TIN LIÊN QUAN | |
ASEAN và CMCN 4.0: Phát triển hoặc tụt hậu | |
Truy xuất nguồn gốc hàng hóa: Yêu cầu bắt buộc thời 4.0 |
Từ năm 2007 đến năm 2014, thương mại của các quốc gia ASEAN tăng gần 1 nghìn tỷ USD lên tổng số 2,5 nghìn tỷ USD. Trong đó, khoảng 24% tổng thương mại của ASEAN là nội khối, thương mại với Trung Quốc chiếm 14%, với châu Âu chiếm 10%, với Nhật Bản chiếm 9% và với Mỹ chiếm 8%. Trong cùng kỳ, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng từ 85 tỷ USD lên 136 tỷ USD.
Đặc biệt, các sáng kiến như Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) cho thấy rõ cam kết của ASEAN đối với việc phát triển kinh tế của khu vực cũng như toàn cầu. Mọi nỗ lực của Hiệp hội đang được đền đáp, thể hiện qua việc GDP bình quân đầu người tăng 63,2% từ năm 2007 đến năm 2015. Nếu được coi là một quốc gia, ASEAN sẽ nằm trong số 10 cường quốc kinh tế hàng đầu trên thế giới.
SMEs chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế ASEAN và CMCN 4.0 là chìa khóa để các SMEs phát triển. (Nguồn: ASEAN Post) |
Vai trò quan trọng
Theo khảo sát ở 6 nước ASEAN, bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam, SMEs ở ASEAN chiếm hơn 50% GDP và 30% xuất khẩu, SMEs cũng sử dụng nhiều nguồn lao động nhất, trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế. Ví dụ ở Thái Lan và Việt Nam, SMEs chiếm gần 99% tổng số doanh nghiệp và sử dụng hơn 70% lực lượng lao động.
Thành công trong tương lai của các SMEs phụ thuộc vào khả năng của các doanh nghiệp cũng như năng lực của họ khi tham gia vào thương mại toàn cầu. SMEs trong ASEAN đã kỳ vọng doanh thu từ khu vực Bắc, Nam Á, châu Âu và Trung Đông - châu Phi tăng gấp đôi vào năm 2020. Điều này phản ánh mong muốn vươn ra toàn cầu của SMEs. Tuy nhiên, theo các khảo sát, rào cản trong thương mại quốc tế với SMEs vẫn ở mức cao, bao gồm những trở ngại liên quan đến chi phí vận chuyển ra nước ngoài, thông tin thị trường.
Công cụ bứt rào
Nhưng có lẽ, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) là một chìa khóa, giúp SMEs không chỉ của ASEAN mà trên toàn thế giới phá vỡ những rào cản để vươn xa. 86% SMEs nhận ra rằng công nghệ đang “cân bằng sân chơi” để họ hoạt động trên toàn cầu.
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo đang là xu hướng tất yếu để tạo sự khác biệt cho doanh nghiệp. |
Công nghệ đang chuyển đổi ngành công nghiệp logistics và nới lỏng quá trình kinh doanh ở nước ngoài cho SMEs. Các nhà cung cấp dịch vụ logistics hiện cung cấp các nền tảng vận tải hàng hóa trực tuyến cho SMEs, xóa mờ những thách thức trong xuất khẩu bằng cách cung cấp các báo giá tức thời, đảm bảo tính minh bạch, và cho phép SMEs giữ hồ sơ được số hóa. Các sáng kiến công nghệ đang tạo ra một môi trường cạnh tranh hơn. Trí tuệ nhân tạo (AI) đang góp phần tự động hóa các quy trình, cân đối phân bổ nguồn lực và thực hiện chức năng giám sát.
Thương mại điện tử cũng là một mảnh đất màu mỡ cho SMEs, giúp SMEs có thể cung cấp sản phẩm và dịch vụ trực tuyến, tiếp cận với khách hàng quy mô toàn cầu. Mặc dù vậy, để SMEs tận dụng được tối đa xu hướng này, chính phủ các nước cần đảm bảo một nền tảng Internet tốt.
Mặc dù hiện nay, thương mại điện tử vẫn tương đối kém phát triển trong ASEAN, chiếm chưa đến 1% tổng doanh số bán lẻ nhưng thực tế này sẽ sớm thay đổi khi Internet lan rộng toàn khu vực. Hiện tại, 67 triệu hộ gia đình ASEAN đã tiếp cận được với Internet, con số này sẽ tăng gấp đôi, lên tới 125 triệu vào năm 2025.
Tóm lại, CMCN 4.0 sẽ có những tác động tích cực, quan trọng đối với sự phát triển của SMEs trong ASEAN, góp phần phát triển nền kinh tế toàn khu vực.
Doanh nghiệp Nhật đang nhắm đến nguồn nhân lực CNTT của Việt Nam Ngày 29/8, tại Hà Nội, Ngày Công nghệ Thông tin (CNTT) Nhật Bản 2018 (Japan ICT Day) đã chính thức khai mạc với chủ đề ... |
Ứng dụng công nghệ số để phát triển du lịch thông minh Ngày 29/8, tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức hội thảo “Ứng dụng giải pháp công nghệ ... |
Phát động Cuộc thi viết về Giao thông Vận tải Ngày 28/8, tại Hà Nội, Báo Giao thông (Bộ Giao thông Vận tải) đã phát động Cuộc thi “Báo chí viết về Giao thông Vận ... |