp lãnh thổ khó có thể được xử lý dứt điểm trong tương lai gần. Chính quyền Tổng thống Duterte sẽ tăng cường hợp tác trong lĩnh vực các lĩnh vực khác, nhất là thương mại và đầu tư với Trung Quốc.

Bài toán cân bằng

Trong một diễn biến liên quan, trước đó, ngày 21/9, trong một bài phát biểu trước Quốc hội nước này, Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Teodoro Locsin khẳng định Philippines sẽ không tán thành yêu cầu của Trung Quốc về việc đưa các cường quốc Phương Tây, trong đó Mỹ, ra khỏi khu vực Biển Đông.

Trong phiên điều trần trước Quốc hội, Ngoại trưởng Teodoro Locsin tuyên bố “Tôi sẽ không bao giờ chấp nhận yêu cầu của Trung Quốc về việc loại trừ các cường quốc Phương Tây khỏi Biển Đông. Các cường quốc phương Tây cần được hiện diện tại vùng biển này để đảm bảo cân bằng”.

Vụ kiện được người tiền nhiệm của ông Duterte, ông Benigno Aquino III, đưa ra LHQ và được coi là một thắng lợi mang tính bước ngoặt của Philippines khi PCA khẳng định các yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc mà Bắc Kinh đánh dấu trên bản đồ bằng cách sử dụng "Đường 9 đoạn" bao phủ phần lớn lãnh hải là không có cơ sở.

Trung Quốc từ chối tham gia vào quá trình phân xử, bác bỏ và tiếp tục thách thức phán quyết này.

Tuy nhiên, Tổng thống Duterte, người lên nắm quyền ngay sau khi có phán quyết, phần lớn giữ im lặng về phán quyết này để tránh làm mất lòng Bắc Kinh.

Bình luận về chính sách của Philippines đối với Trung Quốc, mạng tin Eurasia Review ngày 18/9 cho rằng chính sách đối ngoại tự chủ hiện hành của Tổng thống Duterte tránh đề cập Trung Quốc như kẻ thù, bởi lẽ nước này đang cố gắng tiết chế quan hệ với Bắc Kinh.

Manila đang cố gắng làm bạn với tất cả, và không muốn trở thành kẻ thù của ai. Tuy nhiên, việc tránh đối đầu với Trung Quốc là không thực tế.

Philippines hoan nghênh Anh, Pháp, Đức ủng hộ phán quyết về Biển Đông

Philippines hoan nghênh Anh, Pháp, Đức ủng hộ phán quyết về Biển Đông

TGVN. Ông Bacordo nhấn mạnh: “Chúng tôi hoan nghênh tuyên bố ủng hộ của Pháp, Đức và Vương quốc Anh đối với nội dung phán ...

Tranh chấp Sabah: Philippines nói 'chưa quên chủ quyền', Malaysia dứt khoát tuyên bố không đàm phán

Tranh chấp Sabah: Philippines nói 'chưa quên chủ quyền', Malaysia dứt khoát tuyên bố không đàm phán

TGVN. Ngày 15/9, Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin Jr. tuyên bố đã tái kích hoạt Vụ Bắc Borneo sau khi nhận thức rõ ràng rằng ...

Philippines: Trung Quốc mở rộng đảo nhân tạo ở Biển Đông

Philippines: Trung Quốc mở rộng đảo nhân tạo ở Biển Đông

TGVN. Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana ngày 8/9 cho biết ngoài việc duy trì sự hiện diện tại Biển Đông, Bắc Kinh tiếp ...

(tổng hợp)

Bài viết cùng chủ đề

Biển Đông

Đọc thêm

Giá vàng hôm nay 28/4/2024, Giá vàng SJC lại nhảy vọt, bỏ xa thế giới, quý kim phản ứng với ‘sự bình yên trước cơn bão’

Giá vàng hôm nay 28/4/2024, Giá vàng SJC lại nhảy vọt, bỏ xa thế giới, quý kim phản ứng với ‘sự bình yên trước cơn bão’

Giá vàng hôm nay 28/4/2024, giá vàng SJC lại tăng vọt. Thế giới giao dịch trong biên độ hẹp. Quan điểm trái chiều giữa các nhà phân tích.
Giá tiêu hôm nay 28/4/2024, bật tăng nhẹ, người trồng không ồ ạt bán ra, dự báo một năm khó khăn

Giá tiêu hôm nay 28/4/2024, bật tăng nhẹ, người trồng không ồ ạt bán ra, dự báo một năm khó khăn

Giá tiêu hôm nay 28/4/2024 tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 96.000 – 97.000 đồng/kg.
Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?

Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?

Mỹ và Trung Quốc bước vào vòng đàm phán đầu tiên về trí tuệ nhân tạo (AI) trong vài tuần tới. Sự kiện này diễn ra trong bối cảnh căng ...
Trung Quốc xích lại gần châu Âu

Trung Quốc xích lại gần châu Âu

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thăm châu Âu trong khoảng hai tuần, với các điểm dừng chân ở Pháp, Hungary và Serbia, theo Euronews.
Apple đa dạng hóa chuỗi cung ứng để giảm thiểu rủi ro phụ thuộc

Apple đa dạng hóa chuỗi cung ứng để giảm thiểu rủi ro phụ thuộc

Đa dạng hóa chuỗi cung ứng là chủ đề nổi bật trong ngành công nghệ và Apple là ví dụ điển hình cho cách thức thực hiện chiến lược này ...
Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan năm 2024

Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan năm 2024

Lãnh đạo Việt Nam đã gửi điện mừng đến lãnh đạo Hà Lan nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà vua Hà Lan (27/4).
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động