Chuyện Triều Tiên: Bên hối hả, phía hững hờ

Dịch Dung
Phân tích và Bình luận chính trị
TGVN. Triều Tiên vừa phóng vật thể bay rơi vào vùng biển đặc quyền kinh tế của Nhật Bản, trong khi vừa tuyên bố nối lại đàm phán với Mỹ. Giải mã thế nào về động thái này? Phân tích của Báo Thế giới & Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
chuyen trieu tien ben hoi ha phia hung ho Triều Tiên phóng vật thể bay không xác định, Bộ Quốc phòng Nhật Bản họp khẩn
chuyen trieu tien ben hoi ha phia hung ho Truyền thông Triều Tiên: Mừng ông Bolton đi, ngại ông Pompeo ở
chuyen trieu tien ben hoi ha phia hung ho
Khi cần thời sự hoá và thu hút quan tâm của bên ngoài, Triều Tiên luôn có động thái như thế. (Minh họa của Steve Sack/Minneapolis Star Tribune)

Trong chính trị thế giới và quan hệ quốc tế, có hai cách thường thấy được sử dụng để khuấy động và cuốn hút sự quan tâm chung của công chúng và dư luận. Cách thứ nhất là bị đối tác bên ngoài làm cho để ý đến và cách thứ hai là chủ động làm để cho được để ý đến.

Đặc thù Triều Tiên

Nếu soi vào Triều Tiên hiện tại thì dường như bóng dáng của cách thứ hai có vẻ đậm bóng và sắc nét hơn cách thứ nhất. Cảm nhận này khó có thể bị làm cho nhạt nhoà khi xâu chuỗi những động thái từ phía Triều Tiên trong thời gian vừa qua, đặc biệt những chuyện như tầu đánh cá của Triều Tiên ở vùng biển của Nga, như tin về việc nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sắp lại thăm Trung Quốc, như thông cáo về nối lại đàm phán giữa Triều Tiên và Mỹ hay như việc Triều Tiên lại phóng vật thể bay mà lại còn rơi xuống vùng biển đặc quyền kinh tế của Nhật Bản.

Xưa nay, việc Triều Tiên thử nghiệm hạt nhân hay phóng tên lửa luôn nhạy cảm nhất về chính trị an ninh ở khu vực Đông Bắc Á và gây mắc mớ lớn nhất trong quan hệ của đất nước này với Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản cũng như khiến những đối tác vốn được coi là đồng minh truyền thống của Triều Tiên như Trung Quốc hay Nga thêm phần khó xử. Sau nhiều tháng ngày ngưng trệ, việc Mỹ và Triều Tiên nhất trí và ấn định cụ thể thời điểm nối lại đàm phán chính thức là tín hiệu được dư luận hoan nghênh, được nhìn nhận như một bước tiến hoặc ít nhất thì cũng là động thái tích cực. Vì thế, việc Triều Tiên ngay sau khi công bố nối lại đàm phán với Mỹ và ngay trước khi vòng đàm phán mới diễn ra đã lại phóng vật thể bay và lại còn phóng loại vật thể bay với khả năng bay cao và vươn xa không thể không khiến bên ngoài thấy có phần lạ lùng.

Nhưng cái gì cũng đều có nguyên do của nó, trong cuộc sống, đời người cũng như trong chính trị thế giới và quan hệ quốc tế. Đã từ khá lâu nay rồi, việc Triều Tiên phóng tên lửa hay vật thể bay nào đấy phục vụ cho nghiên cứu và phát triển chỉ là mục đích phụ mà phục vụ cho mưu tính chính trị mới là chính, chủ yếu và trước hết. Mỗi khi cần thời sự hoá chuyện của mình và thu hút sự quan tâm theo dõi của bên ngoài, Triều Tiên luôn có những động thái như thế. Mô thức hành động đặc thù của Triều Tiên là như thế.

Có thể thấy được nguyên cớ chính ở trên hai khía cạnh.

Mỹ hờ hững

Thứ nhất, mối quan hệ giữa Mỹ và Triều Tiên cho đến nay đã được cải thiện rất rõ và cơ bản so với trước nhưng vẫn còn rất nhiều trắc trở và còn cách rất xa dấu mốc để được coi là bình thường. Mỹ tuy chưa giải quyết được vấn đề hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên nhưng chỉ cần duy trì được thực trạng hiện tại thôi trong quan hệ với Triều Tiên thì cũng đã đủ để được lợi nhiều so với trước trong khi thực trạng này tồn tại càng lâu dài thì lại càng bất lợi nhiều bề đối với Triều Tiên.

Vì thế, chừng nào còn níu kéo được Triều Tiên không đảo ngược tiến trình hoà bình và hoà giải, không cắt đứt đàm phán và về lại thời xưa thì chừng đấy Mỹ còn có thể không vội. Phía Mỹ hiện hững hờ với việc thúc đẩy tiến trình hoà bình và hoà giải với Triều Tiên bởi thấy duy trì đàm phán thì dễ nhưng giải quyết vấn đề hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên thì vẫn bất khả thi.

Hơn nữa, chuyện xử lý quan hệ của Mỹ với Triều Tiên hiện đâu có cấp bách đối với Mỹ bằng chuyện xử lý quan hệ của Mỹ với Iran. Nước Mỹ lại còn sôi động bởi chuyện phe Đảng Dân chủ tiến hành những bước đi đầu tiên hướng tới tiến trình phế truất tổng thống đương nhiệm Donald Trump. Trong bối cảnh tình hình đối nội và đối ngoại như thế, ông Trump dẫu có muốn cũng không thể và không dám chấp nhận nhượng bộ một cách cơ bản và đáng kể cho Triều Tiên. Ở đây, nguy cơ lợi bất cập hại và phản tác dụng quá lớn và rất thực tế đối với ông Trump.

Triều Tiên sốt ruột

Thứ hai, Triều Tiên không thể không sốt ruột với cuộc chơi mới giữa Mỹ và Triều Tiên. Nếu Triều Tiên không chủ động và có cách thức thích hợp thì sẽ chẳng khác gì ngồi dưới gốc cây chờ sung rụng. Những vụ phóng vật thể bay trong thời gian vừa qua đều ẩn chứa thông điệp của Triều Tiên là tiến trình nếu không nhanh chóng được thúc đẩy thì sẽ bị lùi chứ không phải chỉ dậm chân tại chỗ.

Vụ phóng vật thể bay mới đây nhất của Triều Tiên vừa nhắc lại thông điệp ấy vừa còn ẩn ý đòi hỏi của Triều Tiên đối với Mỹ là vòng đàm phán này phải đạt được tiến triển thực chất và cụ thể. Triều Tiên phải hối hả bởi nếu giữa Mỹ và Triều Tiên cứ tiếp tục như trong thời gian vừa qua, khi Triều Tiên ngừng thử hạt nhân và tên lửa hành trình liên lục địa mà Mỹ không dỡ bỏ những biện pháp trừng phạt Triều Tiên, thì thời gian chỉ ủng hộ Mỹ chứ không ủng hộ Triều Tiên.

chuyen trieu tien ben hoi ha phia hung ho Bán đảo Triều Tiên: Kịch cũ hết dần kịch tính

TGVN. Sự tương phản là rất rõ ràng trong thái độ của Triều Tiên đối với Mỹ khác hẳn so với thái độ đối với ...

chuyen trieu tien ben hoi ha phia hung ho Từ chối nói về bức thư của nhà lãnh đạo Triều Tiên, Tổng thống Mỹ chưa sẵn sàng tới Bình Nhưỡng

TGVN. Ngày 16/9, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã từ chối trả lời liệu nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un có mời ông tới Bình ...

chuyen trieu tien ben hoi ha phia hung ho Ngoại trưởng Mỹ: Triều Tiên có quyền tự vệ và Washington sẽ bảo đảm an ninh cho Bình Nhưỡng

TGVN. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 6/9 đã thừa nhận rằng Triều Tiên có quyền tự vệ và cam kết Washington sẽ bảo đảm ...

Dịch Dung

Đọc thêm

Giá xăng dầu hôm nay 5/5: Tuần 'trượt dốc không phanh'

Giá xăng dầu hôm nay 5/5: Tuần 'trượt dốc không phanh'

Giá xăng dầu hôm nay 5/5, tuần này gần như là tuần 'trượt dốc không phanh' của giá dầu.
Premier League: Erling Haaland phá kỷ lục của bộ ba huyền thoại Man Utd

Premier League: Erling Haaland phá kỷ lục của bộ ba huyền thoại Man Utd

Với 21 lần lập hat-trick, Erling Haaland đã vượt qua bộ ba huyền thoại của Man Utd là Ruud van Nistelrooy, Robin van Persie và Dimitar Berbatov.
Vấn đề xung đột ở Dải Gaza đứng đầu trong chương trình nghị sự của Hội nghị thượng đỉnh OIC tại thủ đô Gambia

Vấn đề xung đột ở Dải Gaza đứng đầu trong chương trình nghị sự của Hội nghị thượng đỉnh OIC tại thủ đô Gambia

Phiên họp thứ 15 của Hội nghị cấp cao Tổ chức Hội nghị Hồi giáo (OIC) đã khai mạc tại Gambia hôm 4/5.
Cận cảnh siêu xe Ferrari 12Cilindri vừa ra mắt, giá từ 10,78 tỷ đồng

Cận cảnh siêu xe Ferrari 12Cilindri vừa ra mắt, giá từ 10,78 tỷ đồng

Siêu xe Ferrari 12Cilindri vừa ra mắt để thay thế cho chiếc 812 Superfast, với mức giá bán 10,78 tỷ đồng và vẫn sử dụng động cơ V12 hút khí ...
Giá cà phê hôm nay 5/5/2024: Giá cà phê rơi tự do, hàng mới đổ về, thị trường 'bớt nóng' từ đây?

Giá cà phê hôm nay 5/5/2024: Giá cà phê rơi tự do, hàng mới đổ về, thị trường 'bớt nóng' từ đây?

Giá cà phê hôm nay 5/5/2024: Giá cà phê rơi tự do, hàng mới đổ về, thị trường 'bớt nóng' từ đây?
BMW thay đổi cách đặt tên để phân biệt giữa xe xăng và xe điện

BMW thay đổi cách đặt tên để phân biệt giữa xe xăng và xe điện

Hãng xe sang của Đức BMW sẽ từng bước ngừng sử dụng chữ 'i' trong tên gọi của những mẫu xe xăng.
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chuyến thăm Pháp, Hungary và Serbia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng 5 được cho là sẽ tạo động lực cho quan hệ Trung Quốc-châu Âu.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Phiên bản di động