Chuyến thăm nâng cấp quan hệ Nga - Trung

Giới phân tích nhận định, chuyến thăm Nga của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong hai ngày 3 - 4/7/2017 là cơ hội để hai nước thúc đẩy các cuộc đối thoại song phương về nhiều vấn đề của khu vực và quốc tế nổi cộm.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
chuyen tham nang cap quan he nga trung Tổng thống Putin: Quan hệ Nga - Trung Quốc "ở mức cao chưa từng thấy"
chuyen tham nang cap quan he nga trung Quan hệ Nga - Trung Quốc: Gần thì gần nhưng thân thì khó

Cuộc gặp mang ý nghĩa địa chính trị

Trong khuôn khổ chuyến thăm Nga lần này, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiến hành hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin và thảo luận các vấn đề trong quan hệ song phương, các chương trình nghị sự quốc tế. Dự kiến, hai bên sẽ ký kết các thoả thuận với tổng trị giá hơn 10 tỷ USD.

Đây là cuộc gặp thứ 3 trong năm nay của lãnh đạo Nga và Trung Quốc. Tuy nhiên, Tổng thống Putin và Đại sứ Trung Quốc tại Nga Lý Huy đều khẳng định chuyến thăm lần này mới là sự kiện quan trọng trong quan hệ song phương.

chuyen tham nang cap quan he nga trung
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 4/7 tại Moscow, Nga. (Nguồn: AP)

Một trong những hướng quan trọng trong phát triển quan hệ Nga - Trung Quốc dự kiến được thảo luận trong cuộc gặp này là Dự án Con đường Tơ lụa của Trung Quốc và Liên minh kinh tế Á - Âu của Nga. Liên minh kinh tế Á - Âu và Con đường Tơ lụa là các định dạng đa phương và quyết định của các tổ chức này đòi hỏi phải được tất cả quốc gia thành viên thông qua.

Chính vì vậy, Giám đốc Viện Viễn Đông Sergey Luzyanin tin rằng, trong quan hệ song phương, sẽ là hợp lý hơn nếu tập trung vào hợp tác kinh tế. Trong nửa đầu năm 2017, thương mại của Nga với Trung Quốc, vốn suy giảm vào năm 2015, đã tăng trưởng 24% trong quý I/2017. Nếu xu hướng này còn tiếp tục thì tới cuối năm 2017, kim ngạch thương mại giữa Nga và Trung Quốc có thể đạt về mức trước khủng hoảng.

Các thoả thuận liên ngành, liên Chính phủ vốn đã được Bộ Ngoại giao Trung Quốc thông báo về việc ký kết hay những thoả thuận cho tới lúc này mới chỉ tồn tại trên giấy cũng được thảo luận trong cuộc gặp lần này.

Bên cạnh đó, một trong những đề tài quan trọng trong cuộc gặp sắp tới là giải quyết vấn đề Triều Tiên. Trung Quốc đã bày tỏ sự ủng hộ đối với kế hoạch của Bộ Ngoại giao Nga về giải quyết vấn đề này nên có thể chủ đề này sẽ được nhắc tới trong thông cáo chung giữa lãnh đạo hai nước sau cuộc gặp.

Theo các nhà quan sát, mặc dù chuyến thăm sắp tới không thể phân tách ranh giới rõ ràng giữa chương trình nghị sự chính trị và kinh tế nhưng đối với cả hai bên, cuộc gặp sẽ có ý nghĩa địa chính trị nhất định.

Khó đạt bước tiến về kinh tế

Việc xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược và củng cố quan hệ song phương Nga - Trung diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực có nhiều căng thẳng. Tình hình ở Trung Đông tiếp tục xấu đi, khiến cho cuộc khủng hoảng ở Syria ngày càng trầm trọng. Trong khi đó, quan hệ giữa Nga với các quốc gia phương Tây vẫn tồn tại những căng thẳng khi phương Tây tiếp tục cho rằng cần thiết phải mở rộng và kéo dài các lệnh trừng phạt chống Nga.

Giới chuyên gia cho rằng, hiện tại sự phát triển đối thoại tích cực Nga - Trung vẫn đang tiếp diễn và cả hai phía đều nhấn mạnh tới mức độ quan hệ song phương phát triển chưa từng thấy. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin 22 lần kể từ năm 2012 tới nay.

Tuy nhiên, những chuyến thăm diễn ra thường xuyên này cộng với hàng loạt những thay đổi của bối cảnh địa chính trị dường như vẫn chưa khiến cho mục tiêu hợp tác kinh tế sâu rộng hơn giữa hai nước trở thành hiện thực.

chuyen tham nang cap quan he nga trung
Cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo hồi tháng 5/2017 tại  Bắc Kinh, Trung Quốc. (Nguồn: Getty Images)

Quan hệ kinh tế gần gũi hơn là mục tiêu mà cả Nga và Trung Quốc đều tìm kiếm từ năm 2014, khi Nga bắt đầu bị phương Tây áp đặt các lệnh trừng phạt liên quan đến cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Nga khi đó đã phải hướng Đông để tìm kiếm nguồn tài chính thay thế cho tuyến huyết mạch bị phương Tây cắt đứt trong bối cảnh giá dầu trên thị trường thế giới lao dốc.

Năm 2014, Nga ký một thỏa thuận cung cấp khí đốt có thời hạn 30 năm và trị giá tới 400 tỷ USD cho Trung Quốc. Thỏa thuận này đã đem lại những lợi ích to lớn cho cả hai bởi Trung Quốc đang trong cơn khát năng lượng và không muốn phụ thuộc vào nguồn cung khí đốt và dầu mỏ từ Trung Đông. Tuy nhiên, theo NBC News, ngoài thỏa thuận này, quan hệ Nga - Trung vẫn chưa thực sự xích lại gần nhau.

Không chỉ vậy, quan hệ thương mại giữa Nga và Trung Quốc trong những năm gần đây không mấy tích cực, thậm chí bị xem là khá trì trệ. Mặc dù kim ngạch thương mại Nga - Trung chỉ xếp sau kim ngạch Nga - EU với 9,6% khối lượng xuất khẩu của Nga trong năm 2016 là sang Trung Quốc, tăng so với mức 7,5% của năm 2014, song Nga lại không nằm trong nhóm 10 đối tác thương mại hàng đầu của Trung Quốc.

Bên cạnh đó, sự hoài nghi của Nga trước sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc đối với các nước Trung Á cũng đang cản trở phần nào khả năng hợp tác giữa hai nước. Ngoài ra, Nga cũng không được coi là thị trường thu hút giới đầu tư Trung Quốc do chi phí lao động ở nước này thiếu tính cạnh tranh và độ kết nối với các thị trường châu Âu không lớn.

Nhiều nhà quan sát cho rằng với khả năng khía cạnh kinh tế khó đạt được bước đột phá, cuộc gặp thượng đỉnh lần này giữa hai nhà lãnh đạo Putin và Tập Cận Bình chủ yếu là vì mục đích chính trị.

Rộng hơn và xa hơn

Trong bối cảnh thế giới đang diễn biến phức tạp và khó lường, sự hợp tác Nga - Trung Quốc đang tạo ra cán cân mới trong cục diện quốc tế. Sự cần thiết của việc tăng cường làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung - Nga nằm trên nhiều phương diện.

Trung Quốc và Nga hiện đang đối mặt với thách thức chiến lược chung cũng như gánh vác trách nhiệm quốc tế chung trong bối cảnh thế giới bước vào thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh và chuẩn bị bước vào thế giới đa cực. Là hai cường quốc hàng đầu thế giới giữ ghế ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Trung Quốc và Nga phải gánh vác trách nhiệm phối hợp giải quyết một số vấn đề khu vực và toàn cầu, vì hòa bình và ổn định trên thế giới.

Vấn đề này đòi hỏi tầm nhìn của quan hệ hợp tác chiến lược Nga - Trung phải rộng hơn và xa hơn, có nhiều hành động hơn và phối hợp thống nhất hơn trong các vấn đề quan trọng của khu vực và thế giới.

chuyen tham nang cap quan he nga trung
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Diễn đàn “Vành đai và con đường” tháng 5/2017. (Nguồn: Reuters)

Trung Á là khu vực hạt nhân của Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO), khu vực tập trung nhiều thành viên của Liên minh kinh tế Á-Âu, đồng thời là khu vực trung tâm của hợp tác kết nối “Vành đai và Con đường”. Sự an toàn và ổn định của khu vực này liên quan đến lợi ích chiến lược quan trọng của Trung Quốc và Nga, do đó hai nước cần có nhiều hành động thể hiện vai trò “nước lớn” nhiều hơn, triển khai hợp tác chiến lược mạnh mẽ hơn.

Một thực tế không thể phủ nhận là Trung Quốc và Nga có ưu thế lớn để bổ sung cho nhau nên cần đi sâu hợp tác thiết thực, thực hiện phát triển chung. Trung Quốc là nước lớn mới nổi phát triển nhanh, đóng vai trò động cơ chủ yếu cho sự tăng trưởng kinh tế thế giới. Về phần mình, Nga có tài nguyên thiên nhiên phong phú, đặc biệt là dầu mỏ, khí đốt, đất đai và nước ngọt. Theo giới phân tích, hai nước có thể liên kết thành “Liên minh chiến lược khai thác tài nguyên”.

Bên cạnh đó, công nghiệp quốc phòng, hàng không vũ trụ, kỹ thuật vật liệu của Nga khá phát triển trong khi ngành công nghiệp nhẹ, điện tử và công nghệ thông tin của Trung Quốc khá tiên tiến. Với nguồn vốn dồi dào, năng lực sản xuất dư thừa và khả năng xây dựng cơ sở hạ tầng mạnh mẽ này, hai nước có thể liên kết thành “đối tác hợp tác phát triển hiện đại hóa”. Hai nước cũng có thể kết nối với nhau để biến thành hiện thực chiến lược phát triển khu vực phía Đông của Nga và chiến lược cải cách những cơ sở công nghiệp cũ ở phía Đông Bắc của Trung Quốc.

Đó là chưa kể đến việc Nga và Trung Quốc cùng phải phát huy vai trò đầu tàu trong việc xây dựng SCO và hợp tác kết nối “Vành đai và con đường”.

Ngoài ra, về mặt ngoại giao chiến lược, sự phối hợp giữa hai nước có thể tạo ra ý nghĩa chiến lược to lớn đối với việc lập kế hoạch và quản lý chiến lược quốc tế.

chuyen tham nang cap quan he nga trung Nga - Trung sẽ thảo luận các vấn đề kinh tế

Phát biểu với báo giới ngày 5/11, Phó Thủ tướng Nga Sergei Prikhodko cho biết ngày 7/11, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev sẽ tiếp người đồng ...

chuyen tham nang cap quan he nga trung Nga - Trung tăng cường quan hệ qua chuyến thăm của Putin

Chuyến công du Trung Quốc vừa qua của Tổng thống Nga Putin dường như đã nhắm trúng được nhiều lợi ích kinh tế và chính ...

chuyen tham nang cap quan he nga trung Mục đích chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Putin

Chuyến thăm này của nhà lãnh đạo Nga dường như để chứng tỏ hợp tác giữa Nga và Trung Quốc không chỉ dừng lại ở ...

(theo TTXVN)

Đọc thêm

VFF đã 'chốt' vị trí HLV trưởng đội tuyển và U23 Việt Nam

VFF đã 'chốt' vị trí HLV trưởng đội tuyển và U23 Việt Nam

Sau hơn một tháng tìm kiếm huấn luyện viên trưởng đội tuyển quốc gia Việt Nam, Liên đoàn bóng đá Việt Nam chính thức bổ nhiệm HLV Kim Sang Sik.
XSMN 3/5, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 6 ngày 3/5/2024. xổ số ngày 3 tháng 5. xổ số hôm nay 3/5/2024

XSMN 3/5, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 6 ngày 3/5/2024. xổ số ngày 3 tháng 5. xổ số hôm nay 3/5/2024

XSMN 3/5 - Kết quả xổ số ngày 3 tháng 5. XSMN thứ 6. Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 3/5/2024. KQSXMN. xổ số hôm nay ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 4/5/2024: Bọ Cạp cẩn thận sập bẫy

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 4/5/2024: Bọ Cạp cẩn thận sập bẫy

Tử vi hôm nay 4/5/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 4/5 và sáng 5/5: Lịch thi đấu Ngoại Anh vòng 36 - Man City vs Wolves; V-League - SLNA vs Hà Nội

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 4/5 và sáng 5/5: Lịch thi đấu Ngoại Anh vòng 36 - Man City vs Wolves; V-League - SLNA vs Hà Nội

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 4/5 và sáng 5/5: Lịch thi đấu V-League - CAHN vs Nam Định; Ngoại Anh vòng 36 - Arsenal vs Bournemouth...
Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam - XSMN 3/5 - SXMN 3/5/2024 - kết quả xổ số hôm nay 3/5

Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam - XSMN 3/5 - SXMN 3/5/2024 - kết quả xổ số hôm nay 3/5

XSMN 3/5 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 3/5/2023. kết quả xổ số ngày 3 tháng 5. xổ số hôm nay 3/5. SXMN 3/5. XSMN ...
Quan chức Ukraine ‘tổng tấn công’ Nga trên mạng xã hội, đồng loạt ủng hộ Mỹ mạnh tay hơn lệnh trừng phạt uranium

Quan chức Ukraine ‘tổng tấn công’ Nga trên mạng xã hội, đồng loạt ủng hộ Mỹ mạnh tay hơn lệnh trừng phạt uranium

Mỹ ra tay ‘tấn công’ uranium của Nga, các quan chức Ukraine đồng loạt hưởng ứng, kêu gọi Washington mạnh tay hơn nữa... việc này có dễ?
Sau gần 1/4 thế kỷ, Đức lại đón chuyến thăm cấp nhà nước của một tổng thống Pháp

Sau gần 1/4 thế kỷ, Đức lại đón chuyến thăm cấp nhà nước của một tổng thống Pháp

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ có chuyến thăm cấp nhà nước tới Đức trong tháng 5 này.
Nga nói gì về thông tin hợp tác quân sự với Triều Tiên?

Nga nói gì về thông tin hợp tác quân sự với Triều Tiên?

Nga cho hay, những cáo buộc của phương Tây chống lại nước này và Triều Tiên trong hợp tác quân sự là vô căn cứ.
Australia giao đơn hàng sản xuất áo giáp trị giá 20 triệu USD cho công ty nội địa

Australia giao đơn hàng sản xuất áo giáp trị giá 20 triệu USD cho công ty nội địa

Australia đặt đơn hàng trị giá 30 triệu AUD với tập đoàn Craig International Ballistics để sản xuất áo giáp cho Lực lượng phòng vệ Australia (ADF).
Iran trừng phạt trả đũa Mỹ, Anh vì ủng hộ Israel

Iran trừng phạt trả đũa Mỹ, Anh vì ủng hộ Israel

Iran công bố các biện pháp trừng phạt trả đũa đối với 25 cá nhân và thực thể của Mỹ và Anh vì hỗ trợ Israel trong cuộc xung đột ở Dải Gaza.
Ba Lan: Công ty dầu khí Orlen bị nghi ngờ có mối liên hệ với Hezbollah

Ba Lan: Công ty dầu khí Orlen bị nghi ngờ có mối liên hệ với Hezbollah

Các công tố viên Ba Lan đang điều tra xem liệu Orlen có liên kết với lực lượng Hezbollah ở Lebanon thông qua công ty con ở Thụy Sỹ hay không.
Hội nghị hòa bình Ukraine: Thụy Sỹ không mời Nga, Kiev muốn Trung Quốc có mặt

Hội nghị hòa bình Ukraine: Thụy Sỹ không mời Nga, Kiev muốn Trung Quốc có mặt

Thụy Sỹ đã mời hơn 160 đoàn tham dự hội nghị hòa bình Ukraine vào tháng tới, song hiện tại, Nga không có tên trong danh sách.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Phiên bản di động