Chuyến hành quân đặc biệt

Một cuộc gặp gỡ thú vị đã diễn ra giữa Đại tá Phạm Phú Bằng và hai anh lính Pháp trong một chuyến hành quân đi bộ từ Hòa Bình lên Điện Biên Phủ....
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Mùa hè năm 1998, nhận được tin nhắn của Hội cựu chiến binh lên sân bay đón hai người lính Pháp muốn hành quân lên Điện Biên Phủ với tư cách là khách du lịch, Đại tá Phạm Phú Bằng vui vẻ nhận lời. Từng là phóng viên trong chiến dịch Điện Biên Phủ lại biết tiếng Pháp, ông là người dẫn đường mà phía bạn mong đợi nhất.

Họ là các thượng sĩ của Trung đoàn Dù số 6 trực thuộc đơn vị lính thủy đánh bộ Hải quân Pháp (6eRPIMA). Là “Lính truyền thống Bigeard”, họ được giao trách nhiệm hành quân lên chiến trường Điện Biên Phủ để tưởng niệm vào dịp 50 năm ngày thành lập Trung đoàn. Trên chiến trường Điện Điên Phủ, tiểu đoàn Dù số 6 BPC do ông Bigeard chỉ huy đã tham gia những trận chiến ở đồi Him Lam và đồi Độc Lập, ở đường băng sân bay, ở cao điểm đồi A1.

Khi đó, Bruno Mercier và Michel Gars mới xấp xỉ tuổi 30, còn Đại tá Phạm Phú Bằng gần 70. Ông có gợi ý hai anh lính đi máy bay lên Điện Biên. Tuy nhiên, hai anh lính chấp nhận đi bộ, leo đèo, ăn thiếu, nhịn khát để xích lại gần cảnh ngộ của cha anh họ…

Sáu ngày đêm cực nhọc

Vậy là bộ ba "Việt - Pháp" xuất phát từ thị xã Hòa Bình lúc 4h45 sáng ngày 7/5/1998. Theo kế hoạch, họ sẽ phải đi bộ xen leo dốc dọc đường số 6 trong sáu ngày. Ngày đầu tiên là Dốc Cun, đèo Thung Khe, họ phải đi ròng rã dưới nắng rát 12 tiếng. Mặt trời lặn, nghỉ chân tại quán nhỏ ven đường, Bruno đề nghị với ông Bằng thu xếp để mỗi chặng cứ đến 9h sáng là đi được 25km và mỗi ngày phải lên đường lúc trời còn mát.

Đến chân đèo Pha Đin, khi gặp cô gái Thái đang chăm sóc rau đậu ven đường, Bruno Mercier tới chào, xin phép hôn tay cô gái và nói vui là “tìm thêm chút năng lượng để vượt qua con đèo 32 km dài nhất Tây Bắc”...

Chặng cuối cùng là trên cột cây số đã thấy ghi chữ "Điện Biên Phủ", nhưng để bước chân vào đất chiến trường thì cảm giác với họ vẫn còn nguyên 50km. Nhớ lại sớm hôm ấy, gà gáy 3h, Đại tá Bằng đã lặng lẽ ra giếng múc một gầu nước tạt vào thành giường của anh lính: "Phải dậy ngay, dù có mệt, phải đến "chiến trường" trước 12 giờ đêm, hoàn thành cả chỉ tiêu thời gian và chỉ tiêu cây số đường đấy!".

Đại tá Phạm Phú Bằng rót chai rượu Bordeaux xuống chân tượng đài A1.


Ông cũng biết qua nhật ký hai anh ghi về chặng cuối: "Những ngày vừa qua thực sự khó khăn cực nhọc. Chúng tôi vẫn quyết không buông xuôi tay. Có thể nhắc thêm, chúng tôi nâng lòng tự trọng khi Đại tá Phạm Phú Bằng cùng đi trên đường đèo dốc".

Và rồi Điện Biên Phủ đã hiện ra... Hai người lính Pháp nhờ ông Bằng đưa vào các rừng cây còn vết tích trận địa xưa và im lặng bày hoa, thầm đọc lời tưởng niệm đồng đội đã hy sinh. Tại đồi A1, trước đó một ngày có cơn mưa rào rất lớn làm lộ ra các vết tích chiến trận, hai anh lính vọc tay xuống bùn sỏi, nhặt những mảnh đạn, những khóa thắt lưng và xương trắng gói thành một bọc. Đó là những mảnh xương lẫn lộn của quân nhân Pháp và chiến sĩ Việt Nam. Họ nói sẽ mang tất cả kỷ vật này tặng cho Bảo tàng Trung đoàn Dù số 6, tặng cho các cựu binh Điện Biên Phủ và thân nhân của họ bên Pháp.

Bốn mươi phút khó quên

Đại tá Phạm Phú Bằng cho biết, trong kế hoạch, người Pháp còn ghi ước mong được gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp dù chỉ một vài phút ngắn ngủi. Điều này đã trở thành hiện thực khi Đại tướng hẹn gặp hai anh thượng sĩ vào 14h ngày 18/5/1998 tại Nhà khách Bộ Quốc phòng, Hà Nội.

Ông Bằng kể lại, cuộc chuyện trò giữa lão tướng bách chiến của Việt Nam và hai lính trẻ thời bình của quân đội Pháp đã kéo dài tới 40 phút. Đại tướng nói chuyện bằng tiếng Pháp về khát khao tự do, về sức mạnh của nhân dân đứng dậy chống áp bức, vượt qua mọi quân đội nhà nghề.

Ở những phút cuối, Đại tướng cầm một bức thư tay tự viết bằng tiếng Pháp trao cho hai anh lính nhờ chuyển về nước Pháp, trong đó có câu: "Tôi đánh giá cao cử chỉ hòa giải của Tổng thống Mitterand khi ông đã đến thăm Điện Biên Phủ và đánh giá cao cuộc hành trình tưởng niệm vừa được thực hiện theo sáng kiến của Hội cựu chiến binh Pháp".

Xúc động nhận bức thư, hai anh lính xin phép được kính biếu Đại tướng một chai rượu vang đỏ Bordeaux. Đây là mẻ rượu sản xuất dành riêng làm quà tặng các cựu binh ở Điện Biên Phủ.

Sau chuyến đi này, Đại tá Phạm Phú Bằng cũng được họ biếu tặng một chai rượu quý ấy. Nhớ lại hôm trước trên đồi A1, ông đã thu xếp một chuyến đi tức tốc lên Điện Biên Phủ, rót hết chai rượu vang đỏ xuống chân tượng đài A1 để ghi ơn các liệt sĩ Việt Nam.

BÌNH VŨ (ghi)

Xem nhiều

Đọc thêm

Tổng thống Putin đe dọa sẽ hủy diệt Ukraine, khẳng định Nga sẽ 'luôn đáp trả mọi thách thức' đến từ phương Tây

Tổng thống Putin đe dọa sẽ hủy diệt Ukraine, khẳng định Nga sẽ 'luôn đáp trả mọi thách thức' đến từ phương Tây

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 22/12 đã tuyên bố sẽ mang tới Ukraine nhiều 'sự hủy diệt' hơn nữa.
Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Chiều 22/12, Thủ tướng đã khảo sát dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng và dự lễ khởi công dự án nhà ở xã ...
Quốc gia lớn nhất Đông Nam Á công bố 3 xu hướng phát triển kinh tế sáng tạo

Quốc gia lớn nhất Đông Nam Á công bố 3 xu hướng phát triển kinh tế sáng tạo

Ngày 21/12, Bộ Kinh tế Sáng tạo Indonesia đề xuất 3 xu hướng phát triển kinh tế sáng tạo năm 2025.
Nghị sĩ lưỡng viện Quốc hội Mỹ thông qua một dự luật ngay trong đêm, chính phủ 'được cứu', ông Biden lên tiếng

Nghị sĩ lưỡng viện Quốc hội Mỹ thông qua một dự luật ngay trong đêm, chính phủ 'được cứu', ông Biden lên tiếng

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký phê chuẩn thành luật dự luật cấp ngân sách cho chính phủ liên bang đến giữa tháng 3/2025.
Những tiêu chí đặc biệt giúp Bắc Ninh bứt phá ngoạn mục, thu hút FDI đứng đầu cả nước

Những tiêu chí đặc biệt giúp Bắc Ninh bứt phá ngoạn mục, thu hút FDI đứng đầu cả nước

Bắc Ninh bất ngờ bứt phá ngoạn mục khi thu hút vốn FDI gấp hơn 3 lần năm trước, giữ vững ngôi đầu cả nước.
Quân nhân Anh đang rời bỏ lực lượng vũ trang 'với tỷ lệ đáng báo động'

Quân nhân Anh đang rời bỏ lực lượng vũ trang 'với tỷ lệ đáng báo động'

Tờ Telegraph đưa tin, bất chấp đợt tăng lương kỷ lục vào mùa Hè, quân nhân Anh đang rời bỏ lực lượng vũ trang 'với tỷ lệ đáng báo động'.
Việt Nam lọt top 40 quốc gia đẹp nhất thế giới, nổi bật với đồ ăn ngon

Việt Nam lọt top 40 quốc gia đẹp nhất thế giới, nổi bật với đồ ăn ngon

Danh sách mới công bố của tạp chí Mỹ US News & World Report cho thấy, Việt Nam là một trong 40 quốc gia đẹp nhất thế giới năm 2024.
Indonesia ưu tiên đón du khách nước ngoài

Indonesia ưu tiên đón du khách nước ngoài

Indonesia đặt mục tiêu đạt 1,08 tỷ lượt khách du lịch nội địa năm 2025, thấp hơn so với mục tiêu năm 2023 và 2024.
Nhà tù Hỏa Lò: Một địa chỉ đỏ của Thủ đô Hà Nội

Nhà tù Hỏa Lò: Một địa chỉ đỏ của Thủ đô Hà Nội

Nhà tù Hỏa Lò, nơi từng giam giữ các chiến sĩ cách mạng giờ đây truyền cảm hứng sâu sắc về giá trị của tự do và hòa bình.
Top 10 điểm đến du lịch được ‘truy tìm’ nhiều nhất trên Google

Top 10 điểm đến du lịch được ‘truy tìm’ nhiều nhất trên Google

Trong danh sách 10 điểm đến du lịch được tìm kiếm nhiều nhất trên Google năm 2024, châu Âu chiếm phần lớn với 6 đại diện, châu Phi 3 địa điểm.
Khám phá chợ miền Tây 'chồm hổm' độc, lạ ở Hậu Giang

Khám phá chợ miền Tây 'chồm hổm' độc, lạ ở Hậu Giang

Nổi tiếng là ‘khu chợ OCD’ nhất Việt Nam, những quầy hàng ở chợ ‘chổm hổm’ (Hậu Giang) được bố trí đều tăm tắp với màu sắc rực rỡ từ các loại nông sản.
Du lịch Việt Nam: Top 5 thành phố ‘hút’ du khách nước ngoài dịp Tết Dương lịch 2025

Du lịch Việt Nam: Top 5 thành phố ‘hút’ du khách nước ngoài dịp Tết Dương lịch 2025

TP. Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Đà Nẵng, Hà Nội và Nha Trang là 5 điểm đến hấp dẫn du khách quốc tế trong dịp Tết Dương lịch 2025.
Nhà nghiên cứu 104 tuổi và cuốn sách giải A Giải thưởng Sách quốc gia năm 2024

Nhà nghiên cứu 104 tuổi và cuốn sách giải A Giải thưởng Sách quốc gia năm 2024

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư tự ví cuốn sách của mình như một tập cẩm nang khi muốn tìm kiếm một vấn đề gì liên quan đến TP. Hồ Chí Minh...
Ra mắt sách về Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân

Ra mắt sách về Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân

Cuốn sách 'Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân' được viết rõ ràng, khoa học, khúc chiết, giản dị và xúc động, không chỉ phù hợp với độc giả trẻ.
Cá kho làng Vũ Đại - Đặc sản nức tiếng gần xa của Hà Nam

Cá kho làng Vũ Đại - Đặc sản nức tiếng gần xa của Hà Nam

Xuất phát từ vùng quê dân dã, qua công đoạn chế biến cầu kỳ, cá kho làng Vũ Đại (Hà Nam) có hương vị đặc trưng, thơm mà không tanh, ngậy mà không béo.
Liên hoan phim Nhật Bản tại Việt Nam: Khán giả Việt hào hứng với phim chuyển thể từ truyện tranh

Liên hoan phim Nhật Bản tại Việt Nam: Khán giả Việt hào hứng với phim chuyển thể từ truyện tranh

Hai bộ phim của Nhật Bản là ‘Đi karaoke đi’ và ‘Haikyuu!! Trận chiến bãi phế liệu’ được khán giả đón nhận nhiệt tình khi chiếu tại Việt Nam.
Wigilia: Truyền thống ăn 12 món đêm Giáng sinh của Ba Lan

Wigilia: Truyền thống ăn 12 món đêm Giáng sinh của Ba Lan

Wigilia, đêm Giáng sinh truyền thống của người Ba Lan, không chỉ là một bữa tiệc gia đình mà còn là biểu tượng văn hóa nhiều ý nghĩa.
Cuộc cách mạng kiến trúc của Việt Nam: Không gian nhỏ, tác động lớn

Cuộc cách mạng kiến trúc của Việt Nam: Không gian nhỏ, tác động lớn

Theo Tiến sĩ Rachel Jahja từ Đại học RMIT Việt Nam, kiến trúc quy mô nhỏ ở Việt Nam là sự đối thoại sâu sắc giữa không gian, môi trường và di sản văn hóa.
Ký ức lịch sử tôn vinh những hy sinh của thế hệ đi trước

Ký ức lịch sử tôn vinh những hy sinh của thế hệ đi trước

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Câu lạc bộ 'Mãi mãi tuổi 20' tổ chức sự kiện 'Ký ức và niềm tin' nhân dịp Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt ...
Lễ hội Mừng lúa mới - phong tục lâu đời của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên

Lễ hội Mừng lúa mới - phong tục lâu đời của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên

Sáng 15/12, tại Làng truyền thống dân tộc K’Ho, thôn Klong Trao 1 (xã Gung Ré, huyện Di Linh, Lâm Đồng) đã diễn ra Lễ Mừng lúa mới của dân tộc K'ho S'Rê.
Bảo tồn và phát huy giá trị độc đáo của múa cổ truyền Thăng Long - Hà Nội

Bảo tồn và phát huy giá trị độc đáo của múa cổ truyền Thăng Long - Hà Nội

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, nghệ thuật múa cổ truyền đã hòa quyện vào dòng chảy văn hóa của Thăng Long - Hà Nội, tạo nên mạch nguồn văn hóa đặc trưng.
Vịnh Hạ Long là cầu nối quan trọng giữa Việt Nam với bạn bè, đối tác quốc tế

Vịnh Hạ Long là cầu nối quan trọng giữa Việt Nam với bạn bè, đối tác quốc tế

Vịnh Hạ Long đã đóng góp vào sự phát triển của Quảng Ninh, góp phần quan trọng đưa du lịch trở thành một trụ cột phát triển kinh tế của tỉnh.
Tỉnh Quảng Bình có thêm 3 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tỉnh Quảng Bình có thêm 3 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch Nguyễn Văn Hùng vừa ký quyết định công nhận 3 di sản của Quảng Bình là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO vinh danh: Nhân thêm niềm vui di sản

Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO vinh danh: Nhân thêm niềm vui di sản

Được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam mang lại dấu ấn mới...
Phiên bản di động