Có gì đáng chú ý trong cuộc tập trận chung Nga-Belarus?

Văn Đỉnh
Ngày 10/2, Nga và Belarus bắt đầu tập trận chung mang tên 'Quyết tâm đồng minh 2022'. Cùng thời điểm, quân đội Ukraine cũng tiến hành tập trận.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Có gì đáng chú ý trong cuộc tập trận Nga-Belarus?
Quân đội Nga-Belarus trong cuộc tập trận chung. (Nguồn: Shutterstock)

Trong thông báo của Bộ Quốc phòng Nga về kế hoạch của cuộc tập trận chung Nga-Belarus mang tên 'Quyết tâm đồng minh 2022' có đề cập việc sử dụng loại vũ khí mới (chưa có tên gọi). Vũ khí này dựa trên những nguyên lý vật lý mới, phối hợp hành động của quân đội Nga và Belarus trong cuộc chiến chống khủng bố.

Thông điệp gửi tới Ukraine

Nội dung quan trọng nhất của tập trận lần này là thực hành tấn công đáp trả những cuộc không kích dồn dập của đối phương. Giai đoạn cuối cùng của cuộc tập trận là chặn đứng cuộc tấn công quy mô lớn của những cụm quân binh chủng hợp thành của kẻ thù giả định.

Lãnh đạo các nước thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cáo buộc Nga lợi dụng tập trận để che đậy những hoạt động chuẩn bị cho một cuộc tấn công vào Ukraine.

Trong khi đó, Kiev cũng tiến hành tập trận ngay sát Belarus và Crimea. Trong cuộc tập trận này, Ukraine tiến hành thử nghiệm những vũ khí mới, những vũ khí do nước ngoài viện trợ trong những tháng gần đây.

Chuyên gia quân sự Nga Alexei Leonkov tiết lộ cuộc tập trận chung Nga-Belarus diễn ra theo kịch bản là kẻ thù giả định sử dụng không quân, máy bay không người lái tấn công bằng vũ khí chính xác cao. Nhiệm vụ đặt ra cho quân đội Nga-Belarus là chống đỡ các cuộc không kích từ các hướng khác nhau của đối phương.

Nhà nước liên minh Nga-Belarus có hệ thống phòng không chung. Các đơn vị phải phối hợp hành động với nhau một cách nhuần nhuyễn, một yêu cầu hết sức quan trọng. Bên cạnh đó, các đơn vị phải biết phân định mục tiêu, bộ phận nào chịu trách nhiệm tiêu diệt mục tiêu nào.

"Phi công và xạ thụ của Nga đã kinh qua tác chiến ở Syria, đã có kinh nghiệm, những kinh nghiệm này sẽ được chia sẻ cho các đồng đội Belarus”, chuyên gia Alexei Leonkov cho biết.

Đánh giá về mục đích của cuộc tập trận, chuyên gia quân sự Nga Vladislav Shurygin chỉ ra rằng tình hình Ukraine ngày càng trở nên căng thẳng, vì quân đội nước này tiếp nhận rất nhiều vũ khí hiện đại từ các nước thành viên NATO.

Theo ông Vladislav Shurygin, số vũ khí này mang lại ưu thế nhất định cho quân đội Ukraine đối với hai nước cộng hòa nhân dân tự xưng Lugansk và Donetsk. Một số thế lực của Ukraine cho rằng đây là thời điểm thuận lợi để giải quyết vấn đề Donbass bằng vũ lực.

Chuyên gia Vladislav Shurygin khẳng định: "Cuộc tập trận Nga-Belarus muốn gửi tới cái đầu nóng Ukraine những tín hiệu rằng hy vọng của họ là không có cơ sở, rằng nước Nga luôn có ý chí chính trị bảo vệ nhà nước liên minh và những người Nga sống ở nước ngoài”.

Lực lượng hùng hậu, trang thiết bị tối tân

Tham gia tập trận "Quyết tâm đồng minh 2022", Nga chủ yếu đưa lực lượng của quân khu phía Đông tới Belarus. Ngoài những đơn vị bộ binh, còn có lực lượng thủy quân lục chiến của Hạm đội Thái Bình Dương, các lữ đoàn lính dù. Tuy nhiên, con số binh lính cụ thể không được Bộ Quốc phòng Nga công bố.

Cùng với đó, Nga đem theo nhiều trang thiết bị, vũ khí tối tân, bao gồm các phi đội tiêm kích Su-35S, cường kích Su-25SMZ. Tổ hợp phòng không tầm xa S-400, tổ hợp phòng không tầm ngắn Pantsir-S, các đơn vị xe tăng, bộ binh cơ giới, pháo binh và tổ hợp tên lửa chiến dịch - chiến thuật Iskander.

Trước đó, ngày 8/2, Nga lần đầu tiên triển khai máy bay tiêm kích đánh chặn Mi-31K mang theo tên lửa siêu thanh Kinzhal tới căn cứ quân sự ở Kaliningrad.

Ngày 10/2, 6 tàu đổ bộ cỡ lớn của Hạm đội phương Bắc và Hạm đội Baltic của Nga đã tới Sevastopol. Trước đó, Nga thông báo đóng cửa không phận bán đảo Crimea và vùng biển Azov, cấm tàu thuyền hoạt động, do lực lượng hải quân Nga tiến hành tập trận bắn đạn thật.

Tham gia cuộc tập trận lần này còn có những đơn vị làm công tác hỗ trợ, hậu cần. Ngoài ra, Moscow còn điều động lực lượng của quân khu phía Tây và phía Nam tới những thao trường gần biên giới với Ukraine.

Bày tỏ lo ngại về cuộc tập trận, Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian ngày 10/2 cho biết: “Nga đã tập trung khoảng 125.000 quân sát biên giới Ukraine. Lực lượng này được cho là đủ để thực hiện một cuộc tấn công, tuy nhiên quyết định vẫn chưa được đưa ra”.

Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố: “Nga tập trung đông quân trên biên giới Ukraine để tạo ra sức ép về tâm lý. Ukraine sẽ làm tất cả những gì có thể, để củng cố khả năng phòng thủ quốc gia của mình”.

Đồng thời với cuộc tập trận Nga-Belarus, quân đội Ukraine cũng tiến hành diễn tập, trùng thời gian từ ngày 10-20/2.

Tham gia diễn tập của quân đội Ukraine có máy bay không người lái Bayraktar, tổ hợp tên lửa chống tăng vác vai Javelin, và tên lửa chống tăng có điều khiển NLAW.

Căng thẳng Nga-Ukraine và mối đe dọa chiến tranh hạt nhân hiện hữu

Căng thẳng Nga-Ukraine và mối đe dọa chiến tranh hạt nhân hiện hữu

Trong bối cảnh khủng hoảng Nga-Ukraine ngày càng sâu sắc, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra hậu quả khủng khiếp nếu một cuộc xung đột ...

Đức 'đau đầu' trước sức ép phải 'xóa sổ' Dòng chảy phương Bắc 2

Đức 'đau đầu' trước sức ép phải 'xóa sổ' Dòng chảy phương Bắc 2

Tại cuộc gặp mới đây tại Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden dường như không thể thuyết phục Thủ tướng Đức Olaf Scholz khép lại ...

(theo iz.ru)

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Xem nhiều

Đọc thêm

Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Chủ tịch Quốc hội khẳng định Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ Việt Nam-Campuchia.
Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Tổng Bí thư tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch đảng UMNO và các lãnh đạo cấp cao trong Liên minh cầm quyền tại Malaysia.
Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Viện Tim quốc gia Malaysia

Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Viện Tim quốc gia Malaysia

Phu nhân Ngô Phương Ly bày tỏ sự cảm phục, quý trọng tinh thần yêu nghề, hết lòng chăm sóc bảo vệ sức khỏe người dân của các y sĩ, ...
Thêm nhiều điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng học bạ

Thêm nhiều điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng học bạ

Dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm ...
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, tăng cường hợp tác trên lĩnh vực năng ...
Đợt trục xuất lớn nhất lịch sử nước Mỹ cận kề, lao động nhập cư phấp phỏng trước giờ G

Đợt trục xuất lớn nhất lịch sử nước Mỹ cận kề, lao động nhập cư phấp phỏng trước giờ G

Các ngành công nghiệp như nông nghiệp, giải trí và khách sạn...có thể là những ngành chịu tác động lớn nhất bởi lệnh trục xuất lao động nhập cư của ...
Tin thế giới 22/11: Ukraine thông tin về siêu tên lửa Nga, Lào-Trung Quốc gia tăng hợp tác quốc phòng, châu Âu chia rẽ về lệnh bắt Thủ tướng Israel

Tin thế giới 22/11: Ukraine thông tin về siêu tên lửa Nga, Lào-Trung Quốc gia tăng hợp tác quốc phòng, châu Âu chia rẽ về lệnh bắt Thủ tướng Israel

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary Viktor Orbán ngày 22/11 lên tiếng chỉ trích Tòa án hình sự quốc tế (ICC) về việc phát lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga chuẩn bị đối phó với bất kỳ diễn biến nào liên quan tình hình xung đột Ukraine, dù luôn ưu tiên và đã sẵn sàng cho các biện pháp hòa bình.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un: Thế giới đang chứng kiến sự hỗn loạn và bạo lực nhất kể từ Thế chiến II

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un: Thế giới đang chứng kiến sự hỗn loạn và bạo lực nhất kể từ Thế chiến II

Chủ tịch Triều Tiên cho rằng, các mối quan hệ quốc tế đã vượt quá điểm bùng nổ nguy hiểm và biến thành những cuộc xung đột vô cùng thảm khốc.
Ukraine báo động tấn công tên lửa tại nhiều tỉnh, Nga kêu gọi IAEA giám sát Kiev trong lĩnh vực hạt nhân

Ukraine báo động tấn công tên lửa tại nhiều tỉnh, Nga kêu gọi IAEA giám sát Kiev trong lĩnh vực hạt nhân

Rạng sáng ngày 22/11, nhiều tỉnh của Ukraine đã đồng loạt phát báo động phòng không kéo dài nhiều giờ liên quan đến khả năng bị tấn công bằng tên lửa đạn đạo.
Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Iran tuyên bố sẽ khởi động một loạt máy ly tâm mới và tiên tiến để đáp trả việc IAEA ra nghị quyết yêu cầu Tehran cải thiện hợp tác.
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động