Có gì trong Chiến lược an ninh quốc gia Nhật Bản?

Phan Quân
Chiến lược an ninh quốc gia vạch ra tầm nhìn của Nhật Bản trong bảo đảm an ninh của xứ sở hoa anh đào trước những biến động nhanh, phức tạp và khó lường.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio công bố Chiến lược an ninh quốc gia ngày 16/12. (Nguồn: Reuters)
Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio công bố Chiến lược an ninh quốc gia ngày 16/12. (Nguồn: Reuters)

Thách thức nghiêm trọng

Trước tiên, Chiến lược nhận định “trọng tâm quyền lực toàn cầu” dịch chuyển về khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương với tác động trung và dài hạn, thậm chí thay đổi “bản chất của cộng đồng quốc tế”.

Đặc biệt, tài liệu này cho rằng Trung Quốc, Nga và Triều Tiên là thách thức an ninh nghiêm trọng với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và toàn cầu. Đây là thay đổi rõ nét nhất so với phiên bản năm 2013, từng coi Trung Quốc và Nga là những đối tác chiến lược.

Giờ đây, Tokyo lại coi chính sự trỗi dậy của Bắc Kinh là “thách thức chiến lược lớn nhất” đối với trật tự quốc tế với những quan ngại về các vấn đề tại Biển Hoa Đông, Biển Đông và xung quanh Senkaku/Điếu Ngư, căng thẳng leo thang tại eo biển Đài Loan, đe dọa an ninh ở Đông Bắc Á, Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và toàn thế giới. Nhật Bản cho rằng, Trung Quốc cần đóng góp tích cực hơn để giải quyết thách thức toàn cầu, tương xứng với ảnh hưởng quốc tế.

Tài liệu cũng cho thấy sự thận trọng trước Nga, nhất là khi hai nước vẫn tranh chấp lãnh thổ phương Bắc/Nam Kuril. Theo Tokyo, hợp tác ngày càng chặt chẽ giữa Moscow và Bắc Kinh, với tập trận chung gần lãnh thổ Nhật Bản, cùng hoạt động quân sự của Nga tại Ukraine, là “mối quan ngại an ninh” lớn.

Trong khi đó, các hoạt động quân sự gần đây của Triều Tiên như bắn pháo hay phóng thử tên lửa đạn đạo, với một tên lửa bay qua không phận của Tokyo, là “mối đe dọa nghiêm trọng, tức thời, chưa từng có với an ninh quốc gia Nhật Bản”.

Thêm nữa, so với văn bản năm 2013, Chiến lược lần này đề cập nhiều thách thức an ninh phi truyền thống và khái niệm an ninh trong các lĩnh vực khác. Đó là an ninh về kinh tế như bảo đảm chuỗi cung ứng, sự an toàn của hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu, công nghệ lõi; an ninh về tài nguyên; an ninh trên không gian số, trên biển hay không gian. Thực tế này đòi hỏi các nước, bao gồm Nhật Bản, nhận thức rõ ràng và có hướng giải quyết.

Giải pháp toàn diện

Trước những thách thức trên, tài liệu đưa ra giải pháp của chính phủ Thủ tướng Kishida Fumio với ba hướng tiếp cận chính.

Đầu tiên, văn bản cho rằng, tăng cường liên minh với Mỹ trên mọi khía cạnh, từ kinh tế, ngoại giao và quân sự là “không thể thay thế” trong bảo đảm an ninh của xứ sở hoa anh đào tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và trên thế giới. Hợp tác với các đồng minh, đối tác khác như Australia, Ấn Độ, Hàn Quốc, Canada, Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong các mạng lưới chung cũng đặc biệt quan trọng và sẽ được thúc đẩy dưới nhiều hình thức từ quân sự, ngoại giao, hợp tác phát triển kinh tế đến giải quyết vấn đề toàn cầu.

Thứ hai, Nhật Bản ưu tiên giải quyết bất đồng thông qua ngoại giao và đối thoại với các nước, ngay cả trong vấn đề chủ quyền biên giới lãnh thổ.

Một mặt, Nhật Bản phản đối “các nỗ lực đơn phương thay đổi hiện trạng” của Trung Quốc. Mặt khác, Tokyo giải quyết bất đồng với Bắc Kinh qua đối thoại, trao đổi về an ninh, quan hệ kinh tế, giao lưu nhân dân và đối phó thách thức toàn cầu. Nhật Bản sẽ thúc đẩy giải quyết vấn đề Đài Loan một cách hòa bình.

Nhật Bản sẽ tăng cường quan hệ song phương với Hàn Quốc “trên cơ sở nền tảng hợp tác hữu nghị và hợp tác từ năm 1965”, song song với giải quyết bất đồng tồn tại. Về quan hệ với chính quyền Bình Nhưỡng, bên cạnh tuân thủ trừng phạt của Liên hợp quốc, Tokyo tiếp tục thúc đẩy phi hạt nhân hóa hoàn toàn và sẵn sàng tìm kiếm giải pháp toàn diện, với vấn đề công dân bị bắt cóc là ưu tiên cao nhất.

Với Moscow, Tokyo sẽ phản ứng phù hợp để “bảo vệ lợi ích quốc gia” trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Đồng thời, Nhật Bản sẽ ngăn chặn nếu Nga có hành vi “gây tổn hại hòa bình, ổn định, thịnh vượng của cộng đồng quốc tế”.

Cuối cùng, Chiến lược an ninh quốc gia cũng cho thấy nỗ lực của Nhật Bản nhằm nâng cao năng lực quốc phòng trước mối đe dọa từ bên ngoài.

Giới quan sát đặc biệt lưu tâm đến việc Tokyo khẳng định sẽ nỗ lực nâng cao “năng lực phản công”, cho phép nước này đáp trả các cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo với tầm bắn 1.000 km. Dự kiến, Nhật Bản sẽ chi 37 tỷ USD cho quá trình này, bao gồm mua tên lửa Tomahawk của Mỹ, nâng cấp tên lửa chống tàu Type-12 và nghiên cứu sản xuất vũ khí siêu thanh. Ngân sách quốc phòng của Nhật Bản năm năm tới sẽ tăng gấp đôi, đạt 315,75 tỷ USD, đạt 2% GDP.

Công tác phối hợp và hậu cần cũng được đề cập. Nhật Bản sẽ lần đầu tiên thiết lập một bộ chỉ huy trung tâm, với khả năng có sự tham gia phối hợp của Mỹ. Đồng thời, Tokyo sẽ tăng cường và phân tán các kho dự trữ nhiên liệu và đạn dược, với Yomiuri (Nhật Bản) ước tính có thể lên tới 135 cơ sở năm 2035. Đặc biệt, Chiến lược cũng nhấn mạnh Tokyo sẽ nỗ lực cải thiện môi trường, đa dạng hóa và nâng cao năng lực tác chiến của Lực lượng phòng vệ.

Như vậy, có thể thấy Chiến lược an ninh quốc gia Nhật Bản phản ánh quan điểm của Tokyo trước thay đổi của thời cuộc, từ đó điều chỉnh nhằm bảo đảm an ninh quốc gia, duy trì vai trò và vị thế tại khu vực và trên thế giới.

Hàn Quốc, Mỹ tăng cường hợp tác an ninh và chiến lược

Hàn Quốc, Mỹ tăng cường hợp tác an ninh và chiến lược

Mỹ và Hàn Quốc mới đây nhất trí tích cực hợp tác triển khai các khí tài chiến lược, diễn tập chung và mở rộng ...

Công bố chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đầu tiên: Hàn Quốc muốn gì?

Công bố chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đầu tiên: Hàn Quốc muốn gì?

Các chuyên gia nghiên cứu quốc tế cho rằng chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đầu tiên của Hàn Quốc cho thấy ý định ...

Có gì trong Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương mới của Canada?

Có gì trong Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương mới của Canada?

Ngày 27/11, Canada đã chính thức công bố Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của mình với một số nội dung đáng chú ý.

Quốc gia duy nhất hứng chịu thảm họa bom nguyên tử trong chiến tranh có kỳ vọng gì?

Quốc gia duy nhất hứng chịu thảm họa bom nguyên tử trong chiến tranh có kỳ vọng gì?

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bày tỏ mong muốn về một thế giới không có vũ khí hạt nhân với tư cách là quốc ...

Triều Tiên tuyên bố lệnh trừng phạt ‘không thể ngăn cản’ Bình Nhưỡng, cảnh báo sẽ đáp trả Chiến lược An ninh quốc gia sửa đổi của Nhật Bản

Triều Tiên tuyên bố lệnh trừng phạt ‘không thể ngăn cản’ Bình Nhưỡng, cảnh báo sẽ đáp trả Chiến lược An ninh quốc gia sửa đổi của Nhật Bản

Ngày 20/12, Triều Tiên phản đối mạnh mẽ trước những điều chỉnh trong chính sách quốc phòng của Nhật Bản cho phép thực hiện cuộc ...

Bài viết cùng chủ đề

Châu Á

Xem nhiều

Đọc thêm

Nhận định, soi kèo Everton vs Brentford, 23h30 ngày 27/4 - Vòng 35 Ngoại hạng Anh

Nhận định, soi kèo Everton vs Brentford, 23h30 ngày 27/4 - Vòng 35 Ngoại hạng Anh

Nhận định trận đấu, soi kèo Everton vs Brentford tại vòng 35 giải Ngoại hạng Anh được diễn ra vào lúc 23h30 ngày 27/4.
Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam - XSMN 26/4 - SXMN 26/4/2024 - kết quả xổ số hôm nay 26/4

Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam - XSMN 26/4 - SXMN 26/4/2024 - kết quả xổ số hôm nay 26/4

XSMN 26/4 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 26/4/2023. kết quả xổ số ngày 26 tháng 4. xổ số hôm nay 26/4. SXMN 26/4. XSMN ...
SUV thuần điện Range Rover Electric chính thức lộ diện

SUV thuần điện Range Rover Electric chính thức lộ diện

Range Rover Electric là mẫu SUV hạng sang thuần điện đang được hãng cho chạy thử trong điều kiện khắc nghiệt với nhiệt độ xuống - 40 độ C ở ...
Mách bạn cách khắc phục lỗi AirPods không kết nối được với iPhone

Mách bạn cách khắc phục lỗi AirPods không kết nối được với iPhone

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho AirPods không kết nối được với iPhone và cách khắc phục lỗi này cũng sẽ khác nhau. Bài viết hôm nay sẽ mách ...
Lan toả giá trị cà phê hữu cơ Việt Nam ra thế giới

Lan toả giá trị cà phê hữu cơ Việt Nam ra thế giới

Với hoài bão, khát vọng nâng tầm giá trị hạt cà phê Việt, cùng tinh thần, trách nhiệm với xã hội, Công ty TNHH SX&TM Vương Thành Công quyết tâm ...
Cách chặn cuộc gọi rác trên My MobiFone để tránh bị làm phiền

Cách chặn cuộc gọi rác trên My MobiFone để tránh bị làm phiền

Ứng dụng My MobiFone sẽ giúp bạn quản lí chi tiêu, tiền cước, dữ liệu data,.... một cách đơn giản và thuận tiện nhất ngay trên điện thoại. Ngoài ra, ...
Chủ tịch Triều Tiên thị sát buổi thử nghiệm vũ khí phóng loạt, nói về mục tiêu xây dựng 'quân đội giỏi nhất thế giới'

Chủ tịch Triều Tiên thị sát buổi thử nghiệm vũ khí phóng loạt, nói về mục tiêu xây dựng 'quân đội giỏi nhất thế giới'

Chủ tịch Triều Tiên đã thị sát buổi thử nghiệm bệ phóng tên lửa phóng loạt cỡ nòng 240 mm do Xí nghiệp công nghiệp quốc phòng sản xuất.
Bị Israel khăng khăng muốn xóa sổ, Hamas nói: Nếu không thể tiêu diệt, chỉ có cách đồng thuận

Bị Israel khăng khăng muốn xóa sổ, Hamas nói: Nếu không thể tiêu diệt, chỉ có cách đồng thuận

Hamas sẽ chấp nhận một nhà nước Palestine có chủ quyền hoàn toàn ở Bờ Tây và Dải Gaza dọc theo đường biên giới trước năm 1967.
Tổng thống Nga Putin chuẩn bị thăm Trung Quốc

Tổng thống Nga Putin chuẩn bị thăm Trung Quốc

Nga và Trung Quốc đang xích lại gần nhau hơn nữa kể từ khi Moscow tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine hồi tháng 2/2022.
Khủng hoảng Haiti: Thủ tướng Henry 'hạ cánh', Hội đồng chuyển tiếp tuyên thệ, kỷ nguyên chính trị mới có đưa quốc gia Caribbean 'đạp gió rẽ sóng'?

Khủng hoảng Haiti: Thủ tướng Henry 'hạ cánh', Hội đồng chuyển tiếp tuyên thệ, kỷ nguyên chính trị mới có đưa quốc gia Caribbean 'đạp gió rẽ sóng'?

Hội đồng chuyển tiếp Haiti tuyên thệ nhậm chức tại Cung điện quốc gia ở thủ đô Port-au-Prince, đánh dấu bước khởi đầu của quá trình chuyển đổi.
Tình hình Ukraine: Mỹ nói về việc cử 'cố vấn quân sự', một nước NATO khẳng định liên minh sắp thành 'bên tham gia tích cực trong xung đột'

Tình hình Ukraine: Mỹ nói về việc cử 'cố vấn quân sự', một nước NATO khẳng định liên minh sắp thành 'bên tham gia tích cực trong xung đột'

Mỹ không có ý định tiến hành các hoạt động chiến đấu bên trong Ukraine và các lực lượng này sẽ không có mặt ở bất kỳ đâu gần tiền tuyến.
Tin thế giới 25/4: Chủ tịch Quốc hội Bulgaria bị bãi nhiệm, Đức quyết không gửi tên lửa Taurus cho Ukraine, hơn 100 tù nhân Nigeria bỏ trốn

Tin thế giới 25/4: Chủ tịch Quốc hội Bulgaria bị bãi nhiệm, Đức quyết không gửi tên lửa Taurus cho Ukraine, hơn 100 tù nhân Nigeria bỏ trốn

Houthi lại tấn công tàu Mỹ và Israel, Meta bị kiện tại Nhật Bản, cháy khách sạn ở Ấn Độ, Mỹ cam kết hạt nhân với Nhật Bản và Hàn Quốc…
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động