Cơ hội cho Thổ Nhĩ Kỳ “xoay trục”?

Bên cạnh thiện chí hàn gắn quan hệ với Nga, Thổ Nhĩ Kỳ cũng muốn gửi một thông điệp đến phương Tây rằng, quốc gia Trung Đông này có trong tay nhiều sự lựa chọn chiến lược.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
co hoi cho tho nhi ky xoay truc Thổ Nhĩ Kỳ: Đánh bom xe kép, hàng chục người thương vong
co hoi cho tho nhi ky xoay truc Thổ Nhĩ Kỳ hy vọng “mở trang mới” quan hệ với Nga

Ngày 9/8, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan có chuyến công du Nga và hội kiến với người đồng cấp chủ nhà Vladimir Putin. Cuộc gặp này được nhận định sẽ có tác động mạnh mẽ tình hình khu vực cũng như quan hệ ba bên Nga - Thổ Nhĩ Kỳ và phương Tây.

Trang mới trong quan hệ

Trả lời hãng thông tấn Nga TASS, Tổng thống Erdogan khẳng định chuyến thăm Nga của ông là cột mốc mở ra “một trang mới” trong quan hệ giữa hai nước, tạo cơ sở cho việc chính thức nối lại các hoạt động hợp tác chính trị, kinh tế, quân sự và văn hóa. Tổng thống Putin cũng bày tỏ mong muốn khôi phục quan hệ hợp tác với Ankara và nhấn mạnh đây sẽ là ưu tiên của hai nước trong thời gian tới. Sau cuộc gặp, lãnh đạo hai nước đã nhất trí về việc bồi thường vụ máy bay Su-24 bị bắn rơi, nối lại dự án đường ống "Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ" và dịch vụ hàng không,  đồng thời cam kết hợp tác trong vấn đề Syria và chống khủng bố.

Với những lời “có cánh” này, có thể thấy quan hệ Moscow - Ankara đã đạt được bước tiến triển lớn kể từ khi Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ máy bay Su-24 của Nga tại khu vực biên giới Syria hồi tháng 11/2015. Vụ việc được ví như “giọt nước tràn ly”, đe dọa xóa sạch những thành quả hợp tác nổi bật trong hơn một thập niên gần đây giữa hai nước.

co hoi cho tho nhi ky xoay truc
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và người đồng cấp Nga Vladimir Putin tại Moscow ngày 9/8. (Nguồn: Reuters).

Quan điểm cứng rắn cùng những động thái trả đũa lẫn nhau sau vụ máy bay Nga bị bắn hạ càng đẩy căng thẳng giữa hai nước lên cao chưa từng có, kéo theo những hậu quả kinh tế cho cả hai bên, trong đó Thổ Nhĩ Kỳ là nước chịu thiệt hại nặng hơn. Những lợi ích kinh tế quan trọng đã buộc Ankara phải gác lại những bất đồng với Nga.

Ngoài lý do kinh tế, tình trạng bất ổn chính trị - an ninh trong nước cũng là yếu tố thúc đẩy Chính quyền Ankara giảm nhẹ những căng thẳng ngoại giao. Đặc biệt, cuộc đảo chính bất thành đêm 15/7 đã mang lại cho Thổ Nhĩ Kỳ cơ hội nhìn lại các mối quan hệ đồng minh và kẻ thù ở bên trong lẫn bên ngoài.

Khác với lập trường gay gắt của các nước phương Tây, Nga là nước đầu tiên ủng hộ mạnh mẽ Tổng thống Erdogan và lên án các hình thức can thiệp quân sự ngay trong những giờ đầu tiên diễn ra binh biến. Một ngày sau cuộc đảo chính, ông Putin đã đích thân gọi điện chia buồn trước những mất mát về người và Điện Kremlin không hề có bất kỳ chỉ trích nào đối với chiến dịch đàn áp và thanh trừng mà Ankara tiến hành sau đó.

Cảm giác bị phản bội cùng sự mất niềm tin vào Mỹ và Liên minh châu Âu đã khiến Thổ Nhĩ Kỳ nghi ngờ về tầm quan trọng của phương Tây, đặc biệt là Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) - liên minh quân sự mà Thổ Nhĩ Kỳ tham gia từ năm 1952. Chính tâm lý này đã đốt nóng những chỉ trích gay gắt nhất từ trước đến nay của Ankara đối với phương Tây.

Hướng Đông, kích Tây

Trong bối cảnh nói trên, nhiều ý kiến cho rằng việc Thổ Nhĩ Kỳ tìm cách hàn gắn quan hệ rạn vỡ với Nga là nhằm chuyển hướng chính sách đối ngoại về phía Moscow, để đối phó những rắc rối mà Ankara đang gặp phải với phương Tây.

Về phần mình, Nga đã nhiều lần chỉ trích bước đi của NATO nhằm lôi kéo các nước Đông Âu sát biên giới với Nga. Vì vậy, việc hướng sự chú ý của Thổ Nhĩ Kỳ - thành viên quan trọng của NATO ở Trung Đông - quay sang hợp tác với Nga, được cho là bước đi chiến lược của Điện Kremlin.

Tuy nhiên, chỉ với chuyến thăm Nga lần này của Tổng thống Erdogan, chưa thể chắc chắn rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ quay lưng lại với phương Tây và “xoay trục” sang Nga. Có thể nói, dường như ông Erdogan đang muốn “làm mình làm mẩy” để phương Tây có cái nhìn khác hơn và biết trân trọng hơn mối quan hệ với Ankara.

co hoi cho tho nhi ky xoay truc

Quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ với Mỹ nói riêng và các nước phương Tây khác nói chung giống như một cuộc hôn nhân không hồi kết, bởi cả hai bên đều cần nhau. Trong quá khứ, mối quan hệ đồng minh này cũng đã trải qua nhiều sóng gió, tình hình căng thẳng hiện nay tuy khá nghiêm trọng song “sẽ không phá vỡ liên minh và cân bằng chiến lược” - theo ông Jean Marcou (Viện Sciences Po- Pháp). Những ngày qua, để bảo vệ những lợi ích và thành quả ở Trung Đông, nhiều quan chức cấp cao của Mỹ đã tới Thổ Nhĩ Kỳ để thảo luận biện pháp tháo gỡ bế tắc.

Bản thân Thổ Nhĩ Kỳ cũng hiểu rõ những tổn thất về an ninh - chính trị khi phá vỡ quan hệ với NATO. Sau nỗ lực đàn áp những kẻ chủ mưu của cuộc đảo chính, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã suy yếu đáng kể về mặt nhân lực, trong đó có những người đang thực hiện các chiến dịch chống lại đảng Công nhân Người Kurd (PKK) và tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Trước nguy cơ bất ổn an ninh ở biên giới Đông Nam, Thổ Nhĩ Kỳ cần sự hỗ trợ của NATO hơn bao giờ hết.

Trong khi đó, cho dù Thổ Nhĩ Kỳ trước đây từng chia sẻ với Nga nhiều lợi ích kinh tế, song Moscow và Ankara vẫn khó lòng tìm được tiếng nói chung trong các vấn đề an ninh như xung đột ở Syria, Ukraine hay thoát hẳn khỏi tâm lý cạnh tranh ảnh hưởng vốn có từ thời Đế chế Ottoman và Sa hoàng. Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier cũng loại trừ khả năng thiết lập liên minh quân sự mới giữa Moscow và Ankara.

Ông Alexander Baunov thuộc Viện Carnegie ở Moscow nhận định rằng: “Quan hệ Nga - Thổ Nhĩ Kỳ mang tính thực dụng, không dựa trên tình bằng hữu hay hệ tư tưởng mà dựa trên lợi ích chung”. Vì vậy, giới phân tích cho rằng, trong tương lai, quan hệ với phương Tây vẫn tiếp tục là trục chính trong chính sách đối ngoại của Ankara.

co hoi cho tho nhi ky xoay truc Thổ Nhĩ Kỳ: EU "đánh lừa" Ankara suốt 53 năm qua

Ngày 8/8, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayip Erdogan chỉ trích Liên minh châu Âu (EU) đã không thực hiện những lời hứa về ...

co hoi cho tho nhi ky xoay truc Italy tiếp tục điều tra con trai của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ

Ngày 2/8, Thủ tướng Italy Matteo Renzi khẳng định, việc điều tra con trai của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan là đúng theo ...

co hoi cho tho nhi ky xoay truc Thổ Nhĩ Kỳ đóng cửa căn cứ không quân Incirlik

Ngày 31/7, Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa ra quyết định trên do lo ngại xảy ra một cuộc đảo chính mới.

Hàn Giang

Đọc thêm

XSMB 21/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay Chủ Nhật 21/4/2024. dự đoán XSMB 21/4/2024

XSMB 21/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay Chủ Nhật 21/4/2024. dự đoán XSMB 21/4/2024

XSMB 21/4 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay, Chủ Nhật 21/4/2024. kết quả xổ số hôm nay 21/4. dự đoán xổ số miền Bắc Chủ ...
XSMT 21/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay Chủ Nhật ngày 21/4/2024. SXMT 21/4/2024

XSMT 21/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay Chủ Nhật ngày 21/4/2024. SXMT 21/4/2024

XSMT 21/4 - Trực tiếp xổ số miền Trung 21/4/2024. xổ số hôm nay 21/4/2024. kết quả xổ số miền Trung hôm nay. xổ số miền Trung Chủ nhật. SXMT ...
XSMN 21/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay Chủ nhật 21/4/2024. xổ số hôm nay 21/4

XSMN 21/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay Chủ nhật 21/4/2024. xổ số hôm nay 21/4

XSMN 21/4 - xổ số hôm nay 21/4. trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 21/4/2024. xổ số ngày 21 tháng 4. XSMN chủ nhật. SXMN 21/4
Tuyển sinh lớp 10 công lập không chuyên ở Hà Nội: 4 trường hợp được tuyển thẳng

Tuyển sinh lớp 10 công lập không chuyên ở Hà Nội: 4 trường hợp được tuyển thẳng

Bốn trường hợp học sinh dưới đây được tuyển thẳng vào lớp 10 Trung học Phổ thông công lập không chuyên năm học 2024-2025 tại Hà Nội.
Ukraine: Hàn Quốc cung cấp khoản viện trợ 200 triệu USD, Thụy Sỹ công bố kế hoạch dài hạn

Ukraine: Hàn Quốc cung cấp khoản viện trợ 200 triệu USD, Thụy Sỹ công bố kế hoạch dài hạn

Hàn Quốc sẽ phân bổ 200 triệu USD để hỗ trợ nhân đạo cho Ukraine trong năm nay trong khi Thụy Sỹ có kế hoạch cung cấp 5 tỷ Franc ...
Bất chấp 20.000 lệnh trừng phạt, IMF dự báo tăng trưởng kinh tế Nga sẽ vượt G7 trong năm nay

Bất chấp 20.000 lệnh trừng phạt, IMF dự báo tăng trưởng kinh tế Nga sẽ vượt G7 trong năm nay

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự đoán rằng tăng trưởng kinh tế của Nga sẽ đạt 3,2% vào năm 2024, nhanh hơn các nước G7.
Ukraine: Hàn Quốc cung cấp khoản viện trợ 200 triệu USD, Thụy Sỹ công bố kế hoạch dài hạn

Ukraine: Hàn Quốc cung cấp khoản viện trợ 200 triệu USD, Thụy Sỹ công bố kế hoạch dài hạn

Hàn Quốc sẽ phân bổ 200 triệu USD để hỗ trợ nhân đạo cho Ukraine trong năm nay trong khi Thụy Sỹ có kế hoạch cung cấp 5 tỷ Franc trong 12 năm tới.
Hamas lên án mạnh mẽ việc Mỹ phủ quyết Palestine gia nhập Liên hợp quốc

Hamas lên án mạnh mẽ việc Mỹ phủ quyết Palestine gia nhập Liên hợp quốc

Hamas lên án mạnh mẽ việc Mỹ thực thi quyền phủ quyết trong cuộc bỏ phiếu của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhằm ngăn cản Palestine trở thành thành viên chính thức của ...
Thủ tướng Australia thăm Papua New Guinea, khẳng định mối thân tình

Thủ tướng Australia thăm Papua New Guinea, khẳng định mối thân tình

Thủ tướng Anthony Albanese sẽ tới thăm Papua New Guinea từ ngày 22/4 để tham dự lễ tưởng niệm “Ngày ANZAC” (25/4 hàng năm).
Mỹ đồng ý rút quân khỏi Niger

Mỹ đồng ý rút quân khỏi Niger

Mỹ đồng ý rút quân khỏi Niger. Mỹ trên đà suy yếu vị thế quân sự?
Khủng hoảng y tế Hàn Quốc: Chính phủ đã nhượng bộ, vẫn không có đột phá trong bế tắc

Khủng hoảng y tế Hàn Quốc: Chính phủ đã nhượng bộ, vẫn không có đột phá trong bế tắc

Cuộc khủng hoảng ngành y tế Hàn Quốc vẫn chưa thể được giải quyết, dù chính phủ Hàn Quốc đã có nhượng bộ, vì lý do gì?
Bầu cử Mỹ 2024: Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu

Bầu cử Mỹ 2024: Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu

Bầu cử Mỹ 2024: Nỗ lực bảo vệ lá phiếu, Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động