Nhỏ Bình thường Lớn

Chuyên gia: Hải quân Nga cần làm điều này để thực thi nhiệm vụ hiệu quả hơn

Theo giới chuyên gia Nga, cơ chế chỉ huy Hải quân Nga của Tướng Serdyukov đã đến lúc phải thay đổi và chấm dứt sự phụ thuộc vào các quân khu.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đứng cạnh Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu ở giữa và Tổng tư lệnh Hải quân Nga, Đô đốc Nikolai Yevmenov, bên phải, ở Saint Petersburg. [Mikhail Klimentyev / Cơ quan ảnh chủ nhà Sputnik qua AFP]
Tổng thống Nga Vladimir Putin cùng Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu và Tổng tư lệnh Hải quân Nga, Đô đốc Nikolai Yevmenov, chào các thuỷ thủ trên khinh hạm đô đốc Gorshkov nhân duyệt binh kỷ niệm Ngày Hải quân Nga ở Saint Petersburg, ngày 31/7/2022. (Nguồn: Sputnik)

Cuộc cải cách quân đội trên quy mô lớn gần đây nhất của Nga do cựu Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov tiến hành trong nhiều năm và hoàn tất vào cuối những năm 2000. Một trong những kết quả của cải cách này là Hải quân Nga đặt dưới sự kiểm tra giám sát của các tướng lục quân.

Dựa trên thực trạng hiện nay, giới chuyên gia Nga nhất trí cho rằng, cơ chế chỉ huy Hải quân Nga theo cải cách của tướng Serdyukov đã đến lúc phải thay đổi.

Đại tá hải quân Nga Sergei Ischenko cho biết việc thay đổi cơ chế lãnh đạo đối với 4 hạm đội Nga và đội tàu Caspi là kết quả của việc kiểm tra bất ngờ đối với khả năng sẵn sàng tác chiến của Hạm đội Thái Bình Dương.

"Nếu quyết định này được thông qua thì Hải quân Nga sẽ đạt được hiệu quả cao hơn trong việc thực thi nhiệm vụ được giao. Ngoài ra, khi không phụ thuộc vào lục quân, hải quân sẽ giải quyết các vấn đề trên đại dương một cách nghiêm túc hơn”, Đại tá Sergei Ischenko nhận định.

Theo Đại tá Sergei Ischenko, mối liên hệ giữa hạm đội và quân khu là cần thiết để giải quyết những nhiệm vụ cụ thể trong phòng thủ chống ngầm và chống đổ bộ của đối phương, nhưng chỉ đạo chung đối với hải quân phải giao cho những con người am hiểu và có mối liên hệ với hạm đội.

Thực trạng hiện nay của Hải quân Nga cụ thể là: Hạm đội Thái Bình Dương nằm trong biên chế của quân khu phía Tây, Hạm đội phương Bắc nằm trong thành phần của Bộ tư lệnh chiến lược chung Hạm đội phương Bắc, Hạm đội Baltic nằm trong biên chế của quân khu phía Tây, Hạm đội Biển Đen và Đội tàu Caspi trực thuộc quân khu phía Nam.

Chủ tịch Câu lạc bộ thủy thủ - tàu ngầm, Đại tá Igor Kurdin cho rằng, thực trạng hiện nay tạo ra rắc rối và nhầm lẫn khi không phân biệt được ai chỉ huy cái gì và khi cần xin ý kiến thì không biết gặp ai.

Đại tá Igor Kurdin đưa ra ví dụ rằng, một tuần dương hạm nằm trong biên chế của căn cứ Hải quân Leningrad lại chịu sự chỉ huy của tư lệnh quân khu phía Tây. Như vậy, Hạm đội Baltic không liên quan gì tới chiến hạm này và điều đó lại rất vô lý. Tiếp theo là các sơ đồ chỉ huy chiến dịch của Hạm đội cũng gặp tình trạng như vậy.

Đại tá Kurdin nhấn mạnh: “Căn cứ vào những kết luận được rút ra từ chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine, quyết định các hạm đội nằm dưới sự chỉ huy trực tiếp của Bộ Tư lệnh Hải quân đã được thông qua. Từ nay tôi có thể chờ đợi sự lãnh đạo đơn giản, rõ ràng, đồng thuận, tin cậy và linh hoạt. Tuy vậy, khi cần đưa ra những quyết định quan trọng, vẫn cần sự thống nhất với các Tư lệnh Lục quân hoặc Tư lệnh binh chủng hợp thành. Thay đổi cơ chế lãnh đạo không có nghĩa là tách riêng hoàn toàn giữa hải quân với lục quân”.

Như vậy, bốn Hạm đội của Hải quân Nga và Đội tàu Caspi từ nay sẽ chấm dứt phụ thuộc vào các quân khu, mà trực tiếp chịu sự chỉ huy của Bộ Tư lệnh Hải quân Nga. Cơ chế lãnh đạo Hải quân Nga trước cải cách của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov sẽ được khôi phục.

Đại tá hải quân Vasily Dandykin cho biết, dấu hiệu thay đổi này được nhận biết từ tháng 1/2021, khi quyết định Hạm đội phương Bắc trở thành một đơn vị chiến lược – chiến dịch độc lập, quyết định này sau đó đã chứng tỏ tính đúng đắn của nó. Trong biên chế của Hạm đội phương Bắc còn có các đơn vị quân đội và hai lữ đoàn Bắc Cực.

Theo Đại tá Dandykin, quyết định đưa các Hạm đội về dưới quyền Bộ Tư lệnh Hải quân là hoàn toàn logic. Các tư lệnh quân khu không nắm được những đặc thù về biển khơi, mặc dù được đào tạo ở bộ tổng tham mưu, việc chuyển đổi như vậy giúp đơn giản hóa các thủ tục, các đơn vị hải quân có thể thực thi nhiệm vụ của mình hiệu quả hơn.

Trong cuộc trao đổi mới đây về hoạt động kiểm tra Hạm đội Thái Bình Dương với Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh việc “các tàu chiến của Hạm đội Thái Bình Dương có thể hoạt động không chỉ trên vùng biển Okhotsk, mà có thể hoạt động ở bất kỳ một khu vực khác nào đó”, điều này chứng tỏ Hạm đội Thái Bình Dương sẽ trở thành một đơn vị chiến lược độc lập.

Tên lửa Storm Shadow của Ukraine đối đầu với radar Nga: Kẻ tám lạng, người nửa cân

Tên lửa Storm Shadow của Ukraine đối đầu với radar Nga: Kẻ tám lạng, người nửa cân

Liệu radar của Nga có đối phó hiệu quả với tên lửa Storm Shadow mà Anh mới cung cấp cho Ukraine, loại tên lửa thuộc ...

Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga tại Belarus báo hiệu điều gì?

Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga tại Belarus báo hiệu điều gì?

Sau nhiều thập kỷ không triển khai căn cứ quân sự tại nước ngoài, Nga chuẩn bị thiết lập vũ khí hạt nhân chiến thuật ...

Nga sắp ra mắt hệ thống tác chiến điện tử mới có thể phá hủy hoàn toàn thiết bị của đối phương

Nga sắp ra mắt hệ thống tác chiến điện tử mới có thể phá hủy hoàn toàn thiết bị của đối phương

Hệ thống tác chiến điện tử mới của Nga có thể vô hiệu hóa các vệ tinh trên quỹ đạo và phá hủy hoàn toàn ...

Quyền lực của Vua Charles III lớn đến đâu?

Quyền lực của Vua Charles III lớn đến đâu?

Tiếp nối Nữ hoàng Elizabeth II đảm nhiệm vị trí người đứng đầu Hoàng gia Anh, Vua Charles III còn nắm trong tay quyền lực ...

Quyền lực mềm 'có tiền cũng không mua được' của Hoàng gia Anh: Từ Nữ hoàng Elizabeth II tới Vua Charles III

Quyền lực mềm 'có tiền cũng không mua được' của Hoàng gia Anh: Từ Nữ hoàng Elizabeth II tới Vua Charles III

Những năm qua, quyền lực mềm của Vương quốc Anh được định hình rõ nét nhờ hàng loạt nỗ lực ngoại giao của cố Nữ ...

(theo Vzglyad.ru)